Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

terabyte

Banned
Là một gã khổng lồ trong lãnh vực tìm kiếm, Google thường xuyên phải nhận các yêu cầu đòi xóa bỏ những kết quả vi phạm bản quyền từ các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, dù ủng hộ việc loại bỏ các kết quả vi phạm thì đến nay Google đã chịu "không thấu" và vạch trần bộ mặt thật của các tổ chức này trước công chúng.

538879-albums193695-picture86543.jpg

Mỗi tháng, Google nhận được trung bình tới 12 triệu yêu cầu xóa bỏ kết quả tìm kiếm bị vi phạm bản quyền. Đây là con số lớn và không phải tất cả yêu cầu trong đó đều hợp lý. Để giảm bớt số lượng yêu cầu "rác", gã khổng lồ tìm kiếm đã lập ra một "danh sách đen" chỉ thẳng mặt những tổ chức bảo vệ bản quyền/hãng phim chỉ chuyên đưa ra những yêu cầu vô lý.

Một yêu cầu khá kỳ quặc được Google FAQ ghi lại như sau: "Một studio phim lớn của Mỹ đã yêu cầu xóa bỏ trang IMDB về bộ phim cho chính họ sản xuất cũng như trailer chính thức được đăng trên dịch vụ online lớn đã được cấp phép." Studio này tuy không được tiết lộ tên nhưng trang TorrentFreak cho rằng đó chính là Warner Bros, một đại gia của Hollywood. Bản thân Tera thì đoán "dịch vụ online lớn đã được cấp phép" nhiều khả năng là Youtube.

Quái đảng không kém, 20th Century Fox yêu cầu loại bỏ trang phân phối bộ phim Tristan & Isolde của họ trên Amazon. Không dừng lại ở đó, đại gia này cũng không muốn Facebook của Dublin Theatre Festival hay trang BBC cho dàn nhạc giao hưởng Scotland xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng thấy được sự vớ vẩn trong các yêu cầu này. Nếu như trường hợp đầu tiên còn biện bạch là bộ phim do chính 20th Century Fox sản xuất (nhưng như vậy có nghĩa là họ đang cố tình chơi xấu Amazon) thì 2 trường hợp tiếp theo là hoàn toàn vô lý, thậm chí BBC lẫn dàn nhạc giao hưởng Scotland còn có thể kiện ngược lại với lý do cạnh tranh không lành mạnh.

538879-albums193695-picture86545.jpg
Yes It is – No Piracy! đại diện cho rất nhiều ông lớn tại Hollywood

Yes It is – No Piracy!, một tổ chức bào vệ bản quyền, được Google "ưu ái" bỏ ngoài tai 100% yêu cầu trừ khi thay mặt cho Warner Bros. Pictures. Một trong những hành động của tổ chức này là đại diện cho nhà sản xuất phần 2 phim Human Centipede yêu cầu xóa bỏ review trên The Guardian. Ngoài ra còn yêu cầu khác hợp lý hơn là đề nghị xóa bỏ link stream lậu của một bộ phim của họ. Tuy nhiên, do đã quá chán ngán sự vớ vẩn của tổ chức này nên Google đều không đáp ứng (để xóa một link Google phải điều tra xem nó có thực sự vi phạm bản quyền hay không chứ không phải chỉ nghe theo yêu cầu của các hãng).

Các tổ chức bảo vệ bản quyền/hãng thu âm/studio phim đang ngày càng đi qua xa mục đích ban đầu của mình. Trong số những yêu cầu vô lý trên, bản thân người xem cũng không khó tránh khỏi cảm giác các tổ chức này đang lợi dụng danh nghĩa bảo vệ bản quyền để chơi xấu đối thủ (20th Century Fox đối với Dublin Theatre Festival và dàn nhạc giao hưởng Scotland) hay thậm chí là đâm sau lưng đối tác (20th Century Fox đối vớ Amazon). Họ có thể biện minh là đây chỉ là hiểu lầm nhưng thực tế thì tình trạng này đã kéo dài đến mức Google phải lập "danh sách đen" thì khó lòng mà thuyết phục được người khác.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Theo kitguru
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Cũng may Google còn thẩm tra lại trước khi loại bỏ trong kết quả tìm kiếm của họ
 

lenam_dn

New Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Chơi tới đi Google. :)). Mà với 12 triệu yêu cầu 1 ngày thì sao mà kiểm tra hết được nhỉ???
 

tuanreb

Active Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Mấy hãng sản xuất phim chắc thu chưa đủ lợi nhuận nên phải làm trò này
 

angel_of_dead_91

Well-Known Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Chơi tới đi Google. :)). Mà với 12 triệu yêu cầu 1 ngày thì sao mà kiểm tra hết được nhỉ???
Mắt mũi để đâu không biết :))
Mỗi tháng, Google nhận được trung bình tới 12 triệu yêu cầu xóa bỏ kết quả tìm kiếm bị vi phạm bản quyền

Yêu cầu gỡ cả IMDB thì các hãng đang tự đâm dao vào mình rồi :)|
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

21/12/2012 sắp đến rồi các bác. Để qua ngày đó thì muốn yêu cầu gì thì... yêu! :))
 

duydong_hero

New Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Tháng nào cũng bị gỡ vài link :(
 

hieuykhoa

Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Chơi tới đi Google. :)). Mà với 12 triệu yêu cầu 1 ngày thì sao mà kiểm tra hết được nhỉ???

một tháng hem phải một ngày bác ạ
tại sao phải loại bỏ: nên nhớ google là một SEARCH ENGINE, trách nhiệm của nó là cung cấp kết quả tìm kiếm chứ không phải là xóa cái nọ hay cái kia, nếu muốn kiện thì phải kiện cái trang google nó tìm ra chứ không phải google.
giống như lưu trữ online ấy, tôi cho họ thuê kho còn họ up cái gì lên, đưa chìa cho ai đó là việc của họ. Triết lí kiểu RS ấy mà.
Google để giữ danh tiếng thì tốt nhất là vẫn cho kết quả đầy đủ, họ chẳng có trách nhiệm gì trong việc cung cấp kết quả hết, kiểu này mà Bing to như google chắc M$ sẽ lại đau đầu với 12triệu kiến nghị/ tháng đây =))
 

lemboo

Active Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

thím Gồ mà xóa thì anh em có nước hết xem phim
 

chua

Active Member
Các nhà sản xuất chỉ muốn internet quảng bá hộ thôi chứ không muốn đây là cách để ta chia sẽ đâu. Vì vậy, vấn đề này cũng rất bình thường, bình thường như các bác down phim và phụ đề về rồi sử dụng để kinh doanh mà thôi.
@: Còn lâu ta mới chơi Orginal được đúng không các bác.
 

thienthanxanh

Active Member
Ðề: Google lột trần sự vô lý của các tổ chức bảo vệ bản quyền

Yêu sách của các nhà sản xuất phim hoặc các tổ chức bảo vệ bản quyền giống như yêu sách đường lưỡi bò của Trung Cẩu vậy. Hãy đợi đấy!!!
 
Công nhận là trách nhiệm ko thuộc về Google, nó chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm thôi chứ có cung cấp đâu mà đòi yêu sách :D
 
Bên trên