lengockhanhi
Film critic
Tất cả chúng ta đều thích xem phim vào thời niên thiếu, nhưng không phải bất cứ ai lớn lên cũng trở thành cinephile, đối với đa số mọi người, phim ảnh chỉ là 1 phần nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, nó không hơn gì các loại hình giải trí khác như sách báo hay âm nhạc. Với những người này công việc làm ăn, học hành, gái gú mới là chuyện quan trọng hơn cả.
Với cinephile thì phim ảnh chính là cuộc sống của họ, những người này dành phần lớn thời gian trong đời cho việc xem phim, đi tìm phim để xem, và chia sẻ niềm đam mê đó đến nhiều người xung quanh.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho 1 khán giả bình thường rẽ bước trở thành cinephile, Nhi có thể nhận diện ra những điều đó khi nhìn lại cuộc đời mình :
Dĩ nhiên,điều kiện trước hết, là phải tiếp cận được nhiều phim, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần, nhưng không đủ.
Không phải bất cứ người nào tiếp xúc thật nhiều dĩa phim, có nhiều dĩa phim, máy móc trong tay cũng đều là cinephile. Nhi từng thấy cả đống chủ tiệm bán băng dĩa thậm chí không biết nội dung cái dĩa mình đang bán là gì, và tương tự có người làm home cinema chỉ để xem bóng đá hay ca nhạc…
Hồi còn lang thang mua dĩa ngoài quận 1, Nhi có nghe 1 cô chủ kiosque DVD nhắc khéo đứa làm thuê : Cưng đừng tưởng theo chị buôn bán 1 vài tháng là có thể học lóm được nghề của chị rồi nhảy ra làm ăn riêng. Chị làm được như bây giờ không phải chỉ có tiền, biết nguồn hàng là ngon ăn, muốn làm nghề này, còn phải hiểu khách, chiều khách nữa.
Hiểu khách thế nào được khi chính mình không thử sống như họ…
Nhi tin rằng 1 người chỉ có cơ hội trở thành cinephile ở độ tuổi thanh thiếu niên, 15-16 tuổi : đó là thời điểm sẽ quyết định số phận, niềm đam mê của họ về mọi thứ : nghề nghiệp tương lai, hoạt động nghệ thuật, thú vui giải trí… Sau độ tuổi này, họ sẽ không bao giờ có cơ hội đam mê một cái gì nữa, vì công việc, cuộc sống ở năm 18 tuổi trở đi sẽ đầy thử thách. Ngay cả khi về già có 1 chút an nhàn, nếu họ đam mê chơi 1 cái gì, cũng đã là quá muộn, không còn đủ thời gian để chơi cho thỏa thích và nghiện ngập nó.
1 học sinh lớp 9 hay lớp 10 sẽ có nhiều khả năng nghiện phim, nếu bị rơi vào 2 hoàn cảnh :
1) Khi họ gặp những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống ngoài đời thật. Nhi từng kể với các bạn câu chuyện về thời học sinh đen tối và bi kịch của mình, không có gì lạ khi Nhi tìm đến phim ảnh như một lối thoát để không phải đối mặt với sự thực. Nếu Nhi chăm chăm vào chuyện học hành, sinh hoạt đoàn thể, thi cử đỗ đạt, chắc hẳn Nhi không còn thời gian xem phim để có thể mê phim ảnh như vậy.
Thời đi học cấp 3, Nhi có 1 vài người bạn không hề xem phim, hoặc nếu có thì chỉ xem phim bộ, những người đó không bao giờ trở thành cinephile cả.
2) Khi niềm đam mê của họ bị ngăn cấm và cản trở : Một đứa bé trải qua tuổi thơ thiếu thốn sẽ có niềm đam mê với những thú vui giải trí mãnh liệt hơn nhiều so với những đứa trẻ sống trong nhung lụa và được nuông chiều về mọi mặt. Nhi có những người bạn cùng tuổi, con nhà giàu, muốn gì được đó, sắm không thiếu một thứ máy móc giải trí nào, từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Kết quả cuối cùng là vào năm 25tuổi, những người đó có một dàn máy xem phim rất đắt tiền, đầy đủ công dụng, nhưng tủ dĩa DVD của họ mua suốt năm không bằng số dĩa Nhi xem trong 1 tuần. Nhi có thằng bạn thân, năm 2005 trong phòng ngủ nó có hẳn 1 cái TV plasma khổng lồ và dàn âm thanh 7.1, nhưng suốt ngày nó chỉ ham chơi game trên mạng, đi vũ trường và lái máy bay vô tuyến.
Cuộc đời Nhi trải qua cả 2, từ khi sinh ra cho đến năm 12 tuổi Nhi không biết truyền hình là gì, mỗi tuần xem được 1 phim ngoài rạp, trong khi đó bạn bè Nhi xem phim hằng ngày bằng TV và đầu Video. Trong 2 năm cuối cấp 2, Nhi bị ở nhà cấm xem phim và bắt phải tập trung vào chuyện học hành, chính vì vậy khi lên cấp 3,vào đại học, Nhi lúc nào cũng nghĩ tới phim trước hết, có khi quên ăn ngủ vì xem phim.
Có một cột mốc khá thú vị để nhận ra sự chuyển biến từ khán giả bình thường thành cinephile, đó là sự làm quen va và yêu thích thể loại phim kinh dị. Nhi sẽ giải thích chuyện này vào kỳ tới.
Với cinephile thì phim ảnh chính là cuộc sống của họ, những người này dành phần lớn thời gian trong đời cho việc xem phim, đi tìm phim để xem, và chia sẻ niềm đam mê đó đến nhiều người xung quanh.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho 1 khán giả bình thường rẽ bước trở thành cinephile, Nhi có thể nhận diện ra những điều đó khi nhìn lại cuộc đời mình :
Dĩ nhiên,điều kiện trước hết, là phải tiếp cận được nhiều phim, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần, nhưng không đủ.
Không phải bất cứ người nào tiếp xúc thật nhiều dĩa phim, có nhiều dĩa phim, máy móc trong tay cũng đều là cinephile. Nhi từng thấy cả đống chủ tiệm bán băng dĩa thậm chí không biết nội dung cái dĩa mình đang bán là gì, và tương tự có người làm home cinema chỉ để xem bóng đá hay ca nhạc…
Hồi còn lang thang mua dĩa ngoài quận 1, Nhi có nghe 1 cô chủ kiosque DVD nhắc khéo đứa làm thuê : Cưng đừng tưởng theo chị buôn bán 1 vài tháng là có thể học lóm được nghề của chị rồi nhảy ra làm ăn riêng. Chị làm được như bây giờ không phải chỉ có tiền, biết nguồn hàng là ngon ăn, muốn làm nghề này, còn phải hiểu khách, chiều khách nữa.
Hiểu khách thế nào được khi chính mình không thử sống như họ…
Nhi tin rằng 1 người chỉ có cơ hội trở thành cinephile ở độ tuổi thanh thiếu niên, 15-16 tuổi : đó là thời điểm sẽ quyết định số phận, niềm đam mê của họ về mọi thứ : nghề nghiệp tương lai, hoạt động nghệ thuật, thú vui giải trí… Sau độ tuổi này, họ sẽ không bao giờ có cơ hội đam mê một cái gì nữa, vì công việc, cuộc sống ở năm 18 tuổi trở đi sẽ đầy thử thách. Ngay cả khi về già có 1 chút an nhàn, nếu họ đam mê chơi 1 cái gì, cũng đã là quá muộn, không còn đủ thời gian để chơi cho thỏa thích và nghiện ngập nó.
1 học sinh lớp 9 hay lớp 10 sẽ có nhiều khả năng nghiện phim, nếu bị rơi vào 2 hoàn cảnh :
1) Khi họ gặp những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống ngoài đời thật. Nhi từng kể với các bạn câu chuyện về thời học sinh đen tối và bi kịch của mình, không có gì lạ khi Nhi tìm đến phim ảnh như một lối thoát để không phải đối mặt với sự thực. Nếu Nhi chăm chăm vào chuyện học hành, sinh hoạt đoàn thể, thi cử đỗ đạt, chắc hẳn Nhi không còn thời gian xem phim để có thể mê phim ảnh như vậy.
Thời đi học cấp 3, Nhi có 1 vài người bạn không hề xem phim, hoặc nếu có thì chỉ xem phim bộ, những người đó không bao giờ trở thành cinephile cả.
2) Khi niềm đam mê của họ bị ngăn cấm và cản trở : Một đứa bé trải qua tuổi thơ thiếu thốn sẽ có niềm đam mê với những thú vui giải trí mãnh liệt hơn nhiều so với những đứa trẻ sống trong nhung lụa và được nuông chiều về mọi mặt. Nhi có những người bạn cùng tuổi, con nhà giàu, muốn gì được đó, sắm không thiếu một thứ máy móc giải trí nào, từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Kết quả cuối cùng là vào năm 25tuổi, những người đó có một dàn máy xem phim rất đắt tiền, đầy đủ công dụng, nhưng tủ dĩa DVD của họ mua suốt năm không bằng số dĩa Nhi xem trong 1 tuần. Nhi có thằng bạn thân, năm 2005 trong phòng ngủ nó có hẳn 1 cái TV plasma khổng lồ và dàn âm thanh 7.1, nhưng suốt ngày nó chỉ ham chơi game trên mạng, đi vũ trường và lái máy bay vô tuyến.
Cuộc đời Nhi trải qua cả 2, từ khi sinh ra cho đến năm 12 tuổi Nhi không biết truyền hình là gì, mỗi tuần xem được 1 phim ngoài rạp, trong khi đó bạn bè Nhi xem phim hằng ngày bằng TV và đầu Video. Trong 2 năm cuối cấp 2, Nhi bị ở nhà cấm xem phim và bắt phải tập trung vào chuyện học hành, chính vì vậy khi lên cấp 3,vào đại học, Nhi lúc nào cũng nghĩ tới phim trước hết, có khi quên ăn ngủ vì xem phim.
Có một cột mốc khá thú vị để nhận ra sự chuyển biến từ khán giả bình thường thành cinephile, đó là sự làm quen va và yêu thích thể loại phim kinh dị. Nhi sẽ giải thích chuyện này vào kỳ tới.