Thanksforsharing
Moderator
Được biết hiện nay có tới hai phần ba dân số thế giới không thể truy cập được internet. Trong khi Facebook hiện đang có hơn một tỷ người đăng ký sử dụng. Và trước khi nó muốn xâm chiếm hết phần còn lại của thế giới, việc trước mắt là gã khổng lồ này phải làm sao để mọi người dân có thể tiếp cận được mạng internet.
Facebook đang thử nghiệm các phương cách mới để mang Internet đến vùng sâu vùng xa qua việc sử dụng máy bay không người lái, vệ tinh và laser
Công ty chuyên về mạng xã hội nổi tiếng Facebook mới đây vừa tuyên bố về một kế hoạch đầy tham vọng sắp tới của họ, đó là sẽ đem internet đến từng người dân một trên toàn thế giới. Tin tức từ phòng nghiên cứu của Facebook cho biết, các kỹ thuật tiên tiến đang được nghiên cứu và thử nghiệm bao gồm máy bay không người lái, vệ tinh nhân tạo và tia laser để có thể đưa internet đến các vùng cô lập hiện nay của thế giới.
“Chúng tôi đang làm việc cật lực bằng nhiều cách để có thể chiếu tỏa tia sáng internet đến cho người dân từ bầu trời”, CEO của Facebook là Mark Zuckerberg cho biết như trên khi đề cập đến một nỗ lực mới đây của Facebook.
Được bíết vào năm ngoái, trong một tuyên bố của mình trên trang mạng Internet.org, Facebook tiết lộ về việc thành lập một liên minh bao gồm các công ty kỹ thuật có máu mặt để cùng làm việc chung với nhau nhằm gỡ bỏ các rào cản để giúp dân chúng có thể dễ dàng tiếp cận internet qua các phương thức truyền thống chẳng hạn như làm cho điện thoại di động có thể truy cập internet một cách đơn giản, dễ dàng với mức giá dễ chịu. Và kết quả của những nỗ lực đó đã mang lại một kết quả đáng khích lệ. Đã có thêm hơn 3 triệu người tiếp cận được với internet, theo lời của Zuckerberg.
Sáng kiến mới này tập trung thử nghiệm dựa trên những công nghệ mới. Nhóm đang làm việc với những chiếc máy bay không người lái mà một lần phóng có thể lưu lại trên bầu trời trong nhiều tháng nhằm cung cấp kết nối Internet đến các khu vực ngoại ô hẻo lánh. Tại các điểm vùng nông thôn, vệ tinh sẽ được kiểm tra thử nghiệm để đảm nhận vai trò như một cách để kết nối những nhóm người một trên mặt đất. Nhóm sẽ cố gắng để làm cho các kết nối đường dài này đạt tốc độ nhanh hơn bằng cách sử dụng các chùm tia laser hồng ngoại vô hình.
Để tránh bị thâm nhập vào các nguồn dữ liệu thông qua các vệ tinh và máy bay, lần này Facebook đã tuyển dụng các chuyên gia hàng không vũ trụ từ NASA cũng như đội ngũ những người phát triển thành công máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời Zephyr.
Khả năng có truy cập internet được hay không là một nguyên nhân chính yếu khiến nhiều công ty công nghệ lớn có thể dễ dàng bị tụt hâu lại đằng sau. Vì lẽ đó nó sẽ là một khoản đầu tư kinh doanh cực kỳ thông minh.
Thật ra mà nói, Google cũng đã từng công bố tiến hành kế hoạch tương tự từ hồi mùa hè năm ngoái đầy tham vọng với tên gọi của dự án là Loon. Thay vì máy bay, Goolge đang thử nghiệm loại khí cầu khổng lồ có thể bay trong tầng bình lưu của trái đất trong 100 ngày kể tứ lúc phóng. Bằng việc sử dụng loại ăng-ten chuyên ngành, các quả cầu này sẽ cung cấp Internet ở tốc độ 3G.
Cả hai gã khổng lồ này liên tục khẳng định kế hoạch đưa Internet đến người dân trên toàn thế giới như là hành động nhân đạo, vị tha, cứ không phải là để chiếm đất hiểu theo nghĩa kinh doanh. Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã bác bỏ một số trong những nỗ lực này trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào năm 2013. Ông nói rằng "khi mà một đứa trẻ bị tiêu chảy, không, không có cái trang web có thể chữa lành cho em cả."
Ở các vùng sâu vùng xa nhất trên thế giới, nghèo đói mới chính là một mối bận tâm bức xúc còn hơn cả kết nối Internet. Nơi đó, người ta không đủ tiền để trả tiền điện, nước sạch và điện thoại cho mình. Mặc dầu vậy, các tổ chức nhân đạo đã và đang cố gắng thúc đẩy việc tiếp cận nhiều hơn nữa tại các vùng sâu vùng xa để nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp. Ví dụ, nhờ có internet, nó sẽ làm cho những người có trách nhiệm tại địa phương dễ dàng hơn để thiết lập các trạm chăm sóc sức khỏe từ xa trong trường hợp các bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất cũng cách xa vài giờ hoặc vài ngày đường.
Ở những nước nơi mà Internet đã được phổ biến rộng rãi hơn, việc truy cập internet không hạn chế cho phép mọi người có quyền tự do biểu đạt suy nghĩ của mình mà không bị cấm đoán, theo dõi. Điều này cần thiết và quan trọng tới mức mà Liên Hiệp Quốc tuyên bố quyền truy cập vào Internet là một quyền con người cơ bản trong năm 2011. Các chính phủ có thể vẫn kiểm duyệt hoặc lọc truy cập để kiểm soát những thông tin họ không muốn phổ biến. Ví dụ như việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang làm với nỗ lực gần đây của họ nhằm để ngăn chặn người dân truy cập vào Twitter và YouTube.
Vào thời điểm hiện tại, phòng thí nghiệm của Facebook đang tập trung vào những thách thức kỹ thuật của việc cung cấp Internet đến các vùng miền có tính chất địa lý phức tạp. Cuối cùng, một khi chi phí cho Internet và điện thoại di động ở mức thấp sẽ có thể giúp thêm nhiều người hơn nữa tiếp cận được Internet, và khi đó, con số người dùng sẽ đăng ký sử dụng Facebook biết đâu chừng lại tăng vùn vụt đến chóng mặt.

Facebook đang thử nghiệm các phương cách mới để mang Internet đến vùng sâu vùng xa qua việc sử dụng máy bay không người lái, vệ tinh và laser
Công ty chuyên về mạng xã hội nổi tiếng Facebook mới đây vừa tuyên bố về một kế hoạch đầy tham vọng sắp tới của họ, đó là sẽ đem internet đến từng người dân một trên toàn thế giới. Tin tức từ phòng nghiên cứu của Facebook cho biết, các kỹ thuật tiên tiến đang được nghiên cứu và thử nghiệm bao gồm máy bay không người lái, vệ tinh nhân tạo và tia laser để có thể đưa internet đến các vùng cô lập hiện nay của thế giới.
“Chúng tôi đang làm việc cật lực bằng nhiều cách để có thể chiếu tỏa tia sáng internet đến cho người dân từ bầu trời”, CEO của Facebook là Mark Zuckerberg cho biết như trên khi đề cập đến một nỗ lực mới đây của Facebook.
Được bíết vào năm ngoái, trong một tuyên bố của mình trên trang mạng Internet.org, Facebook tiết lộ về việc thành lập một liên minh bao gồm các công ty kỹ thuật có máu mặt để cùng làm việc chung với nhau nhằm gỡ bỏ các rào cản để giúp dân chúng có thể dễ dàng tiếp cận internet qua các phương thức truyền thống chẳng hạn như làm cho điện thoại di động có thể truy cập internet một cách đơn giản, dễ dàng với mức giá dễ chịu. Và kết quả của những nỗ lực đó đã mang lại một kết quả đáng khích lệ. Đã có thêm hơn 3 triệu người tiếp cận được với internet, theo lời của Zuckerberg.
Sáng kiến mới này tập trung thử nghiệm dựa trên những công nghệ mới. Nhóm đang làm việc với những chiếc máy bay không người lái mà một lần phóng có thể lưu lại trên bầu trời trong nhiều tháng nhằm cung cấp kết nối Internet đến các khu vực ngoại ô hẻo lánh. Tại các điểm vùng nông thôn, vệ tinh sẽ được kiểm tra thử nghiệm để đảm nhận vai trò như một cách để kết nối những nhóm người một trên mặt đất. Nhóm sẽ cố gắng để làm cho các kết nối đường dài này đạt tốc độ nhanh hơn bằng cách sử dụng các chùm tia laser hồng ngoại vô hình.
Để tránh bị thâm nhập vào các nguồn dữ liệu thông qua các vệ tinh và máy bay, lần này Facebook đã tuyển dụng các chuyên gia hàng không vũ trụ từ NASA cũng như đội ngũ những người phát triển thành công máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời Zephyr.
Khả năng có truy cập internet được hay không là một nguyên nhân chính yếu khiến nhiều công ty công nghệ lớn có thể dễ dàng bị tụt hâu lại đằng sau. Vì lẽ đó nó sẽ là một khoản đầu tư kinh doanh cực kỳ thông minh.
Thật ra mà nói, Google cũng đã từng công bố tiến hành kế hoạch tương tự từ hồi mùa hè năm ngoái đầy tham vọng với tên gọi của dự án là Loon. Thay vì máy bay, Goolge đang thử nghiệm loại khí cầu khổng lồ có thể bay trong tầng bình lưu của trái đất trong 100 ngày kể tứ lúc phóng. Bằng việc sử dụng loại ăng-ten chuyên ngành, các quả cầu này sẽ cung cấp Internet ở tốc độ 3G.
Cả hai gã khổng lồ này liên tục khẳng định kế hoạch đưa Internet đến người dân trên toàn thế giới như là hành động nhân đạo, vị tha, cứ không phải là để chiếm đất hiểu theo nghĩa kinh doanh. Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã bác bỏ một số trong những nỗ lực này trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào năm 2013. Ông nói rằng "khi mà một đứa trẻ bị tiêu chảy, không, không có cái trang web có thể chữa lành cho em cả."
Ở các vùng sâu vùng xa nhất trên thế giới, nghèo đói mới chính là một mối bận tâm bức xúc còn hơn cả kết nối Internet. Nơi đó, người ta không đủ tiền để trả tiền điện, nước sạch và điện thoại cho mình. Mặc dầu vậy, các tổ chức nhân đạo đã và đang cố gắng thúc đẩy việc tiếp cận nhiều hơn nữa tại các vùng sâu vùng xa để nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp. Ví dụ, nhờ có internet, nó sẽ làm cho những người có trách nhiệm tại địa phương dễ dàng hơn để thiết lập các trạm chăm sóc sức khỏe từ xa trong trường hợp các bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất cũng cách xa vài giờ hoặc vài ngày đường.
Ở những nước nơi mà Internet đã được phổ biến rộng rãi hơn, việc truy cập internet không hạn chế cho phép mọi người có quyền tự do biểu đạt suy nghĩ của mình mà không bị cấm đoán, theo dõi. Điều này cần thiết và quan trọng tới mức mà Liên Hiệp Quốc tuyên bố quyền truy cập vào Internet là một quyền con người cơ bản trong năm 2011. Các chính phủ có thể vẫn kiểm duyệt hoặc lọc truy cập để kiểm soát những thông tin họ không muốn phổ biến. Ví dụ như việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang làm với nỗ lực gần đây của họ nhằm để ngăn chặn người dân truy cập vào Twitter và YouTube.
Vào thời điểm hiện tại, phòng thí nghiệm của Facebook đang tập trung vào những thách thức kỹ thuật của việc cung cấp Internet đến các vùng miền có tính chất địa lý phức tạp. Cuối cùng, một khi chi phí cho Internet và điện thoại di động ở mức thấp sẽ có thể giúp thêm nhiều người hơn nữa tiếp cận được Internet, và khi đó, con số người dùng sẽ đăng ký sử dụng Facebook biết đâu chừng lại tăng vùn vụt đến chóng mặt.
Theo CNN