Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Mấy ngày nay, dân tình đang bàn tán và lên án cái tính năng “Một năm nhìn lại” (Year in Review). Câu chuyện bắt nguồn từ một nhà văn nào đó, có cô con gái đã chết vì ung thư. Sau khi hí hửng làm cái “Một năm nhìn lại” thì thấy hình con gái mình chình ình bên cạnh những hình ảnh vui chơi, thế là đau lòng (và cả đau mề). Tiếp theo là chỉ trích cái tính năng này của Facebook đã khiến ông buồn.
Và cũng như mọi lần, ít ai chịu suy nghĩ mà vẫn để mình bị cuốn theo “hiệu ứng đám đông”, hay nói một cách trăng hoa là “ném đá theo phong trào”. Con người luôn luôn vậy, họ thường làm những việc mà đa số người khác cũng làm, vì họ sợ mình khác biệt, sợ phải đi ngược dòng nước, sợ phải chống lại đám đông hung hãn và lười suy xét. Họ nghĩ rằng, nếu có làm sai thì ít ra cũng đầy thằng sai như mình, hay không!
Tính năng “Một năm nhìn lại” có gì sai?
Tính năng này tiếng Tây là “Year in Review”, đây là một ứng dụng mà Facebook tạo ra để người dùng có thể tự mình tạo một cuốn album tự động, có chứa những hình ảnh “điển hình” của mình trong năm qua (đều do mình tự up lên cả), và đó được gọi là “Một năm nhìn lại”, hay không!. Khi post cuốn album lên thì facebook sẽ kèm theo câu nói mặc định “Thật là một năm tuyệt vời!”.
Hình ảnh minh họa, nhiều người thích thú với tính năng này
Chúng ra vẫn luôn ra rả rằng “máy móc không thể thay thế con người được”, và giờ chúng ta đang lên án cái máy làm ảnh hưởng đến cảm xúc của con người, hay không! Hình do mình up lên, ứng dụng cũng do mình click vào nhưng làm xong lại chửi, ô hay.
Bản thân cái tính năng này chẳng sai gì cả, nó được đưa ra đó, ai muốn dùng thì dùng, không muốn dùng thì thôi, bạn đâu có trả tiền để được dùng cái đó. Nói hơi khập khiễng một chút, nó giống như cơm từ thiện được phát, bạn đòi ăn, ăn xong lại chê cơm từ thiện dỡ ẹc, chả bằng cơm mấy chỗ khác. Không ai ép bạn phải làm cái “Một năm nhìn lại” cả, tự mình làm thì tự mình chịu thôi, kêu ca cái gì, lớn cả rồi!
Lời xin lỗi
Giám đốc Jonathan Gheller của Facebook đã có lời xin lỗi đến ông nhà văn “vô tình” bị làm đau lòng kia và mọi chuyện đã êm đẹp. Nhưng lời xin lỗi đến từ Facebook khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Rõ ràng là facebook không sai, tính năng kia cũng vậy, bởi đơn giản họ đâu ép buộc người dùng, chính bản thân họ lựa chọn dùng tính năng đó. Nhưng họ vẫn xin lỗi. Lời xin lỗi đôi khi được dùng không phải chỉ để … xin lỗi, nó còn được dùng như là một thái độ lịch sự, một mong muốn chia sẻ cảm thông. Lời xin lỗi như minh chứng cho một phong thái lịch lãm, một quý ông đích thực.
Nhìn lại chúng ta, có bao giờ chúng ta thấy một doanh nghiệp lớn nào xin lỗi người dùng khi có việc xảy ra chưa? Những hãng hàng không luôn ca bài “anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé”, những thực phẩm độc hại “vô tình” xuất hiện ngoài chợ, những liều vacxin tiêm nhầm, những “cư dân mạng” phát điên vì cáp quang “đến hẹn lại đứt”… Không có, không có đâu, “phụ nữ xấu thì không có quà”.
Thế đấy, với một sự việc, nhìn nhận như thế nào là đúng đắn, xử sự như thế nào là hợp lý không phải là đơn giản. Những đám đông vẫn hò hét ngoài kia và những quý ông lịch lãm vẫn điềm tĩnh đón tiếp. Không phải tự nhiên mà người ta bảo rằng, “nắm được lòng dân là nắm được tất cả”
Và cũng như mọi lần, ít ai chịu suy nghĩ mà vẫn để mình bị cuốn theo “hiệu ứng đám đông”, hay nói một cách trăng hoa là “ném đá theo phong trào”. Con người luôn luôn vậy, họ thường làm những việc mà đa số người khác cũng làm, vì họ sợ mình khác biệt, sợ phải đi ngược dòng nước, sợ phải chống lại đám đông hung hãn và lười suy xét. Họ nghĩ rằng, nếu có làm sai thì ít ra cũng đầy thằng sai như mình, hay không!
Tính năng “Một năm nhìn lại” có gì sai?
Tính năng này tiếng Tây là “Year in Review”, đây là một ứng dụng mà Facebook tạo ra để người dùng có thể tự mình tạo một cuốn album tự động, có chứa những hình ảnh “điển hình” của mình trong năm qua (đều do mình tự up lên cả), và đó được gọi là “Một năm nhìn lại”, hay không!. Khi post cuốn album lên thì facebook sẽ kèm theo câu nói mặc định “Thật là một năm tuyệt vời!”.
Hình ảnh minh họa, nhiều người thích thú với tính năng này
Chúng ra vẫn luôn ra rả rằng “máy móc không thể thay thế con người được”, và giờ chúng ta đang lên án cái máy làm ảnh hưởng đến cảm xúc của con người, hay không! Hình do mình up lên, ứng dụng cũng do mình click vào nhưng làm xong lại chửi, ô hay.
Bản thân cái tính năng này chẳng sai gì cả, nó được đưa ra đó, ai muốn dùng thì dùng, không muốn dùng thì thôi, bạn đâu có trả tiền để được dùng cái đó. Nói hơi khập khiễng một chút, nó giống như cơm từ thiện được phát, bạn đòi ăn, ăn xong lại chê cơm từ thiện dỡ ẹc, chả bằng cơm mấy chỗ khác. Không ai ép bạn phải làm cái “Một năm nhìn lại” cả, tự mình làm thì tự mình chịu thôi, kêu ca cái gì, lớn cả rồi!
Lời xin lỗi
Giám đốc Jonathan Gheller của Facebook đã có lời xin lỗi đến ông nhà văn “vô tình” bị làm đau lòng kia và mọi chuyện đã êm đẹp. Nhưng lời xin lỗi đến từ Facebook khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Rõ ràng là facebook không sai, tính năng kia cũng vậy, bởi đơn giản họ đâu ép buộc người dùng, chính bản thân họ lựa chọn dùng tính năng đó. Nhưng họ vẫn xin lỗi. Lời xin lỗi đôi khi được dùng không phải chỉ để … xin lỗi, nó còn được dùng như là một thái độ lịch sự, một mong muốn chia sẻ cảm thông. Lời xin lỗi như minh chứng cho một phong thái lịch lãm, một quý ông đích thực.
Nhìn lại chúng ta, có bao giờ chúng ta thấy một doanh nghiệp lớn nào xin lỗi người dùng khi có việc xảy ra chưa? Những hãng hàng không luôn ca bài “anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé”, những thực phẩm độc hại “vô tình” xuất hiện ngoài chợ, những liều vacxin tiêm nhầm, những “cư dân mạng” phát điên vì cáp quang “đến hẹn lại đứt”… Không có, không có đâu, “phụ nữ xấu thì không có quà”.
Thế đấy, với một sự việc, nhìn nhận như thế nào là đúng đắn, xử sự như thế nào là hợp lý không phải là đơn giản. Những đám đông vẫn hò hét ngoài kia và những quý ông lịch lãm vẫn điềm tĩnh đón tiếp. Không phải tự nhiên mà người ta bảo rằng, “nắm được lòng dân là nắm được tất cả”