torune
Film critic
Đến hết ngày 17/9/2015, ước tính tổng giá trị tài sản của Elon Musk đạt ở mức 13,1 tỷ USD. Mặc dù doanh nhân sinh năm 1971 nổi tiếng trong vài năm trở lại đây nhờ đế chế xe điện, ít ai biết được Musk còn là chủ sở hữu của rất nhiều dự án công nghệ mà hiện vẫn chưa ai biết được mục đích tối cao của ông là gì.
Trong một bài phỏng vấn, Elon Musk chia sẻ: "Không có kinh doanh ở đây, tôi chỉ theo đuổi mục đích của mình". Sau đây, mời bạn đọc điểm qua 18 dự án công nghệ mà Elon Musk tự mình sáng lập, đồng sáng lập, đầu tư vốn hoặc hỗ trợ bằng cách nào đó; khiến ông trở thành một hình mẫu tài phiệt thường thấy trong các câu chuyện về siêu anh hùng.
1. Zip2 Corporation <tiên phong trong dịch vụ chỉ đường>
Năm 24 tuổi, Elon Musk rời trường Đại học Stanford để thành lập công ty đầu tiên của mình: Zip2 Corporation - dịch vụ có nền tảng web, cung cấp bản đồ và hướng đi đến cách doanh nghiệp xuất hiện trên các tờ báo điện tử. Có thể nói, đây là tổ tiên của dịch vụ Yellow Pages.
4 năm sau (cụ thể là năm 1999), Musk bán công ty cho Compaq với giá 307 triệu USD. Ở thời điểm đó, đây là một khoảng tiền không nhỏ chi cho một công ty chỉ tồn tại trên Internet.
2. X.com <một phần của PayPal>
Trong cùng năm mà Musk bán Zip2, ông dùng 10 triệu USD từ doanh thu để thành lập công ty dịch vụ tài chính trực tuyến mang tên X.com. Musk muốn tập trung phát triển hình thức thanh toán thông qua email. Vì vậy, ông đã tự mình sáp nhập với đối thủ Confinity.
Vì lý do cá nhân, những lãnh đạo của Confinity đã đuổi việc Musk, sau đó đổi tên công ty thành PayPal (bị eBay mua lại vào năm 2002, với giá 1,5 tỷ USD).
3. Everdream <một phần của Dell>
Được sáng lập vào năm 1998 bởi Musk và người anh em Lyndon Rive, Everdream chuyên kinh doanh giải pháp tin học (gồm: phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu, mã hóa dữ liệu mật...) trên máy tính thuộc các doanh nghiệp nhỏ. Năm 2007, Everdream bán mình cho Dell.
4. Space X <nỗ lực vươn ra vũ trụ>
Trong một bài phỏng vấn, Musk chia sẻ dự án này quan trọng như thế nào với Hành tinh Xanh (Trái Đất) đã hơn 4 tỷ năm tuổi: "(Sự sống ở một hành tinh gồm những bước ngoặc) cuộc sống đơn bào xuất hiện, theo sau bởi cuộc sống đa bào, rồi đến thực vật, động vật. Căn cứ trình tự này, tôi muốn thêm một bước ngoặc nữa: chuyển sự sống từ thành tinh này sang hành tinh khác".
Minh chứng cho tuyên bố trên là sự ra đời của SpaceX (vào năm 2002) - công ty chuyên sản xuất tàu vũ trụ để biến nó thành một sản phẩm tiêu dùng. Năm 2012, tàu Dragon của SpaceX trở thành tàu vũ trụ thương mại đầu tiên di chuyển giữa Trái Đất và trạm ISS. Bên cạnh đó, đầu tháng 9/2015, Elon Musk đã bày tỏ tham vọng lấn chiếm sao Hỏa. Thông tin chi tiết sẽ được ông công bố cuối năm nay.
5. Musk Foundation <bài toán cho năng lượng xanh>
Musk Foundation được thành lập để hỗ trợ nghiên cứu liên quan đến năng lượng có thể tái chế, khám phá không gian, giáo dục kỹ thuật/khoa hoặc và ngăn ngừa bệnh/dịch ở trẻ nhỏ. Theo tờ Inside Philanthropy, quỹ đầu tư này đã chi 783.700 USD (trong đó có 250.000 USD cho một hệ thống năng lượng mặt trời) ở Fukushima sau thảm họa sóng thần vào năm 2011.
6. Tesla Motors <thách thức dành cho các đại gia bốn bánh>
Sau khi đầu tư mạnh tay vào Tesla Motors (do Martin Eberhard và Marc Tarpenning) vào năm 2003, Musk đã chiếm được một ghế lãnh đạo của công ty. Sản phẩm đầu tiên của Tesla Motors là Roadster - một chiếc SUV có thể tăng tốc từ 0 đến 60 mph (96 km/h) chỉ trong 4 giây, cùng khả năng di chuyển 250 dặm (402 km) chỉ sau 1 lần sạc.
Sau khủng hoảng kinh tế 2008, Musk càng chứng tỏ khả năng của mình trong việc lèo lái công ty và danh hiệu CEO theo ông đến tận ngày hôm nay.
7. Surrey Satellite Technology <công ty về vệ tinh>
Năm 2005, Musk mua 10% cổ phần trong Surrey Satellite Tech - một công ty chuyên cung cấp vệ tinh cỡ nhỏ. Việc này không khó đoán vì nó là bước đệm cho SpaceX. Hiện tại, công ty này đang xây dựng các vệ tinh kích cỡ trung bình, hỗ trợ dự báo thời tiết, liên lạc...
8. SolarCity <mạng lưới năng lượng mặt trời>
Elon Musk tiếp tục đầu tư cho sở thích (năng lượng xanh) của mình bằng việc xây dựng SolarCity - một trong những mạng lưới cung cấp điện chuyển hóa từ năng lượng mặt trời lớn nhất trên đất Mỹ. SolarCity được thành lập vào năm 2006 bởi người anh em Lyndon và Peter Rive. Hiện tại, Musk là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty.
Tháng 4/2015, SolarCity ký hợp đồng làm ăn với Tesla để cung cấp điện dự phòng cho xe hơi.
9. Mahalo <website học tập>
Được biết, Musk đã đầu tư cho Mahalo.com khi website này xuất hiện (vào năm 2007). Tương tự Wikipedia hay Quora, Mahalo cung cấp những bài học/hướng dẫn miễn phí căn cứ vào yêu cầu của người đăng tải.
Nhưng, vào năm 2011, Mahalo đã bị Google chèn ép tính năng tìm kiếm, buộc phải sa thải 10% nhân viên. Lúc này, website chuyển hướng làm video hướng dẫn đồng thời truyền phát các khóa học trực tuyến. Đáng chú ý, Musk có tham gia thực hiện một vài video cho Mahalo.
10. Stripe <ví điện tử>
Dù không còn dính líu tới PayPal, Musk vẫn còn hứng thú loại hình thanh toán trực tuyến. Kết quả là, ông đã đầu tư vào startup Stripe (thành lập năm 2010) - hiện đang được định giá 5 tỷ USD. Stripe đang lên kế hoạch móc nối với Face và Lyft. Thêm nữa, Stripe vừa thành công trong việc gắn thêm nút "Buy" (mua) vào thanh trạng thái của người dùng Twitter.
11. Halcyon Molecular Inc. <thất bại với DNA>
Một trong những thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của Elon Musk: Halcyon Molecular Inc. - lập nên bởi 2 anh em William và Michael Andregg, nhằm mục đích khám phá những bí mật nằm trong DNA.
Năm 2009, Halcyon Molecular mạnh dạn tuyên bố tìm ra phương pháp giải mã bộ gen của khách hàng trong vòng 10 phút với giá chỉ 100 USD. Nhưng, đây là sân chơi của các chuyên gia y tế và nhiều người khác đã tìm ra giải pháp rẻ hơn. Điều này đã gây sức ép, buộc đại diện của Thung lũng Silicon đóng cửa vào năm 2012.
12. Trung tâm Khoa học Tesla <bảo tàng tại New York>
Musk đã đóng góp 1 tỷ USD giúp xây dựng viện bảo tàng tôn vinh người phát hiện ra điện. Bảo tàng này tọa lạc ở Wardenclyffe (New York), trên chính mảnh đất mà Tesla từng xây dựng phòng thí nghiệm của mình. Bên cạnh đó, đại gia xe điện còn xây một trạm tiếp nhiên liệu (điện) trong khuôn viên của bảo tàng.
13. Vicarious <một phiếu bầu cho AI>
Elon Musk từng bày tỏ thái độ không đồng tình với trí thông minh nhân tạo (AI), ông từng mô tả nó giống như "triệu hồi quỷ dữ" tại một bài phát biểu ở đại học MIT vào năm 2014. Tuy nhiên, thay vì bài trừ AI, Musk chi tiền cho những nghiên cứu giúp kiểm soát AI và làm nó thân thiện hơn. Một trong những người nhận được đầu tư (40 triệu USD) của Musk là startup Vicarious (thành lập năm 2010).
Vicarious vẫn còn khá bí ẩn. Thông tin về công ty hiện tại chỉ có:
14. DeepMind Technologies <phiếu bầu thứ 2 cho AI>
Trong một bài phỏng với với CNBC, Musk nói: "(Tôi đầu tư cho AI) nhưng không mong chờ lợi lộc... Tôi muốn canh chừng nó để xem chuyện gì đang diễn ra. Tôi nghĩ, có một hậu quả khôn lường sẽ xảy ra trong tương lai".
Musk nói với tờ Guardian: "Có rất nhiều phim về vấn đề này... chẳng hạn như Terminator. Chúng ta phải đảm bảo một kết thúc tốt đẹp chứ không phải thảm họa (như trong phim)".
Musk tiếp tục can thiệp vào quá trình sinh nở AI bằng một mối đầu tư cho DeepMind - vừa bị Google thâu tóm vào năm ngoái và đã đổi tên thành Google DeepMind.
15. Học viện Tương lai Cuộc sống <giải pháp phòng chống AI>
Đầu năm nay, Musk đầu tư 10 triệu USD vào Học viện Tương lai của Cuộc sống (Future of Life Institute) nhằm hỗ trợ giảm thiểu những mối nguy dính dáng tới các AI trong hình hài con người. Theo tin được tiết lộ, tồn tại những dự án xây dựng phép tắc và quan niệm đạo đức cho AI, song song với việc kiểm soát các vũ khí tối tân được trang bị AI.
16. XPrize Foundation <giải thưởng nhân văn>
Elon Musk hiện nằm trong ban tổ chức của XPrize Foundation - tổ chức phi lợi nhuận, tuyên dương những phát minh hỗ trợ con người. XPrize đã công bố giải thưởng tiền mặt cực kỳ lớn cho những phát minh liên quan đến: khai thác hải sản bền vững, né tránh thiên thạch, vải tàng hình và sự sống ngoài hành tinh.
Bên cạnh đó, có 1 giải thưởng trị giá 30 triệu USD (mang tên Google Lunar XPrize, dành cho những robot tư nhân đặt chân lên mặt trăng); và 1 giải thưởng trị giá 2 triệu USD (mang tên Wendy Schmidt Ocean Health XPrize, dành cho những giải pháp phục hồi hệ sinh thái biển).
17. NeuroVigil <khám phá não bộ>
Khởi động từ năm 2007, NeuroVigil tập trung phát triển iBrain - thiết bị duy nhất trên thế giới theo dõi tín hiệu phát ra từ não và giải mã chúng. Musk trở thành nhà đầu tư chính của công ty kể từ tháng 5/2015.
NeuroVigil có 2 tham vọng lớn:
18. Hyperloop <xe bus vị lai>
Năm 2013, Musk công bố Hyperloop và mở cửa cho mọi người để phát triển nó. Hyperloop là một hệ thống đường ray với vận tốc 500 mph (804 km/h) nối liền San Francisco và Los Angeles. Musk cũng khẳng định chưa có kế hoạch thương mại hóa ý tưởng này.
Có lẽ chỉ sau Steve Jobs của Apple, Elon Musk là người tiếp theo được trao cho danh hiệu "dị nhân của tạo hóa" (trích lời Dolly Singh - Giám đốc Nhân sự làm việc với Elon Musk suốt 5 năm trời). Chỉ với 6 tiếng mỗi ngày cho việc ngủ và 100 giờ lao động mỗi tuần, Elon Musk đã và đang từng ngày thay đổi cách người dùng tiếp cận với công nghệ. Liệu ông có hoàn thành được những mục tiêu của cuộc đời mình? Thời gian tiếp tục là câu trả lời cho mọi thắc mắc.

Trong một bài phỏng vấn, Elon Musk chia sẻ: "Không có kinh doanh ở đây, tôi chỉ theo đuổi mục đích của mình". Sau đây, mời bạn đọc điểm qua 18 dự án công nghệ mà Elon Musk tự mình sáng lập, đồng sáng lập, đầu tư vốn hoặc hỗ trợ bằng cách nào đó; khiến ông trở thành một hình mẫu tài phiệt thường thấy trong các câu chuyện về siêu anh hùng.
1. Zip2 Corporation <tiên phong trong dịch vụ chỉ đường>
Năm 24 tuổi, Elon Musk rời trường Đại học Stanford để thành lập công ty đầu tiên của mình: Zip2 Corporation - dịch vụ có nền tảng web, cung cấp bản đồ và hướng đi đến cách doanh nghiệp xuất hiện trên các tờ báo điện tử. Có thể nói, đây là tổ tiên của dịch vụ Yellow Pages.
4 năm sau (cụ thể là năm 1999), Musk bán công ty cho Compaq với giá 307 triệu USD. Ở thời điểm đó, đây là một khoảng tiền không nhỏ chi cho một công ty chỉ tồn tại trên Internet.
2. X.com <một phần của PayPal>
Trong cùng năm mà Musk bán Zip2, ông dùng 10 triệu USD từ doanh thu để thành lập công ty dịch vụ tài chính trực tuyến mang tên X.com. Musk muốn tập trung phát triển hình thức thanh toán thông qua email. Vì vậy, ông đã tự mình sáp nhập với đối thủ Confinity.
Vì lý do cá nhân, những lãnh đạo của Confinity đã đuổi việc Musk, sau đó đổi tên công ty thành PayPal (bị eBay mua lại vào năm 2002, với giá 1,5 tỷ USD).
3. Everdream <một phần của Dell>
Được sáng lập vào năm 1998 bởi Musk và người anh em Lyndon Rive, Everdream chuyên kinh doanh giải pháp tin học (gồm: phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu, mã hóa dữ liệu mật...) trên máy tính thuộc các doanh nghiệp nhỏ. Năm 2007, Everdream bán mình cho Dell.
4. Space X <nỗ lực vươn ra vũ trụ>
Trong một bài phỏng vấn, Musk chia sẻ dự án này quan trọng như thế nào với Hành tinh Xanh (Trái Đất) đã hơn 4 tỷ năm tuổi: "(Sự sống ở một hành tinh gồm những bước ngoặc) cuộc sống đơn bào xuất hiện, theo sau bởi cuộc sống đa bào, rồi đến thực vật, động vật. Căn cứ trình tự này, tôi muốn thêm một bước ngoặc nữa: chuyển sự sống từ thành tinh này sang hành tinh khác".
Minh chứng cho tuyên bố trên là sự ra đời của SpaceX (vào năm 2002) - công ty chuyên sản xuất tàu vũ trụ để biến nó thành một sản phẩm tiêu dùng. Năm 2012, tàu Dragon của SpaceX trở thành tàu vũ trụ thương mại đầu tiên di chuyển giữa Trái Đất và trạm ISS. Bên cạnh đó, đầu tháng 9/2015, Elon Musk đã bày tỏ tham vọng lấn chiếm sao Hỏa. Thông tin chi tiết sẽ được ông công bố cuối năm nay.
5. Musk Foundation <bài toán cho năng lượng xanh>
Musk Foundation được thành lập để hỗ trợ nghiên cứu liên quan đến năng lượng có thể tái chế, khám phá không gian, giáo dục kỹ thuật/khoa hoặc và ngăn ngừa bệnh/dịch ở trẻ nhỏ. Theo tờ Inside Philanthropy, quỹ đầu tư này đã chi 783.700 USD (trong đó có 250.000 USD cho một hệ thống năng lượng mặt trời) ở Fukushima sau thảm họa sóng thần vào năm 2011.
6. Tesla Motors <thách thức dành cho các đại gia bốn bánh>
Sau khi đầu tư mạnh tay vào Tesla Motors (do Martin Eberhard và Marc Tarpenning) vào năm 2003, Musk đã chiếm được một ghế lãnh đạo của công ty. Sản phẩm đầu tiên của Tesla Motors là Roadster - một chiếc SUV có thể tăng tốc từ 0 đến 60 mph (96 km/h) chỉ trong 4 giây, cùng khả năng di chuyển 250 dặm (402 km) chỉ sau 1 lần sạc.
Sau khủng hoảng kinh tế 2008, Musk càng chứng tỏ khả năng của mình trong việc lèo lái công ty và danh hiệu CEO theo ông đến tận ngày hôm nay.
7. Surrey Satellite Technology <công ty về vệ tinh>
Năm 2005, Musk mua 10% cổ phần trong Surrey Satellite Tech - một công ty chuyên cung cấp vệ tinh cỡ nhỏ. Việc này không khó đoán vì nó là bước đệm cho SpaceX. Hiện tại, công ty này đang xây dựng các vệ tinh kích cỡ trung bình, hỗ trợ dự báo thời tiết, liên lạc...
8. SolarCity <mạng lưới năng lượng mặt trời>
Elon Musk tiếp tục đầu tư cho sở thích (năng lượng xanh) của mình bằng việc xây dựng SolarCity - một trong những mạng lưới cung cấp điện chuyển hóa từ năng lượng mặt trời lớn nhất trên đất Mỹ. SolarCity được thành lập vào năm 2006 bởi người anh em Lyndon và Peter Rive. Hiện tại, Musk là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty.
Tháng 4/2015, SolarCity ký hợp đồng làm ăn với Tesla để cung cấp điện dự phòng cho xe hơi.
9. Mahalo <website học tập>
Được biết, Musk đã đầu tư cho Mahalo.com khi website này xuất hiện (vào năm 2007). Tương tự Wikipedia hay Quora, Mahalo cung cấp những bài học/hướng dẫn miễn phí căn cứ vào yêu cầu của người đăng tải.
Nhưng, vào năm 2011, Mahalo đã bị Google chèn ép tính năng tìm kiếm, buộc phải sa thải 10% nhân viên. Lúc này, website chuyển hướng làm video hướng dẫn đồng thời truyền phát các khóa học trực tuyến. Đáng chú ý, Musk có tham gia thực hiện một vài video cho Mahalo.
[video=youtube;6K8NkJpUei4]https://www.youtube.com/watch?v=6K8NkJpUei4[/video]
10. Stripe <ví điện tử>
Dù không còn dính líu tới PayPal, Musk vẫn còn hứng thú loại hình thanh toán trực tuyến. Kết quả là, ông đã đầu tư vào startup Stripe (thành lập năm 2010) - hiện đang được định giá 5 tỷ USD. Stripe đang lên kế hoạch móc nối với Face và Lyft. Thêm nữa, Stripe vừa thành công trong việc gắn thêm nút "Buy" (mua) vào thanh trạng thái của người dùng Twitter.
11. Halcyon Molecular Inc. <thất bại với DNA>
Một trong những thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của Elon Musk: Halcyon Molecular Inc. - lập nên bởi 2 anh em William và Michael Andregg, nhằm mục đích khám phá những bí mật nằm trong DNA.
Năm 2009, Halcyon Molecular mạnh dạn tuyên bố tìm ra phương pháp giải mã bộ gen của khách hàng trong vòng 10 phút với giá chỉ 100 USD. Nhưng, đây là sân chơi của các chuyên gia y tế và nhiều người khác đã tìm ra giải pháp rẻ hơn. Điều này đã gây sức ép, buộc đại diện của Thung lũng Silicon đóng cửa vào năm 2012.
12. Trung tâm Khoa học Tesla <bảo tàng tại New York>
Musk đã đóng góp 1 tỷ USD giúp xây dựng viện bảo tàng tôn vinh người phát hiện ra điện. Bảo tàng này tọa lạc ở Wardenclyffe (New York), trên chính mảnh đất mà Tesla từng xây dựng phòng thí nghiệm của mình. Bên cạnh đó, đại gia xe điện còn xây một trạm tiếp nhiên liệu (điện) trong khuôn viên của bảo tàng.
13. Vicarious <một phiếu bầu cho AI>
Elon Musk từng bày tỏ thái độ không đồng tình với trí thông minh nhân tạo (AI), ông từng mô tả nó giống như "triệu hồi quỷ dữ" tại một bài phát biểu ở đại học MIT vào năm 2014. Tuy nhiên, thay vì bài trừ AI, Musk chi tiền cho những nghiên cứu giúp kiểm soát AI và làm nó thân thiện hơn. Một trong những người nhận được đầu tư (40 triệu USD) của Musk là startup Vicarious (thành lập năm 2010).
Vicarious vẫn còn khá bí ẩn. Thông tin về công ty hiện tại chỉ có:
- "...xây dựng một thuật toán tương đương trí tuệ con người ở mặt thị giác, ngôn ngữ và chuyển động..." - đăng trên website của công ty.
- "...sở hữu một máy tính suy nghĩ y chang người, ngoại trừ việc không ăn uống hay ngủ nghỉ..." - đại diện công ty nói với tờ Wall Street Journal.
14. DeepMind Technologies <phiếu bầu thứ 2 cho AI>
Trong một bài phỏng với với CNBC, Musk nói: "(Tôi đầu tư cho AI) nhưng không mong chờ lợi lộc... Tôi muốn canh chừng nó để xem chuyện gì đang diễn ra. Tôi nghĩ, có một hậu quả khôn lường sẽ xảy ra trong tương lai".
Musk nói với tờ Guardian: "Có rất nhiều phim về vấn đề này... chẳng hạn như Terminator. Chúng ta phải đảm bảo một kết thúc tốt đẹp chứ không phải thảm họa (như trong phim)".
Musk tiếp tục can thiệp vào quá trình sinh nở AI bằng một mối đầu tư cho DeepMind - vừa bị Google thâu tóm vào năm ngoái và đã đổi tên thành Google DeepMind.
15. Học viện Tương lai Cuộc sống <giải pháp phòng chống AI>
Đầu năm nay, Musk đầu tư 10 triệu USD vào Học viện Tương lai của Cuộc sống (Future of Life Institute) nhằm hỗ trợ giảm thiểu những mối nguy dính dáng tới các AI trong hình hài con người. Theo tin được tiết lộ, tồn tại những dự án xây dựng phép tắc và quan niệm đạo đức cho AI, song song với việc kiểm soát các vũ khí tối tân được trang bị AI.
16. XPrize Foundation <giải thưởng nhân văn>
Elon Musk hiện nằm trong ban tổ chức của XPrize Foundation - tổ chức phi lợi nhuận, tuyên dương những phát minh hỗ trợ con người. XPrize đã công bố giải thưởng tiền mặt cực kỳ lớn cho những phát minh liên quan đến: khai thác hải sản bền vững, né tránh thiên thạch, vải tàng hình và sự sống ngoài hành tinh.
Bên cạnh đó, có 1 giải thưởng trị giá 30 triệu USD (mang tên Google Lunar XPrize, dành cho những robot tư nhân đặt chân lên mặt trăng); và 1 giải thưởng trị giá 2 triệu USD (mang tên Wendy Schmidt Ocean Health XPrize, dành cho những giải pháp phục hồi hệ sinh thái biển).
17. NeuroVigil <khám phá não bộ>
Khởi động từ năm 2007, NeuroVigil tập trung phát triển iBrain - thiết bị duy nhất trên thế giới theo dõi tín hiệu phát ra từ não và giải mã chúng. Musk trở thành nhà đầu tư chính của công ty kể từ tháng 5/2015.
NeuroVigil có 2 tham vọng lớn:
- Phân tích tín hiệu điện phát ra từ não, giúp các công ty dược phẩm chẩn đoán và điều trị bệnh nhân
- Giúp NASA theo dõi bão bộ của các phi hành gia trong quá trình sinh hoạt trên trạm ISS
18. Hyperloop <xe bus vị lai>
Năm 2013, Musk công bố Hyperloop và mở cửa cho mọi người để phát triển nó. Hyperloop là một hệ thống đường ray với vận tốc 500 mph (804 km/h) nối liền San Francisco và Los Angeles. Musk cũng khẳng định chưa có kế hoạch thương mại hóa ý tưởng này.
Có lẽ chỉ sau Steve Jobs của Apple, Elon Musk là người tiếp theo được trao cho danh hiệu "dị nhân của tạo hóa" (trích lời Dolly Singh - Giám đốc Nhân sự làm việc với Elon Musk suốt 5 năm trời). Chỉ với 6 tiếng mỗi ngày cho việc ngủ và 100 giờ lao động mỗi tuần, Elon Musk đã và đang từng ngày thay đổi cách người dùng tiếp cận với công nghệ. Liệu ông có hoàn thành được những mục tiêu của cuộc đời mình? Thời gian tiếp tục là câu trả lời cho mọi thắc mắc.
Theo TechInsider
Chỉnh sửa lần cuối: