Trong lĩnh vực xây dựng thì động thổ hết sức quan trọng. Nghi lễ cúng động thổ sẽ giúp cho căn nhà khi xây lên sẽ khang trang và chứa nhiều những điều tốt đẹp hơn. Để động thổ suôn sẻ, thuận lợi cho an cư lạc nghiệp về sau, trước khi động thổ cần tiến hành đầy đủ nghi lễ cúng độ thổ.
Thế nào là cúng động thổ?
Nếu như trước kia lễ động thổ được diễn ra vào mùng 3 Tết Âm lịch thì hiện nay, bất kỳ việc xây dựng côn trình nào liên quan đến đất đai đều cần phải làm lễ cúng động thổ để xin phép Thổ Công Thổ Địa được làm nhà, làm xưởng, làm nơi kinh doanh,...
Lễ động thổ về bản chất trình là việc trình báo về việc xây cất những công trình trên khu đất đó và muốn những vong linh nào đang trú ngụ ở vùng đất vui vẻ chuyển đến ở một nơi đất khác để việc thi công xây cất diễn ra dễ dàng và tiện lợi.
Nghi thức cúng động thổ như thế nào?
Việc đầu tiên cần chuẩn bị trước khi tiến hành động thổ là xem xét ngày giờ nào tốt, hợp với tuổi của gia chủ. Khi đã chọn được ngày giờ tốt lành thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho buổi lễ cúng động thổ.
Mâm lễ cúng động thổ bao gồm: 1 con gà trống luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm luộc, 1 miếng thịt lợn luộc, 1 chén gạo, 1 chén muối, 3 ly trà, 1 hũ rượu trắng, 2 cây nên, 1 đĩa hoa quả tươi (5 loại quả), 1 bình hoa tốt nhất chọn hoa cúc, 1 đĩa bánh kẹo, 1 bó nhang và giấy vàng mã. Sau khi chuẩn bị mâm cúng động thổ xong xuôi, gia chủ chuẩn bị một cái bàn để đặt giữa vùng đất sắp xây dựng, đốt nến và thắp nhang. Đối với nam giới thắp 7 cây nhang, đối với nữ giới thắp 9 cây nhang. Rồi đọc văn khấn động thổ.
Nội dung văn khấn động thổ cơ bản nêu ra được ngày tháng năm (Âm lịch) tiến hành động thổ, tên gia chủ, xin khấn Thần Hoàng, Thổ địa và những vong linh trú ngụ nơi đất này, nêu tên công trình và mong các linh ứng giúp đỡ. Khi thủ tục khấn hoàn tất, gia chủ tiến hành thắp 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây nhang thắp ở dưới đây và 1 cây nhang nếu gia chủ là nam còn 3 cây nhang nếu gia chủ là nữ đến căm ở bất kỳ miếu nào gần nhất so với vùng đất của gia chủ. Gia chủ cúng động thổ xong thì nhà thi công cũng tiến vào thắp nhang cúng và khấn để cầu mong việc xây dựng được thuận lợi, suôn sẻ.
Tất cả mọi việc hoàn tất, gia chủ đổ chén rượu và nước xuống vùng đất chuẩn bị thi công, đốt toàn bộ giấy tiền vàng mã và rải kẹo, gạo và muối khắp khu vực công trình diễn ra. Tiếp đó cắm hoa cúng xuống vùng đất xây dựng.
Bên cạnh việc cúng động thổ và khấn cầu đầu tiên, gia chủ cũng chính là người đặt viên gạch đầu tiên bắt đầu khởi công xây dựng. Lưu ý, viên gạch gia chủ đặt cần xác định vị trí từ trước, tuyệt đối không được dịch chuyển hay thay đổi viên gạch trong toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Khi thực hiện đầy đủ các nghi lễ cúng động thổ, gia chủ sẽ sớm xây dựng được một công trình khang trang ưng ý.
Một trong những điều quan trọng khi động thổ cần lưu ý việc chọn ngày giờ tốt vô cùng quan trọng. Đó có thể là ngày sinh khí, sinh lộc và giải thần. Tránh ngày xấu Hắc Đạo như Trùng Tang, Sát chủ,... khiến cho việc xây dựng gặp nhiều trắc trở không mong muốn.
Nội dung được tham khảo từ Tử Vi Khoa Học
Thế nào là cúng động thổ?
Nếu như trước kia lễ động thổ được diễn ra vào mùng 3 Tết Âm lịch thì hiện nay, bất kỳ việc xây dựng côn trình nào liên quan đến đất đai đều cần phải làm lễ cúng động thổ để xin phép Thổ Công Thổ Địa được làm nhà, làm xưởng, làm nơi kinh doanh,...
Lễ động thổ về bản chất trình là việc trình báo về việc xây cất những công trình trên khu đất đó và muốn những vong linh nào đang trú ngụ ở vùng đất vui vẻ chuyển đến ở một nơi đất khác để việc thi công xây cất diễn ra dễ dàng và tiện lợi.
Nghi thức cúng động thổ như thế nào?
Việc đầu tiên cần chuẩn bị trước khi tiến hành động thổ là xem xét ngày giờ nào tốt, hợp với tuổi của gia chủ. Khi đã chọn được ngày giờ tốt lành thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho buổi lễ cúng động thổ.
Mâm lễ cúng động thổ bao gồm: 1 con gà trống luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm luộc, 1 miếng thịt lợn luộc, 1 chén gạo, 1 chén muối, 3 ly trà, 1 hũ rượu trắng, 2 cây nên, 1 đĩa hoa quả tươi (5 loại quả), 1 bình hoa tốt nhất chọn hoa cúc, 1 đĩa bánh kẹo, 1 bó nhang và giấy vàng mã. Sau khi chuẩn bị mâm cúng động thổ xong xuôi, gia chủ chuẩn bị một cái bàn để đặt giữa vùng đất sắp xây dựng, đốt nến và thắp nhang. Đối với nam giới thắp 7 cây nhang, đối với nữ giới thắp 9 cây nhang. Rồi đọc văn khấn động thổ.
Nội dung văn khấn động thổ cơ bản nêu ra được ngày tháng năm (Âm lịch) tiến hành động thổ, tên gia chủ, xin khấn Thần Hoàng, Thổ địa và những vong linh trú ngụ nơi đất này, nêu tên công trình và mong các linh ứng giúp đỡ. Khi thủ tục khấn hoàn tất, gia chủ tiến hành thắp 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây nhang thắp ở dưới đây và 1 cây nhang nếu gia chủ là nam còn 3 cây nhang nếu gia chủ là nữ đến căm ở bất kỳ miếu nào gần nhất so với vùng đất của gia chủ. Gia chủ cúng động thổ xong thì nhà thi công cũng tiến vào thắp nhang cúng và khấn để cầu mong việc xây dựng được thuận lợi, suôn sẻ.
Tất cả mọi việc hoàn tất, gia chủ đổ chén rượu và nước xuống vùng đất chuẩn bị thi công, đốt toàn bộ giấy tiền vàng mã và rải kẹo, gạo và muối khắp khu vực công trình diễn ra. Tiếp đó cắm hoa cúng xuống vùng đất xây dựng.
Bên cạnh việc cúng động thổ và khấn cầu đầu tiên, gia chủ cũng chính là người đặt viên gạch đầu tiên bắt đầu khởi công xây dựng. Lưu ý, viên gạch gia chủ đặt cần xác định vị trí từ trước, tuyệt đối không được dịch chuyển hay thay đổi viên gạch trong toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Khi thực hiện đầy đủ các nghi lễ cúng động thổ, gia chủ sẽ sớm xây dựng được một công trình khang trang ưng ý.
Một trong những điều quan trọng khi động thổ cần lưu ý việc chọn ngày giờ tốt vô cùng quan trọng. Đó có thể là ngày sinh khí, sinh lộc và giải thần. Tránh ngày xấu Hắc Đạo như Trùng Tang, Sát chủ,... khiến cho việc xây dựng gặp nhiều trắc trở không mong muốn.
Nội dung được tham khảo từ Tử Vi Khoa Học