torune
Film critic
[just]Giờ đây, việc đánh giá mức độ vui, căng thẳng hay nhàm chám của một bộ phim không còn lệ thuộc vào cảm tính người xem nữa bởi điều này có thể được chứng minh bằng hóa học.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Học viện Max Plack và Đại học Johannes Gutenberg (Đức) đã tiến hành điều tra sự thay đổi trong thành phần không khí khi khán giả xem nhiều thể loại phim khác nhau, từ những phim hài như "The Secret Life of Walter Mitty" hoặc "Buddy"; cho đến phim thần thoại như "The Hobbit"; hay phim sci-fi như "The Hunger Games". Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích cách khán giả phản ứng với từng cảnh trong từng bộ phim. Kết quả là, sự biến đổi thành phần không khí xảy ra cùng lúc với những phân đoạn nghẹt thở hoặc hài hước.
Jonathan Williams - trưởng nhóm nghiên cứu - cho hay:
Trước đó, Williams và đồng nghiệp đã có kinh nghiệm đo đạc thành phần khí ở rừng mưa Amazon. Nhờ đó, anh phát hiện ra isoprene (bên cạnh CO2) là một trong hơn 800 hóa chất mà một người khỏe mạnh thường xuyên thở ra nhưng chỉ ở nồng độ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được quá trình sinh lý nào trong cơ thể người giúp tạo ra loại hóa chất này.
Một giả thuyết được đưa ra là: nồng độ CO2 và isoprene tăng vọt bởi vì khán giả trở nên căng thẳng, bồn chồn và thở gấp hơn khi xem những cảnh có tình tiết dồn nén. Với các cảnh hài hước, xuất hiện kiểu hình lặp lại nhưng với nhiều hóa chất khác hơn. Sở dĩ nhóm nghiên cứu khẳng định như vậy vì họ đã tiến hành kiểm tra trên diện rộng.
Nguyên nhân dẫn lối Jonathan Williams đến với nghiên cứu này bắt nguồn từ câu hỏi 'liệu chúng ta có thể dựa vào hóa chất để phân biệt từng hoàn cảnh mà con người bày tỏ cảm xúc của họ về nó'. Trước đó, Williams đã nghiên cứu không khí được hình thành từ một nhóm người xem đá banh ở một sân vận động. Nhưng, anh không thu được kết quả gì nên đã quyết định chuyển nghiên cứu vào một môi trường mà cảm xúc của con người có thể bị kiểm soát, đó chính là rạp chiếu phim.
Với kết quả nghiên cứu từ 16 bộ phim, 108 lượt chiếu và 95.000 khán giả, Williams rút ra kết luận:
Nhà khoa học tin rằng đo đạc hơi thở có tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu hô hấp cũng như mở ra nhiều hướng nghiên cứu về trao đổi chất ở con người. Trên quy mô lớn, sự đo đạc này có thể tiến hành trên diện rộng, ít ảnh hưởng đến vấn đề riêng tư và đạo đức hơn.
Bên cạnh đó, ứng dụng của việc đo đạc này trong thị trường quảng cáo không hề nhỏ, nó cung cấp thông tin xoay quanh phản ứng của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và khách quan trước một yếu tố kích thích cảm xúc mà không cần những bài khảo sát dài hàng chục trang.
Nếu như kỹ thuật này đến được tay các nhà làm phim, họ có thể ứng dụng nó vào những buổi chiếu thử để nhận được đánh giá gián tiếp từ 'hóa chất' của các nhà phê bình phim, trước khi họ xuất bản những bài review hoàn chỉnh. Sau khi biết được phản ứng của khán giả xem phim sớm, nhà sản xuất sẽ tiến hành biên tập lại hoặc điều chỉnh để phim trở nên hấp dẫn hơn với khán giả xem rạp.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nồng độ hóa chất từ khán giả cho bộ phim 'Star Wars: The Force Awkening'
Cồn kế (breathanalyzer) khổng lồ, được dùng để phân tích không khí rạp chiếu 30 giây/lần.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Học viện Max Plack và Đại học Johannes Gutenberg (Đức) đã tiến hành điều tra sự thay đổi trong thành phần không khí khi khán giả xem nhiều thể loại phim khác nhau, từ những phim hài như "The Secret Life of Walter Mitty" hoặc "Buddy"; cho đến phim thần thoại như "The Hobbit"; hay phim sci-fi như "The Hunger Games". Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích cách khán giả phản ứng với từng cảnh trong từng bộ phim. Kết quả là, sự biến đổi thành phần không khí xảy ra cùng lúc với những phân đoạn nghẹt thở hoặc hài hước.
Jonathan Williams - trưởng nhóm nghiên cứu - cho hay:
"Kiểu hình hóa chất của 'The Hunger Games' rất rõ ràng, dù cho chúng tôi đã thử với nhiều khán giả khác nhau. Nồng độ CO2 và isoprene trong không khí tăng đáng kể nỗi khi nữ chính chiến đấu vì mục đích sống còn"
Trước đó, Williams và đồng nghiệp đã có kinh nghiệm đo đạc thành phần khí ở rừng mưa Amazon. Nhờ đó, anh phát hiện ra isoprene (bên cạnh CO2) là một trong hơn 800 hóa chất mà một người khỏe mạnh thường xuyên thở ra nhưng chỉ ở nồng độ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được quá trình sinh lý nào trong cơ thể người giúp tạo ra loại hóa chất này.
Một giả thuyết được đưa ra là: nồng độ CO2 và isoprene tăng vọt bởi vì khán giả trở nên căng thẳng, bồn chồn và thở gấp hơn khi xem những cảnh có tình tiết dồn nén. Với các cảnh hài hước, xuất hiện kiểu hình lặp lại nhưng với nhiều hóa chất khác hơn. Sở dĩ nhóm nghiên cứu khẳng định như vậy vì họ đã tiến hành kiểm tra trên diện rộng.
Nguyên nhân dẫn lối Jonathan Williams đến với nghiên cứu này bắt nguồn từ câu hỏi 'liệu chúng ta có thể dựa vào hóa chất để phân biệt từng hoàn cảnh mà con người bày tỏ cảm xúc của họ về nó'. Trước đó, Williams đã nghiên cứu không khí được hình thành từ một nhóm người xem đá banh ở một sân vận động. Nhưng, anh không thu được kết quả gì nên đã quyết định chuyển nghiên cứu vào một môi trường mà cảm xúc của con người có thể bị kiểm soát, đó chính là rạp chiếu phim.
Với kết quả nghiên cứu từ 16 bộ phim, 108 lượt chiếu và 95.000 khán giả, Williams rút ra kết luận:
"Dường như chúng ta có thể đo đạc tính nghẹt thở [suspense] trong không khí"
Nhà khoa học tin rằng đo đạc hơi thở có tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu hô hấp cũng như mở ra nhiều hướng nghiên cứu về trao đổi chất ở con người. Trên quy mô lớn, sự đo đạc này có thể tiến hành trên diện rộng, ít ảnh hưởng đến vấn đề riêng tư và đạo đức hơn.
Bên cạnh đó, ứng dụng của việc đo đạc này trong thị trường quảng cáo không hề nhỏ, nó cung cấp thông tin xoay quanh phản ứng của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và khách quan trước một yếu tố kích thích cảm xúc mà không cần những bài khảo sát dài hàng chục trang.
Nếu như kỹ thuật này đến được tay các nhà làm phim, họ có thể ứng dụng nó vào những buổi chiếu thử để nhận được đánh giá gián tiếp từ 'hóa chất' của các nhà phê bình phim, trước khi họ xuất bản những bài review hoàn chỉnh. Sau khi biết được phản ứng của khán giả xem phim sớm, nhà sản xuất sẽ tiến hành biên tập lại hoặc điều chỉnh để phim trở nên hấp dẫn hơn với khán giả xem rạp.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nồng độ hóa chất từ khán giả cho bộ phim 'Star Wars: The Force Awkening'
Cồn kế (breathanalyzer) khổng lồ, được dùng để phân tích không khí rạp chiếu 30 giây/lần.
Theo https://www.mpg.de/10508367/cinema-films-air[/just]