Điều tuyệt đối tránh khi gần máy MRI nếu không muốn mất mạng

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và khai báo về bất kỳ vật dụng, cấy ghép kim loại nào trước khi chụp cộng hưởng từ.​


Mới đây một người đàn ông 61 tuổi ở NewYork (Mỹ) đã bị thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong do đeo một dây chuyền kim loại lớn lại gần máy chụp cộng hưởng từ (MRI) đang hoạt động và bị máy MRI kéo vào bên trong.

2CRQIFSOZVJ6JLSU6P7XOGI25U.jpeg


Vào năm 2023, một phụ nữ 57 tuổi ở Wisconsin (Mỹ) cũng gặp tai nạn khi mang theo một khẩu súng giấu trong người vào phòng chụp MRI, từ trường mạnh của máy MRI khiến súng cướp cò.

Mặc dù có những rủi ro, MRI hoàn toàn an toàn nếu được sử dụng đúng cách và là một công cụ chẩn đoán quan trọng. Máy này cho phép bác sĩ và nhà khoa học quan sát hoạt động não bộ, theo dõi tiến triển của các bệnh như Alzheimer, nghiên cứu tác động của thuốc mới, và thậm chí quan sát giải phẫu trong lúc quan hệ tình dục.

MRI hoạt động như thế nào?​

Công nghệ MRI có lịch sử từ những năm 1930 và sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, ca chụp MRI đầu tiên cho bệnh nhân được thực hiện vào năm 1977. Hiện nay, khoảng 95 triệu ca chụp MRI được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới. Đây là một công cụ chẩn đoán hiệu quả, an toàn khi tuân thủ đúng hướng dẫn, cho hình ảnh rõ nét mà không gây phơi nhiễm phóng xạ.


chup cong huong tu anh 1
MRI có thể giúp chẩn đoán nhiều tình trạng như khối u não. Ảnh: Mayoclinic.
Nhìn chung an toàn, MRI vẫn khiến một số bệnh nhân lo lắng. Máy phát ra tiếng ồn lớn có thể lên tới 100 decibel, mức tiếng ồn mà con người chỉ có thể chịu được trong khoảng 15 phút nếu không có biện pháp bảo vệ, do đó bệnh nhân được phát nút bịt tai. MRI cũng có không gian chật hẹp khiến những người sợ nơi kín cảm thấy khó chịu.

MRI sử dụng từ trường cực mạnh - mạnh hơn từ trường Trái Đất khoảng 30.000 lần - để chụp hình cơ thể. Từ trường này kích thích các proton, hạt hạ nguyên tử có trong mọi nguyên tố của cơ thể, khiến chúng rời khỏi trạng thái “nghỉ”.

Sau đó, khi từ trường tắt, các cảm biến của máy MRI sẽ phát hiện năng lượng mà proton phát ra khi chúng trở lại trạng thái bình thường. Nhờ đó, máy MRI có thể phân biệt các loại mô khác nhau, giúp xác định mô khỏe mạnh hay bất thường.

Mối nguy hiểm từ kim loại​

Với từ trường mạnh, nam châm của MRI có sức hút rất lớn và sẽ hút bất cứ vật kim loại nào trong phạm vi đủ gần. Điều này có thể gây tai nạn nghiêm trọng, như trường hợp khẩu súng cướp cò hoặc lôi người đeo dây chuyền vào máy.

chup cong huong tu anh 2
Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế để chụp MRI an toàn. Ảnh: Reuters.
Vì thế, trước khi chụp MRI, bệnh nhân bắt buộc phải khai báo kỹ tiền sử y tế và bất kỳ vật kim loại nào đeo hoặc cấy ghép trong người để tránh nguy hiểm. Những người mang máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị điện tử cấy ghép trước đây được coi là có nguy cơ cao. Nhưng hiện nay, nhiều thiết bị hiện đại đã được thiết kế an toàn hơn, ít chứa kim loại từ tính.

Một rủi ro khác ít được biết đến là các mảnh kim loại nhỏ nằm trong mắt, thường gặp ở công nhân cơ khí hoặc cựu quân nhân. Những mảnh kim loại li ti này có thể xoay, di chuyển khi gặp từ trường MRI, gây chảy máu, đau dữ dội và thậm chí mù lòa.

Bệnh viện thường có biện pháp để hạn chế vật kim loại xuất hiện gần máy MRI, nhưng đôi khi vẫn có sự cố. Nếu được chỉ định chụp MRI, hãy trả lời trung thực các câu hỏi của nhân viên y tế, kể cả những điều tưởng như không quan trọng để đảm bảo an toàn.
 
Bên trên