torune
Film critic
"Hãy làm một tựa phim mới dựa trên một thương hiệu hay nhân vật đã có sẵn!" Đây là tâm thế của phần nhiều nhà làm phim hiện tại ở Hollywood. "Tại sao chỉ một mà không phải mười... hoặc hơn?" Đây là lời đáp trả của những người đứng sau 'Goosebumps', trước khi họ kịp pha trộn thêm yếu tố kinh dị để đón đầu người xem trước lễ Halloween, đồng thời khuấy động lực lượng fan không hề nhỏ (của những đầu sách kinh dị) sinh ra trong thập niên 80, 90.
Sau khi cùng mẹ chuyển về sống ở một vùng ngoại ô, nam sinh Zach muốn làm quen với cô hàng xóm Hannah nhưng bị ông bố bí ẩn của nàng dằn mặt. Như một lẽ tự nhiên, càng cấm thì càng tò mò. Một lần nghe Hannah cãi vã cùng bố, Zach cùng anh bạn Champ đột nhập nhà hàng xóm để tìm hiểu ngọn ngành, ai dè đi vô trúng phòng viết sách của ông bố. Lạ ở chỗ, những quyển sách đều bị khóa. Cả hai vô tình mở khóa 1 cuốn và thế là... Kết thúc bài giới thiệu. Đừng lo, giới thiệu này không làm bạn giảm hứng thú xem phim, trái lại, người viết bài cố tình điều chỉnh để nó trở lên lôi cuốn nhất.
Truyện phim rất đơn giản: những quyển sách bị khóa là bản thảo thần kỳ giúp tác giả R.L. Stine nhốt các quái vật của mình vào trong. Mà không chỉ 1 cuốn bị mở, tất cả bản thảo đều bị mở. Thế là thị trấn nhỏ được 1 phen hú vía với binh đoàn quái vật. Họ bấn loạn và hành xử ra sao? Mời bạn ra rạp xem phim để biết thêm chi tiết.
'Goosebumps' độc đáo khi khai thác hết sức có thể mô típ phim kinh dị (thật ra là phiêu lưu) hướng tới người xem gia đình. Duy chỉ có các nhân vật là bước ra từ những câu chuyện kinh dị: người sói ha, búp bê ma ha, côn trùng khổng lồ ha, người tuyết ha... Đây là những gương mặt thân quen thuộc hàng kinh điển của thể loại kinh dị, bước ra từ những quyển sách do tác giả R.L. Stine sáng tác. Vì vậy, phim sẽ lôi kéo một bộ phận người đọc (truyện) bước chân ra rạp để mục sở thị những đứa con tinh thần của tác giả trông ra sao khi mà tất cả cùng xuất hiện trong cùng 1 không gian, cùng 1 khoảng thời thời gian.
Gác cốt truyện qua một bên, bàn về diễn viên, thật sự, không ai đột phá. Chỉ có người này hay người kia ấn tượng hơn (nhờ cá tính của nhân vật) mà thôi. Khán giả xem phim Mỹ kha khá sẽ dễ thấy hiện tượng đóng đinh tạo hình diễn viên (prototype) vào nhân vật... không phải rõ nét... mà cực kỳ rõ nét... trong phim này: một ông bố hắc ám, một nữ sinh mới lớn bị gò bó nhưng muốn tự do, một nam sinh lạ chỗ mới chuyển từ thành phố sang, một anh bạn 'The Duff' (Designated Ugly Fat Friend, tạm dịch: nhân vật chỉ điểm, xấu xí, ngu ngơ, làm nền cho những người bạn khác).
Tiếp theo là hình ảnh, phần nhìn của 'Goosebumps' khá mãn nhãn, và được làm tới nơi tới chốn, mặc dù biết là có sắp đặt. Chẳng hạn như: [khu công viên bị bỏ hoang mà không có cái bóng đèn <điện> nào bị bể cả] hay như [lối đi hàng rào <ngăn cách hai nhà> bị đục khoét nhưng trông rất tinh tươm]. Thật vậy, có những chi tiết nhỏ mà chuyên gia bối cảnh làm... sạch sẽ quá... đâm ra... khó chịu.
Về phía kỹ xảo, người viết bài chấm phim ở mức: khá. Các quái vật thật đến 70%. Xin nói sơ chỗ này, vì các quái vật là sản phẩm hư cấu, nên dù làm cách nào, chúng không thể thật được. 'Tính thật' mà torune nói ở đây là sự hài hòa của chuyển động, khớp với những pha giật gân trong gang tấc, không bị offscreen nhiều và tương tác vật lý tốt. Thêm nữa, hiệu ứng thu phục/giải phóng quái vật vào/ra những trang sách được làm rất đẹp. Cộng với số lượng quái vật nhiều; nên, nhìn toàn cảnh, 'Goosebumps' làm kỹ xảo ổn.
Chuyển hướng sang âm thanh, phần nghe của 'Goosebumps' tương ứng với phần nhìn. Hai bên tương hỗ cho nhau, dù cả hai hay mỗi phần đều không có nhiều đột phá. Đáng chú ý, âm thanh trong phim rất đa dạng vì phải lột tả chính xác được động thái của quái vật (bọ ngựa khổng lồ, sói, zombie, alien...); con người (la hét); chất liệu (đám người lùn, tiếng va đập của 'cậu bé vô hình', lazer)... Tóm lại, 'Goosebumps' biết cách kích thích thính giác của khán giả qua âm thanh, cộng hưởng hoàn hảo với phần hình.
Nắm trong tay các yếu tố trên, 'Goosebumps' là chiếc tàu lượn cao tốc thành công trong việc đưa khán giả qua hết đường ray suốt 1 tiếng rưỡi mà không gây triệu chứng buồn ngủ. Phần đầu làm theo kiểu phim học đường cốt để giới thiệu nhân vật; khúc giữa làm theo kiểu tâm lý, pha chút rom-com; và cuối cùng chuyển hẳn sang phiêu lưu thuần túy. Khúc cuối làm hành động rất mãn nhãn và... đã. Chen giữa các phần phim là những trường đoạn kịch tích/giật gân làm theo motif kinh dị (âm thanh tắt ngỏm, trống dồn dập, rồi... một... hai... ba... hù!) và hài. Tiếng cười sẽ theo bạn suốt cả bộ phim!
Nếu như hành trình đến với phim Hollywood của bạn đã từng trải qua những 'Jumanji', 'The Spiderwick Chronicles' hay 'Inkheart' (hoặc 'Night at the Museum'), và bạn thật sự yêu mến những phim này... đến nỗi bạn có thể xem đi xem lại chúng cả chục lần mà không ngán... thì 'Goosebumps' là thành viên mới nhất mà bạn sẽ bổ sung vào bộ sưu tập trên. Bởi, diễn kiến kịch bản của phim tương tự những đàn anh đi trước. Có chăng, chỉ là đồ họa và kỹ xảo nhỉnh hơn mà thôi.

Sau khi cùng mẹ chuyển về sống ở một vùng ngoại ô, nam sinh Zach muốn làm quen với cô hàng xóm Hannah nhưng bị ông bố bí ẩn của nàng dằn mặt. Như một lẽ tự nhiên, càng cấm thì càng tò mò. Một lần nghe Hannah cãi vã cùng bố, Zach cùng anh bạn Champ đột nhập nhà hàng xóm để tìm hiểu ngọn ngành, ai dè đi vô trúng phòng viết sách của ông bố. Lạ ở chỗ, những quyển sách đều bị khóa. Cả hai vô tình mở khóa 1 cuốn và thế là... Kết thúc bài giới thiệu. Đừng lo, giới thiệu này không làm bạn giảm hứng thú xem phim, trái lại, người viết bài cố tình điều chỉnh để nó trở lên lôi cuốn nhất.
Truyện phim rất đơn giản: những quyển sách bị khóa là bản thảo thần kỳ giúp tác giả R.L. Stine nhốt các quái vật của mình vào trong. Mà không chỉ 1 cuốn bị mở, tất cả bản thảo đều bị mở. Thế là thị trấn nhỏ được 1 phen hú vía với binh đoàn quái vật. Họ bấn loạn và hành xử ra sao? Mời bạn ra rạp xem phim để biết thêm chi tiết.
'Goosebumps' độc đáo khi khai thác hết sức có thể mô típ phim kinh dị (thật ra là phiêu lưu) hướng tới người xem gia đình. Duy chỉ có các nhân vật là bước ra từ những câu chuyện kinh dị: người sói ha, búp bê ma ha, côn trùng khổng lồ ha, người tuyết ha... Đây là những gương mặt thân quen thuộc hàng kinh điển của thể loại kinh dị, bước ra từ những quyển sách do tác giả R.L. Stine sáng tác. Vì vậy, phim sẽ lôi kéo một bộ phận người đọc (truyện) bước chân ra rạp để mục sở thị những đứa con tinh thần của tác giả trông ra sao khi mà tất cả cùng xuất hiện trong cùng 1 không gian, cùng 1 khoảng thời thời gian.
Gác cốt truyện qua một bên, bàn về diễn viên, thật sự, không ai đột phá. Chỉ có người này hay người kia ấn tượng hơn (nhờ cá tính của nhân vật) mà thôi. Khán giả xem phim Mỹ kha khá sẽ dễ thấy hiện tượng đóng đinh tạo hình diễn viên (prototype) vào nhân vật... không phải rõ nét... mà cực kỳ rõ nét... trong phim này: một ông bố hắc ám, một nữ sinh mới lớn bị gò bó nhưng muốn tự do, một nam sinh lạ chỗ mới chuyển từ thành phố sang, một anh bạn 'The Duff' (Designated Ugly Fat Friend, tạm dịch: nhân vật chỉ điểm, xấu xí, ngu ngơ, làm nền cho những người bạn khác).

Tiếp theo là hình ảnh, phần nhìn của 'Goosebumps' khá mãn nhãn, và được làm tới nơi tới chốn, mặc dù biết là có sắp đặt. Chẳng hạn như: [khu công viên bị bỏ hoang mà không có cái bóng đèn <điện> nào bị bể cả] hay như [lối đi hàng rào <ngăn cách hai nhà> bị đục khoét nhưng trông rất tinh tươm]. Thật vậy, có những chi tiết nhỏ mà chuyên gia bối cảnh làm... sạch sẽ quá... đâm ra... khó chịu.
Về phía kỹ xảo, người viết bài chấm phim ở mức: khá. Các quái vật thật đến 70%. Xin nói sơ chỗ này, vì các quái vật là sản phẩm hư cấu, nên dù làm cách nào, chúng không thể thật được. 'Tính thật' mà torune nói ở đây là sự hài hòa của chuyển động, khớp với những pha giật gân trong gang tấc, không bị offscreen nhiều và tương tác vật lý tốt. Thêm nữa, hiệu ứng thu phục/giải phóng quái vật vào/ra những trang sách được làm rất đẹp. Cộng với số lượng quái vật nhiều; nên, nhìn toàn cảnh, 'Goosebumps' làm kỹ xảo ổn.
Chuyển hướng sang âm thanh, phần nghe của 'Goosebumps' tương ứng với phần nhìn. Hai bên tương hỗ cho nhau, dù cả hai hay mỗi phần đều không có nhiều đột phá. Đáng chú ý, âm thanh trong phim rất đa dạng vì phải lột tả chính xác được động thái của quái vật (bọ ngựa khổng lồ, sói, zombie, alien...); con người (la hét); chất liệu (đám người lùn, tiếng va đập của 'cậu bé vô hình', lazer)... Tóm lại, 'Goosebumps' biết cách kích thích thính giác của khán giả qua âm thanh, cộng hưởng hoàn hảo với phần hình.
Nắm trong tay các yếu tố trên, 'Goosebumps' là chiếc tàu lượn cao tốc thành công trong việc đưa khán giả qua hết đường ray suốt 1 tiếng rưỡi mà không gây triệu chứng buồn ngủ. Phần đầu làm theo kiểu phim học đường cốt để giới thiệu nhân vật; khúc giữa làm theo kiểu tâm lý, pha chút rom-com; và cuối cùng chuyển hẳn sang phiêu lưu thuần túy. Khúc cuối làm hành động rất mãn nhãn và... đã. Chen giữa các phần phim là những trường đoạn kịch tích/giật gân làm theo motif kinh dị (âm thanh tắt ngỏm, trống dồn dập, rồi... một... hai... ba... hù!) và hài. Tiếng cười sẽ theo bạn suốt cả bộ phim!
Nếu như hành trình đến với phim Hollywood của bạn đã từng trải qua những 'Jumanji', 'The Spiderwick Chronicles' hay 'Inkheart' (hoặc 'Night at the Museum'), và bạn thật sự yêu mến những phim này... đến nỗi bạn có thể xem đi xem lại chúng cả chục lần mà không ngán... thì 'Goosebumps' là thành viên mới nhất mà bạn sẽ bổ sung vào bộ sưu tập trên. Bởi, diễn kiến kịch bản của phim tương tự những đàn anh đi trước. Có chăng, chỉ là đồ họa và kỹ xảo nhỉnh hơn mà thôi.

torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: