(TGĐA Online) - Avatar - Bộ phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron đang “tung hoành” ngang dọc khắp nơi trên thế giới và “làm cháy” cả các quầy bán vé. Với các cảnh quay cực kỳ hoành tráng, những thảm thực vật xanh rì, hàng ngàn động vật có hình dáng kỳ lạ, thảm thực vật phong phú, cùng những ngọn núi, và hang vòm treo lơ lửng trên không, thế giới 3D mà James mang lại thực sự có một sức hút đặc biệt.
Mất 10 năm thai nghén và thực hiện với kinh phí ước tính lên đến 400 triệu $. Để mang Avatar đến “đời sống thực”, thời gian và số tiền khổng lồ này phần lớn được “chi trả” cho công nghệ 3D hoàn toàn mới. Vậy chúng ta hãy giải mã xem “ông vua của thế giới”, đạo diễn huyền thoại James Cameron đã sử dụng công nghệ 3D như thế nào nhé!
1. Quay toàn bộ góc độ phần diễn xuất thực
Đạo diễn James Cameron và diễn viên Sam worthington
Những nhà làm phim đã phát triển một phương pháp mới để kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả giữa diễn xuất của diễn viên và khả năng tạo hình của nhân viên kỹ thuật đồ hoạ. Diễn viên sẽ diễn trên một trường quay lớn, ở đó những chuyển động và sự biểu đạt cảm xúc bằng nét mặt của họ được quay rất cẩn thận để sau đó được lưu vào hệ thống máy tính. Nhà sản xuất Jon Landau cho biết: “ bạn muốn quay được tất cả phần diễn xuất của diễn viên, chứ không chỉ là cảm xúc của họ”. Diễn viên hoá trang và “đội chiếc mũ trùm đặc biệt”, được quay bởi hơn 130 máy quay. Những máy quay này sẽ quay lại tất cả cử chỉ của họ khi diễn.
2. Lưu lại khuôn mặt
Diễn viên sẽ đội chiếc mũ được để lưu lại những chuyển động rất nhỏ của mắt và cơ mặt. Landau cho biết: "chúng tôi muốn có được tất cả những sắc thái tình cảm của diễn viên. Chiếc mũ được trang bị với một chiếc camera có góc quay rộng và chiếc microphone lọc âm rất tốt. Chính vì vậy mà các nhà dựng phim có thể “nhìn được từng góc cạnh , từng chuyển động nhỏ nhất trên khuôn mặt của diễn viên”.
3. Diễn với cảnh ảo
Khi camera quay phần diễn xuất của các diễn viên, những hình ảnh này được phân tích trong đời thực bởi các máy tính và đặt những chuyển động này lên “khung hình” các nhân vật avatar của họ. Sau đó những nhân vật này được đưa vào một video game và được chiếu lại trên một màn hình được điều khiển và chỉnh sửa bởi đạo diễn Cameron tài ba. Quá trình này thường mất cả tháng trời. James sẽ di chuyển cho màn hình quay tròn và sau đó sẽ hiện ra những phần khác nhau của cảnh được dựng.
4. Ba chiều
Cameron muốn khán giả có thể trải nghiệm những khung cảnh cực kỳ hoành tránh và tuyệt đẹp một cách thực nhất có thể. Ông đã làm việc với Sony và những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới khác để phát triển một sản phẩm đặc biệt: công nghệ 3-D camera.
5. Những công nghệ mới
“The Volume”:
Phim trường của Avatar lớn hơn những phim trường thông thường rất nhiều. Được gọi là Volume, những nhà làm phim sử dụng khi vực này để quay những cảnh tàu bay và những vật thể bay trên không hay ngựa đua.
Headgear:
Đây là chiếc mũ đặc biệt giúp các nhà làm phim có thể “quay” được những cử động nhỏ nhất diễn ra trên khuôn mặt của diễn viên như việc cơ mặt của họ phản ứng thế nào khi một lọn tóc bay ngang qua mặt.
Virtual camera:
Sau khi “ghép” hành động của các diễn viên diễn trên trường quay vào các “mô hình” avatar, những hình ảnh này sẽ được chiếu lại, và James sử dụng hệ thống máy chiếu này chiếu tất cả các vị trí khác nhau của từng góc đoạn của mỗi phân cảnh, sau đó “lắp” chúng vào với công đoạn cuối cùng của đồ hoạ.
Computer power: máy tính được phát huy hết công suất trong việc tạo nên những cảnh núi rừng kỳ vị, huyền ảo với những thảm thực vật xanh rì tuyệt đẹp và kỳ lạ.
Thu Trang
Link nguồn: http://www.thegioidienanh.vn/20100112122441272p134c146/giai-m227-suc-manh-3d-trong-avatar.htm
Mất 10 năm thai nghén và thực hiện với kinh phí ước tính lên đến 400 triệu $. Để mang Avatar đến “đời sống thực”, thời gian và số tiền khổng lồ này phần lớn được “chi trả” cho công nghệ 3D hoàn toàn mới. Vậy chúng ta hãy giải mã xem “ông vua của thế giới”, đạo diễn huyền thoại James Cameron đã sử dụng công nghệ 3D như thế nào nhé!
1. Quay toàn bộ góc độ phần diễn xuất thực

Đạo diễn James Cameron và diễn viên Sam worthington
Những nhà làm phim đã phát triển một phương pháp mới để kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả giữa diễn xuất của diễn viên và khả năng tạo hình của nhân viên kỹ thuật đồ hoạ. Diễn viên sẽ diễn trên một trường quay lớn, ở đó những chuyển động và sự biểu đạt cảm xúc bằng nét mặt của họ được quay rất cẩn thận để sau đó được lưu vào hệ thống máy tính. Nhà sản xuất Jon Landau cho biết: “ bạn muốn quay được tất cả phần diễn xuất của diễn viên, chứ không chỉ là cảm xúc của họ”. Diễn viên hoá trang và “đội chiếc mũ trùm đặc biệt”, được quay bởi hơn 130 máy quay. Những máy quay này sẽ quay lại tất cả cử chỉ của họ khi diễn.
2. Lưu lại khuôn mặt

Diễn viên sẽ đội chiếc mũ được để lưu lại những chuyển động rất nhỏ của mắt và cơ mặt. Landau cho biết: "chúng tôi muốn có được tất cả những sắc thái tình cảm của diễn viên. Chiếc mũ được trang bị với một chiếc camera có góc quay rộng và chiếc microphone lọc âm rất tốt. Chính vì vậy mà các nhà dựng phim có thể “nhìn được từng góc cạnh , từng chuyển động nhỏ nhất trên khuôn mặt của diễn viên”.
3. Diễn với cảnh ảo

Khi camera quay phần diễn xuất của các diễn viên, những hình ảnh này được phân tích trong đời thực bởi các máy tính và đặt những chuyển động này lên “khung hình” các nhân vật avatar của họ. Sau đó những nhân vật này được đưa vào một video game và được chiếu lại trên một màn hình được điều khiển và chỉnh sửa bởi đạo diễn Cameron tài ba. Quá trình này thường mất cả tháng trời. James sẽ di chuyển cho màn hình quay tròn và sau đó sẽ hiện ra những phần khác nhau của cảnh được dựng.
4. Ba chiều

Cameron muốn khán giả có thể trải nghiệm những khung cảnh cực kỳ hoành tránh và tuyệt đẹp một cách thực nhất có thể. Ông đã làm việc với Sony và những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới khác để phát triển một sản phẩm đặc biệt: công nghệ 3-D camera.
5. Những công nghệ mới

“The Volume”:
Phim trường của Avatar lớn hơn những phim trường thông thường rất nhiều. Được gọi là Volume, những nhà làm phim sử dụng khi vực này để quay những cảnh tàu bay và những vật thể bay trên không hay ngựa đua.
Headgear:
Đây là chiếc mũ đặc biệt giúp các nhà làm phim có thể “quay” được những cử động nhỏ nhất diễn ra trên khuôn mặt của diễn viên như việc cơ mặt của họ phản ứng thế nào khi một lọn tóc bay ngang qua mặt.

Virtual camera:
Sau khi “ghép” hành động của các diễn viên diễn trên trường quay vào các “mô hình” avatar, những hình ảnh này sẽ được chiếu lại, và James sử dụng hệ thống máy chiếu này chiếu tất cả các vị trí khác nhau của từng góc đoạn của mỗi phân cảnh, sau đó “lắp” chúng vào với công đoạn cuối cùng của đồ hoạ.

Computer power: máy tính được phát huy hết công suất trong việc tạo nên những cảnh núi rừng kỳ vị, huyền ảo với những thảm thực vật xanh rì tuyệt đẹp và kỳ lạ.
Thu Trang
Link nguồn: http://www.thegioidienanh.vn/20100112122441272p134c146/giai-m227-suc-manh-3d-trong-avatar.htm