lengockhanhi
Film critic
Chào các bạn cinephile thân mến.
Đây là 1 bài viết mới của Nhi, nhưng xin nói trước là nếu các bạn đọc xong thấy không hay bằng những bài trước thì mong các bạn thông cảm bỏ qua. Nhi biết mình viết bài này mà không có sự chuẩn bị nào cả, viết để giải tỏa tâm lý sau 4h làm việc, nên nó mang nhiều ý kiến chủ quan, ít căn cứ dẫn chứng khoa học, và hoàn toàn có mục đích giải buồn cho các bạn chứ không sâu sắc gì.
Có bao giờ bạn thấy rằng mình mang tâm trạng rất hào hứng đối với một bộ phim ngay cả khi chưa thực sự xem nó ? Ngược lại, nhiều khi xem xong rồi thì bạn lại thấy chẳng còn thích thú gì cả (vì bộ phim quá dở). Như vậy điều gì đã xảy ra trong đầu bạn vậy ?
Có một hiện tượng gần như vậy khi bạn uống thuốc, mà chuyên môn gọi là hiệu ứng giả dược, hay hiệu ứng Placebo, là những tác dụng rất tốt trên sức khỏe của bạn sau khi dùng thuốc nhưng hoàn toàn không liên quan gì tới dược tính của thuốc cả; mà do tâm lý của bạn tạo ra.
Nếu ta nhìn bộ phim như 1 loại thuốc có tác dụng nhất định lên bộ não của nguời xem. Thực tế là như vậy, phim ảnh chỉ là những photon ánh sáng được tổ hợp lại với nhau 1 cách khéo léo để mượn đường thần kinh thị giác mà kích thích các nơ ron trong đầu bạn, những cảm xúc bạn có được khi xem phim đều do tác dụng của những hóa chất thần kinh từ các vùng của não điều khiển tiết ra. Ví dụ khi xem phim hành động thì Dopamin, adrenaline sẽ tiết ra làm tăng nhịp tim, co cơ bắp, khi xem phim kinh dị thì nhân amygdale bị kích thích, gây sợ, lo lắng, chậm nhịp tim, hạ huyết áp... vân vân. Cách nhìn này có vẻ hơi máy móc, nhưng cũng như âm nhạc cũng chỉ là tổ hợp của những dao động sóng âm mà thôi.
Như vậy, khi bạn xem phim thì bộ não bạn bị kích thích trực tiếp bởi bộ phim, và bạn thấy thích hoặc không thích bộ phim tùy theo sự kích thích đó có đủ đô hay không, và có thỏa mãn 1 số tiêu chuẩn cá nhân không, cũng như cách bạn phân biệt được đồ ăn nấu ngon hay dở. Nhưng trước khi bạn xem phim, bạn vẫn bị kích thích, do chính bản thân bạn làm điều đó, đó là lý do tại sao Nhi dùng chữ Placebo.
Hiệu ứng Placebo của phim trong đa số trường hợp là tốt (ít ra là tốt với nhà phát hành phim và báo chí), vì nó tạo ra trong xã hội một bầu không khí cuồng nhiệt, một tâm lý chờ đợi, thèm muốn, khiến khán giả kéo nhau đi xem, tăng doanh thu cho phim, còn báo chí thì bán chạy. Vì vậy hiệu ứng kích thích trước khi xem phim này nhiều khi do các nhà phát hành và nhà báo chi phối. Nhưng không loại trừ yếu tố chủ quan của chính bạn.
Những yếu tố gây ra hiệu ứng giả tạo này có nhiều, và phần lớn nó nằm sẵn trong đầu bạn chứ không phải do ai nhét vào cả. Đầu tiên là những cái tên, tên đạo diễn, tên diễn viên và ngôi sao... ngay cả Nhi cũng không thể tránh khỏi sự tự kích thích khi biết có 1 phim nào đó của Tony Scott hay Micheal Bay sắp phát hành. Phong cách của đạo diễn đã in đậm dấu ấn trong lòng chúng ta, mỗi khi có phim của đạo diễn nào nổi tiếng là ta lại thấy yêu thích bộ phim
Nhi không quan tâm nhiều đến diễn viên, nhưng bạn bè Nhi có nhiều đứa say mê 1 thần tượng đến mức phát cuồng lên mỗi khi biết có anh ta hay chị ta xuất hiện trong phim mới. Hồi đi học Nhi có 1 nhỏ bạn say mê Brad Pitt, phim nào có anh này nó cũng bắt buộc phải tìm cho ra để xem, nhìn nó cười tít mắt khi mua vé xem Mr. and Mrs. Smith mà Nhi thấy ngạc nhiên, hay khi nghe giọng nhõng nhẽo của nó trong điện thoại xin mượn phim Troy bản DVD đẹp. Nhi nghĩ nó hoàn toàn bị trói buộc vào bộ phim ngay từ khi chưa xem.
Những cái tên không chỉ là của con người, mà là của 1 huyền thoại. Giống như Harry porter là 1 serie huyền thoại, mà mỗi lần có phim mới là khán giả xếp hàng rồng rắn trước cửa rạp. Năm 2005 khi có Harry Porter phần 4, Nhi thấy người ta xếp hàng mua vé dài kín cả con đường vào mùa đông rất lạnh, lúc 10h đêm.
Hồi năm 2005, khi biết phim Aliens vs Predator ra rạp Nhi đã rất phấn khích, vì Nhi mê hình tượng Aliens và predator từ nhỏ, nên đêm trực cấp cứu ở nhà thương Nhi đã lôi kéo được 1 đứa bạn, sáng ra trưc là 2 đứa rủ nhau lên cinebox xem phim này, dù đêm qua hông có ngủ, giờ nghĩ lại thấy mình khùng thiệt.
Nói về chuyện bị kích thích, dằn vặt bởi bộ phim trong khi chờ đợi thì còn nhiều lắm, hồi phim T3 sắp ra năm 2003 cũng vậy, lúc đó Nhi thấy hồi hộp lắm, 10 năm trôi qua từ khi xem T2 rồi còn gi nữa, Nhi theo dõi trang web của phim khi nó còn mới ra teaser, lâu lâu có vài tấm hình, cảm giác đó rất là đã, mà bây giờ nghĩ lại thấy khi xem phim thực sự cũng chưa chắc thú vị, hấp dẫn bằng tâm trạng khi chờ đợi. Sau đó phim T3 công chiếu bên Mỹ, trùng hợp là Nhi đang ở Châu Âu lúc đó, sáng ngày T3 ra rạp Nhi là khán giả đầu tiên mua vé từ khi rạp UGC mới mở cửa, giờ nghĩ lại thấy vui. T3 là bộ phim đầu tiên Nhi xem tại rạp cinema ở Châu Âu.
Có nhiều lúc bạn thấy hứng khởi kì lạ với phim ngay cả khi chưa xem, vì chủ đề của nó. Yếu tố này là do những kinh nghiệm có trước của bạn về 1 chủ đề. Các bài báo và trailer đã kích thích thêm cảm hứng bằng cách nhỏ giọt cho bạn 1 số thông tin về chủ đề, thế la bạn tha hồ tưởng tượng ra những kỉ niệm mình đã có với cùng chủ đề. Đó chính là lí do tại sao những phim như James Bond hay Saw vẫn sống khỏe, ra hết tập này tới tập khác. Bản thân Nhi nhiều khi cũng bị dẫn dắt bởi thứ cảm xúc mù quáng này. Trước khi xem phim của John Woo Nhi đã tưởng tượng thấy sự bạo lực của nó, hay nghe nói về 1 bô phim có đề tài trinh thám, tòa án, Nhi không thể kìm nổi sự tò mò và hứng thú của mình.
Khó có thể nói hiệu ứng giả, tự kích thích này có lợi hay có hại, nhiều lúc chính vì khán giả đã tự sướng no nê rồi, đến khi xem phim họ bị té ngửa ra vì thất vọng và phản ứng của họ sẽ rất khủng khiếp. Nhiều khi người ta tàn sát 1 bộ phim chỉ vì nó không đáp ứng lại nhu cầu của họ, chứ không hẳn vì bộ phim đó dở. Mỗi bộ phim đều có giá trị bản thân nó, nhưng tiếc là người đánh giá thì luôn chủ quan. Người ta trông chờ ở bộ phim thứ nó không thể cung cấp, và thất vọng, hoặc họ đã tự thỏa mãn bằng trí tưởng tượng cao hơn cả sự thật mà bộ phim chứa đựng. Ngược lại, đôi khi 1 bộ phim gây cơn sốt doanh thu nhưng sau 1 thời gian khán giả bình tĩnh lại họ mới đánh giá đúng bộ phim; và hạ điểm nó xuống.
Tóm lại, sự tự kích thích giả tạo do 1 cái tên, hay 1 chủ đề là hoàn toàn chủ quan và không thể tránh khỏi. Nhi nghĩ 1 khán giả chính chắn chỉ có thể tự tiết chế cảm xúc chủ quan của mình phần nào, và tránh ngộ nhận về bộ phim. Dĩ nhiên không ai cản được tim mình đập mạnh trong khi xem trailer của Transformer phần 3, nhưng sau đó ta có rất nhiều cách để dập tắt sự hứng khởi giả tạo này, như xem 1 phim tình cảm lãng mạn, làm việc, học tập. Càng tiến đến gần quầy vé, cảm giác hứng khởi giả tạo này càng mạnh và Nhi mong là nó sẽ không làm chủ mình trước khi đèn tắt trong rạp. Dù sao thì xem phim với cái đầu lạnh vẫn tốt hơn.
Đây là 1 bài viết mới của Nhi, nhưng xin nói trước là nếu các bạn đọc xong thấy không hay bằng những bài trước thì mong các bạn thông cảm bỏ qua. Nhi biết mình viết bài này mà không có sự chuẩn bị nào cả, viết để giải tỏa tâm lý sau 4h làm việc, nên nó mang nhiều ý kiến chủ quan, ít căn cứ dẫn chứng khoa học, và hoàn toàn có mục đích giải buồn cho các bạn chứ không sâu sắc gì.
Có bao giờ bạn thấy rằng mình mang tâm trạng rất hào hứng đối với một bộ phim ngay cả khi chưa thực sự xem nó ? Ngược lại, nhiều khi xem xong rồi thì bạn lại thấy chẳng còn thích thú gì cả (vì bộ phim quá dở). Như vậy điều gì đã xảy ra trong đầu bạn vậy ?
Có một hiện tượng gần như vậy khi bạn uống thuốc, mà chuyên môn gọi là hiệu ứng giả dược, hay hiệu ứng Placebo, là những tác dụng rất tốt trên sức khỏe của bạn sau khi dùng thuốc nhưng hoàn toàn không liên quan gì tới dược tính của thuốc cả; mà do tâm lý của bạn tạo ra.
Nếu ta nhìn bộ phim như 1 loại thuốc có tác dụng nhất định lên bộ não của nguời xem. Thực tế là như vậy, phim ảnh chỉ là những photon ánh sáng được tổ hợp lại với nhau 1 cách khéo léo để mượn đường thần kinh thị giác mà kích thích các nơ ron trong đầu bạn, những cảm xúc bạn có được khi xem phim đều do tác dụng của những hóa chất thần kinh từ các vùng của não điều khiển tiết ra. Ví dụ khi xem phim hành động thì Dopamin, adrenaline sẽ tiết ra làm tăng nhịp tim, co cơ bắp, khi xem phim kinh dị thì nhân amygdale bị kích thích, gây sợ, lo lắng, chậm nhịp tim, hạ huyết áp... vân vân. Cách nhìn này có vẻ hơi máy móc, nhưng cũng như âm nhạc cũng chỉ là tổ hợp của những dao động sóng âm mà thôi.
Như vậy, khi bạn xem phim thì bộ não bạn bị kích thích trực tiếp bởi bộ phim, và bạn thấy thích hoặc không thích bộ phim tùy theo sự kích thích đó có đủ đô hay không, và có thỏa mãn 1 số tiêu chuẩn cá nhân không, cũng như cách bạn phân biệt được đồ ăn nấu ngon hay dở. Nhưng trước khi bạn xem phim, bạn vẫn bị kích thích, do chính bản thân bạn làm điều đó, đó là lý do tại sao Nhi dùng chữ Placebo.
Hiệu ứng Placebo của phim trong đa số trường hợp là tốt (ít ra là tốt với nhà phát hành phim và báo chí), vì nó tạo ra trong xã hội một bầu không khí cuồng nhiệt, một tâm lý chờ đợi, thèm muốn, khiến khán giả kéo nhau đi xem, tăng doanh thu cho phim, còn báo chí thì bán chạy. Vì vậy hiệu ứng kích thích trước khi xem phim này nhiều khi do các nhà phát hành và nhà báo chi phối. Nhưng không loại trừ yếu tố chủ quan của chính bạn.
Những yếu tố gây ra hiệu ứng giả tạo này có nhiều, và phần lớn nó nằm sẵn trong đầu bạn chứ không phải do ai nhét vào cả. Đầu tiên là những cái tên, tên đạo diễn, tên diễn viên và ngôi sao... ngay cả Nhi cũng không thể tránh khỏi sự tự kích thích khi biết có 1 phim nào đó của Tony Scott hay Micheal Bay sắp phát hành. Phong cách của đạo diễn đã in đậm dấu ấn trong lòng chúng ta, mỗi khi có phim của đạo diễn nào nổi tiếng là ta lại thấy yêu thích bộ phim
Nhi không quan tâm nhiều đến diễn viên, nhưng bạn bè Nhi có nhiều đứa say mê 1 thần tượng đến mức phát cuồng lên mỗi khi biết có anh ta hay chị ta xuất hiện trong phim mới. Hồi đi học Nhi có 1 nhỏ bạn say mê Brad Pitt, phim nào có anh này nó cũng bắt buộc phải tìm cho ra để xem, nhìn nó cười tít mắt khi mua vé xem Mr. and Mrs. Smith mà Nhi thấy ngạc nhiên, hay khi nghe giọng nhõng nhẽo của nó trong điện thoại xin mượn phim Troy bản DVD đẹp. Nhi nghĩ nó hoàn toàn bị trói buộc vào bộ phim ngay từ khi chưa xem.
Những cái tên không chỉ là của con người, mà là của 1 huyền thoại. Giống như Harry porter là 1 serie huyền thoại, mà mỗi lần có phim mới là khán giả xếp hàng rồng rắn trước cửa rạp. Năm 2005 khi có Harry Porter phần 4, Nhi thấy người ta xếp hàng mua vé dài kín cả con đường vào mùa đông rất lạnh, lúc 10h đêm.
Hồi năm 2005, khi biết phim Aliens vs Predator ra rạp Nhi đã rất phấn khích, vì Nhi mê hình tượng Aliens và predator từ nhỏ, nên đêm trực cấp cứu ở nhà thương Nhi đã lôi kéo được 1 đứa bạn, sáng ra trưc là 2 đứa rủ nhau lên cinebox xem phim này, dù đêm qua hông có ngủ, giờ nghĩ lại thấy mình khùng thiệt.
Nói về chuyện bị kích thích, dằn vặt bởi bộ phim trong khi chờ đợi thì còn nhiều lắm, hồi phim T3 sắp ra năm 2003 cũng vậy, lúc đó Nhi thấy hồi hộp lắm, 10 năm trôi qua từ khi xem T2 rồi còn gi nữa, Nhi theo dõi trang web của phim khi nó còn mới ra teaser, lâu lâu có vài tấm hình, cảm giác đó rất là đã, mà bây giờ nghĩ lại thấy khi xem phim thực sự cũng chưa chắc thú vị, hấp dẫn bằng tâm trạng khi chờ đợi. Sau đó phim T3 công chiếu bên Mỹ, trùng hợp là Nhi đang ở Châu Âu lúc đó, sáng ngày T3 ra rạp Nhi là khán giả đầu tiên mua vé từ khi rạp UGC mới mở cửa, giờ nghĩ lại thấy vui. T3 là bộ phim đầu tiên Nhi xem tại rạp cinema ở Châu Âu.
Có nhiều lúc bạn thấy hứng khởi kì lạ với phim ngay cả khi chưa xem, vì chủ đề của nó. Yếu tố này là do những kinh nghiệm có trước của bạn về 1 chủ đề. Các bài báo và trailer đã kích thích thêm cảm hứng bằng cách nhỏ giọt cho bạn 1 số thông tin về chủ đề, thế la bạn tha hồ tưởng tượng ra những kỉ niệm mình đã có với cùng chủ đề. Đó chính là lí do tại sao những phim như James Bond hay Saw vẫn sống khỏe, ra hết tập này tới tập khác. Bản thân Nhi nhiều khi cũng bị dẫn dắt bởi thứ cảm xúc mù quáng này. Trước khi xem phim của John Woo Nhi đã tưởng tượng thấy sự bạo lực của nó, hay nghe nói về 1 bô phim có đề tài trinh thám, tòa án, Nhi không thể kìm nổi sự tò mò và hứng thú của mình.
Khó có thể nói hiệu ứng giả, tự kích thích này có lợi hay có hại, nhiều lúc chính vì khán giả đã tự sướng no nê rồi, đến khi xem phim họ bị té ngửa ra vì thất vọng và phản ứng của họ sẽ rất khủng khiếp. Nhiều khi người ta tàn sát 1 bộ phim chỉ vì nó không đáp ứng lại nhu cầu của họ, chứ không hẳn vì bộ phim đó dở. Mỗi bộ phim đều có giá trị bản thân nó, nhưng tiếc là người đánh giá thì luôn chủ quan. Người ta trông chờ ở bộ phim thứ nó không thể cung cấp, và thất vọng, hoặc họ đã tự thỏa mãn bằng trí tưởng tượng cao hơn cả sự thật mà bộ phim chứa đựng. Ngược lại, đôi khi 1 bộ phim gây cơn sốt doanh thu nhưng sau 1 thời gian khán giả bình tĩnh lại họ mới đánh giá đúng bộ phim; và hạ điểm nó xuống.
Tóm lại, sự tự kích thích giả tạo do 1 cái tên, hay 1 chủ đề là hoàn toàn chủ quan và không thể tránh khỏi. Nhi nghĩ 1 khán giả chính chắn chỉ có thể tự tiết chế cảm xúc chủ quan của mình phần nào, và tránh ngộ nhận về bộ phim. Dĩ nhiên không ai cản được tim mình đập mạnh trong khi xem trailer của Transformer phần 3, nhưng sau đó ta có rất nhiều cách để dập tắt sự hứng khởi giả tạo này, như xem 1 phim tình cảm lãng mạn, làm việc, học tập. Càng tiến đến gần quầy vé, cảm giác hứng khởi giả tạo này càng mạnh và Nhi mong là nó sẽ không làm chủ mình trước khi đèn tắt trong rạp. Dù sao thì xem phim với cái đầu lạnh vẫn tốt hơn.