Không quân Mỹ nhận được bom "khủng".
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc là trung tá Jack Miller vừa chính thức xác nhận với các phóng viên đến từ các từ báo uy tín rằng, không quân nước này đã nhận được loạt bom bunker buster siêu trọng mới.
Theo đó, hãng Boeing đã bắt đầu cung cấp "hàng" cho Bộ tư lệnh không quân tấn công toàn cầu (Air Force Global Strike Command) từ hồi tháng 9 dựa trên một hợp đồng trị giá 32 triệu USD. Các quả bom sẽ thực hiện nhiệm vụ thông qua máy bay ném bom B-2A, mỗi quả có trọng lượng 13,6 tấn và được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh.
Một số chuyên gia phát biểu rằng, loại bom mới sẽ có khả năng đâm xuyên một bức tường làm bằng bê tông cốt thép dày 60 mét và là vũ khí hoàn hảo để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.
Loại bom siêu trọng này có tên là Massive Ordnance Penetrator GBU-57A/B, bắt đầu phát triển từ năm 2002 bởi dự án "Big BLU" (chữ BLU này lấy từ bom BLU-82 đã từng sử dụng tại Việt Nam) của Northrop Grumman và Lockheed Martin. Tuy nhiên sau đó do gặp khó khăn về kinh phí lẫn kỹ thuật nên việc phát triển thứ vũ khí hủy diệt này bị bỏ rơi.
Công việc thử nghiệm và phát triển sau này còn có sự tham gia của Boeing nhằm tạo ra một loại bom hạng nặng mới có thể triển khai trên máy bay B-2A và kết quả là đây:
Massive Ordnance Penetrator GBU-57A/B:
Dài 6,2 mét.
Đường kính 0,8 mét.
Trọng lượng 13,6 tấn (nặng hơn 11 tấn so với bunker-buster lớn nhất hiện tại là GBU-28).
Đầu đạn chứa 2,4 tấn chất nổ nhạy.
Khả năng thâm nhập:
Đường kính 0,8 mét.
Trọng lượng 13,6 tấn (nặng hơn 11 tấn so với bunker-buster lớn nhất hiện tại là GBU-28).
Đầu đạn chứa 2,4 tấn chất nổ nhạy.
Khả năng thâm nhập:
Bê tông cốt thép 34 MPa dày 61 mét.
Bê tông cốt thép 69 MPa dày 7,9 mét.
Đá với độ cứng vừa phải dày 40 mét.
Bê tông cốt thép 69 MPa dày 7,9 mét.
Đá với độ cứng vừa phải dày 40 mét.
Một số hình ảnh về quá trình thử nghiệm trong giai đoạn từ 2007 - 2009:
Tổng hợp
Chỉnh sửa lần cuối: