pegasus3390
Well-Known Member
Trước đây Intel đã từng có một quyết định sai lầm khi không sản xuất chip cho những chiếc iPhone của Apple hồi năm 2007 và đó thực sự là một sai lầm lớn.
Cựu CEO Paul Otellini của hãng cũng đã thừa nhận điều này vào năm 2013 với tờ Atlantic. Cho đến lúc này thì Intel đã rút khỏi thị trưởng sản xuất chip cho điện thoại trong khi Apple vẫn đang làm mưa làm gió với những chiếc iPhone và chạy trên con chip dòng A của chính hãng.
Hãng đã từ bỏ dòng chip Atom cho điện thoại, bao gồm cả các nền tảng như Broxton và Sofia 3GX, Sofia LTE và Sofia LTE2. Quyết định này đến sau gần 1 thập kỷ cố gắng vãn hồi sai lầm trước đây và cạnh tranh Qualcomm, Apple, và Samsung, những hãng sản xuất chip dựa trên bản quyền thiết kế từ ARM.
Intel đã từng có chiến lược phát triến sản phẩm cho các thiết bị di động, nhưng họ đã thay đổi định hướng của mình. Nhà sản xuất chip này đã chuyển hướng sang những con chip 5G với khả năng mở rộng kết nối cho các thiết bị di động. Công nghệ này sẽ sử dụng trên các thiết bị cảm biến, thiết bị công nghiệp, xe hơi, drone và cả robot...
Tầm nhìn xa về các thiết bị 5G trong tương lai sẽ giúp Intel có một vai trò quan trọng trong xu hướng Internet of Things đang phát triển rất mạnh mẽ những năm gần đây và được dự kiến sẽ có đến 20.8 tỷ thiết bị sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2020. Intel sẽ tạo ra các con chip băng tần, thiết bị kết nối, ứng dụng đầu cuối … cho các thiết bị 5G trong tương lai.
Các kiến trúc tồn tại trên nền tảng Sofia và Atom dành cho máy tính bảng, với mã là Cherry Trial, sẽ được tích hợp lên những con chip Pentium và Celeron trong tương lai với tên mã Apollo Lake, chúng sẽ hướng đến những chiếc máy dạng lai và laptop.
Kẻ lỡ chuyến tàu
Những con chip Atom cho điện thoại bị ngừng sản xuất bắt nguồn từ một trong những sai lầm không thể sửa chữa của hãng. Vào đầu và giữa những năm 2000, dưới thời CEO Craig Baret, Intel từng có chiến lược đối với cả mảng điện thoại và hệ thống mạng, trong đó có cả việc sản xuất các thiết bị mạng lẫn chip cho điện thoại di động.
Vào năm 2005, trong cuộc phỏng vấn với IDG thì Barret nhấn mạnh rằng những con chip di động của Intel rất được lòng các nhà sản xuất điện thoại lúc bấy giờ. Những con chip dựa trên nền tảng ARM của hãng chính là một phần quan trọng trong chiếc lược và nó cũng là đối thủ lớn nhất đối với con chip OMAP từ Texas Instrument.
Nhưng khi Otellini lên nắm quyền thì vị CEO mới lại xem nhẹ chiến lược về di động cũng như hệ thống mạng của người tiền nhiệm và tập trung nhiều hơn vào mảng kinh doanh cốt lõi của hãng trên thị trường PC. Sau đó hãng cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ lâu đời của mình là AMD. Cũng trong thời gian tại vị của mình thì vị CEO này trong năm 2006 đã thành công khi đạt được thỏa thuận với Apple trong việc chuyển đổi từ việc sử dụng những con chip của IBM sang nền tảng x86 của Intel. Sau đó thì hãng cũng bán luôn mảng sản xuất chip di động với những con chip Strong ARM cho Marvell với giá 600 triệu USD.
Hai sự kiện sau đó khiến cho Intel bắt đầu thay đổi cách nhìn về những chiếc điện thoại thông minh. Đầu tiên là sự thành công của iPhone và quan trọng hơn nữa là những thiết bị mới này bắt đầu “ăn” dần vào thị phần của những chiếc PC.
Vào thời điểm đó, mọi người vẫn nghĩ: “đó là thị trường điện thoại, không phải là PC”, sau đó thì mọi người đều nhận ra… hình như có gì đó sai sai.
Mọi người còn nhớ đến MID?
Intel đã bắt đầu thiết kế lại những con chip Atom của mình, trước đây được thiết kế cho những chiếc netbook, để có thể hoạt động được trên các thiết bị di động kết nối internet (MID), đây là những chiếc máy tính màn hình nhỏ với khả năng lướt web. Intel đã thiết kế ra những thiết bị mẫu tương tự những chiếc phablet ngày nay với con chip tên mã Menlow, được tung ra vào năm 2008, nhưng những thiết bị này chưa bao giờ có được tính hấp dẫn.
Vào thời điểm đó, Intel xem các thiết bị MID như một phiên bản nhỏ hơn của chiếc máy tính với khả năng kết nối Internet. Nhưng nói không thể chặn lại được bước tiến của những chiếc smartphone và lý do là các thiết bị MID gặp vấn đề về kết nối mạng cũng như giới hạn về dung lượng vào thời điểm đó.
Con chip dành cho các thiết bị di động tiếp theo của hãng có tên gọi là Moorestown được tung ra vào năm 2010, nhưng nó đã phạm một sai lầm rất lớn đó chính là tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Cho đến tận 2012 thì chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được trang bị chip di động từ Intel chính là Xolo X900 tại Ấn Độ, sau đó là các điện thoại khác của Orange và Lenovo. Những chiếc điện thoại này được trang bị con chip Atom với tên mã là Medfield.
Trong khi Intel phải cố gắng để tạo ra một bộ vi xử lý đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì chính sự yếu kém về phần mềm đã hủy hoại những cố gắng đó. Intel vào năm 2007 đã bắt đầu làm việc với hệ điều hành Moblin dựa trên Linux, sau đó kết hợp với hệ điều hành Maemo để trở thành Meego vào năm 2010. Tiếp sau đó nó lại gộp chung với LiMo để trở thành Tizen ngày nay. Cuối cùng thì Intel cũng về với đội Android vào năm 2011. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng.
Quá trễ đối với Android
Sai lầm của Intel cố gắng “áp đặt” hệ điều hành của mình cho người dùng thì Apple và Google đã từng bước chiếm lấy toàn bộ thị trường. Thậm chí hãng đã chi ra hàng tỷ USD để cải thiện quy trình sản xuất của mình, tập trung vào những con chip tiết kiệm năng lượng thay vì hiệu năng. Mục tiêu là để có thể bắt kịp với ARM về hiệu năng sử dụng năng lượng bằng cách tối ưu quy trình sản xuất. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này chẳng mang lại lợi thế cho Intel trong mảng di động mặc dù cũng mang lại thời lượng pin dài hơn cho Laptop và Tablet.
Một sai lầm khác là việc đặt cược quá nhiều vào thị trường máy tính bảng trong khi giờ đây chúng ta đều biết là thị trường này giờ đây đang sụt giảm. CEO mới của Intel, Brian Krzanich, đã đặt mục tiêu sẽ giao 40 triệu con chip dành cho tablet vào năm 2014 và sử dụng những con chip Atom. Thực tế thì hãng đã giao được đến 46 triệu con chip vào năm đó, nhưng nỗ lực này của Intel mang lại các khoản lỗ nhiều hơn lợi nhuận.
Việc rời khỏi thị trường chip dành cho điện thoại giúp cho Intel có thể tập trung hơn vào các sản phẩm khác, và quan trọng hơn là mang lại nhiều lợi nhuận trong mảng di động trong tương lai. Những con chip cho điện thoại chỉ mang lại khoản lợi nhuận nhỏ và giờ đây thì hãng sẽ tập trung vào những con chip cho server đắt tiền hơn, nhưng lại cung cấp dịch vụ web cho chính những thiết bị di động. Và cả việc tiếp tục phát triển các moderm 5G sẽ là lựa chọn chính xác trong tương lai.
Việc dừng lại ở mảng di động có lẽ là hối tiếc nhiều nhất của hãng trong suốt 1 thập niên vừa qua, nhưng thời điểm này công ty có vẻ đã lựa chọn đúng và những chiếc điện thoại mới đang rất khao khát kết nối 5G.