Điện thoại màn hình gập thoạt nghe có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời. Điện thoại màn hình gập là sự kết hợp giữa sự cơ động của điện thoại và màn hình rộng của máy tính bảng.
Chỉ với một thiết bị trong tay, bạn được trải nghiệm những gì tốt nhất của cả hai sản phẩm. Và hãy cảm ơn Samsung vì đã sẵn sàng lấy bản thân làm thử nghiệm, nhằm tìm ra được công thức hoàn hảo cho một chiếc điện thoại màn hình gập chất lượng tốt. Chiếc Galaxy Z Fold 3 năm ngoái là một thiết bị ấn tượng và Z Fold 4 vừa ra mắt hôm kia thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa, dù nâng cấp số ít.
Hiện nay, điện thoại màn hình gập của Samsung vẫn chưa thực sự tối ưu, vì vậy đây là lý do hợp lý khiến các hãng khác chưa thực sự mặn mà với điện thoại màn hình gập. Bên cạnh đó, mức giá sở hữu mẫu điện thoại này chưa xứng đáng với số tiền bỏ ra. Những nhược điểm trên khiến người tiêu dùng khó lòng từ bỏ điện thoại truyền thống, để chọn mua chiếc điện thoại màn hình gập đầy mới lạ.
Điện thoại gì to dữ!
Điều Samsung cần phải làm với Galaxy Fold (điều phần còn lại của ngành công nghiệp cần phải làm với những chiếc điện thoại màn hình gập của riêng họ) là thuyết phục mọi người rằng bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại đắt đỏ hơn, dễ hư hỏng hơn và sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong túi quần, túi áo hay túi xách là hoàn toàn xứng đáng.
Hiện nay, vấn đề đáng kể nhất của điện thoại màn hình gập là chúng buộc bạn phải hi sinh thiết bị quan trọng nhất bạn đang sở hữu là chiếc smartphone. Chẳng phải điện thoại màn hình gập cũng là điện thoại sao? Không hẳn.
Chiếc Z Fold 4 mới thiết kế ngắn hơn một chút, nặng hơn một chút và dày hơn gấp đôi so với Galaxy S22 Ultra. Mức giá để sở hữu nó cũng đắt hơn 600 USD. Trong khi đó, đối với S22 Ultra có pin to hơn, camera xịn hơn, và màn hình 6.8-inch hỗ trợ S-Pen. Fold 4, khi mở ra, sẽ lớn hơn đáng kể, nhưng bản thân những chiếc điện thoại thông thường ở năm 2022 này đã khá lớn rồi. Và đối với Galaxy Fold bạn phải hi sinh nhiều thứ chỉ để đổi lấy thêm một chút diện tích màn hình mà thôi!
Điều đáng nói là, có vẻ như Samsung cũng không chắc tại sao người tiêu dùng phải hi sinh nhiều thứ như vậy! Trên website của hãng, một trong những điểm đáng mua đầu tiên mà Samsung đưa ra là bạn có thể đặt Fold lên bàn, mở nó ra một nửa và thoải mái xem phim hoặc quay video rảnh tay. Chức năng đó được gọi bằng cái tên phổ biến hơn là chân đế và Fold quả là một cái chân đế đắt đỏ. Chưa kể, ở chế độ này, bạn chỉ có thể sử dụng một nửa màn hình mà thôi, như thế thì khác gì cái điện thoại bình thường cơ chứ?
Hãy nói về khả năng đa nhiệm ưu điểm thực sự và duy nhất của điện thoại màn hình gập tính đến lúc này. Mở chiếc Fold ra, bạn có thể chạy hai ứng dụng cạnh nhau, hoặc ba, hoặc bốn. Phải thừa nhận là quá hay. Vừa dùng trình duyệt và ứng dụng ghi chú, hoặc vừa xem lịch và đọc email, rõ ràng là một trải nghiệm tốt hơn nhiều so với việc phải liên tục vuốt qua vuốt lại giữa hai ứng dụng đang mở toàn màn hình.
Cá là bạn chưa được đọc hai trang sách cùng lúc trong ứng dụng Kindle phải không? Đỉnh lắm bồ tèo ơi! Và màn hình lớn có thích không? Thích quá đi chứ, chơi game cũng sướng, đọc gì cũng sướng, xem Netflix thì khỏi bàn.
Nhưng đó không phải là ưu điểm của riêng điện thoại màn hình gập. Máy tính bảng cũng làm được như thế, nhưng máy tính bảng chạy Android thường hoạt động thiếu ổn định hơn máy tính bảng iPad. Dù Android ngày càng ổn định hơn trên màn hình lớn và phần mềm của Fold 4 thì được dựa trên Android 12L vốn được Google thiết kế cho tablet.
Cần phải thừa nhận rằng Samsung đã thực hiện một công việc đáng ngưỡng mộ khi đưa được tất cả nhưng yếu tố tinh túy của hệ điều hành Android lên màn hình của Fold. Mặc dù, đối với nhiều người quá trình tích hợp trên chiếc điện thoại như Fold thực sự đáng chú ý. Nhưng việc cố gắng nhồi nhét mọi tính năng vào một thiết bị duy nhất thực ra lại khiến trải nghiệm người dùng trở nên tệ hơn trước.
Tablet như thế này thì chưa đủ đô...
Trong suốt nhiều năm qua, chúng ta đã từng được nghe về những nỗ lực nhằm tạo ra một thiết bị có thể trở thành và có thể làm được mọi thứ. Đó là những thiết bị dạng mô-đun, như Project Ara của Google và Asus PadFone. Đó cũng có thể là những chiếc điện thoại có thể lắp thêm mô-đun mở rộng tính năng, như các sản phẩm của Essential, LG, và Motorola. Trong mọi trường hợp, sản phẩm thu được đều là những nồi lẩu thập cẩm chất lượng thường thường, không những không tạo thêm hứng thú mà còn khiến trải nghiệm trở nên rời rạc khó tả.
Hiện nay, điện thoại màn hình gập đang mắc kẹt trong tình thế tương tự. Những chiếc điện thoại to, khó cầm nắm, đắt đỏ, mở ra thành những chiếc tablet cỡ nhỏ với thời lượng pin và độ bền khó chấp nhận được.
Một hướng đi khác đến tương lai đa màn hình là tìm kiếm và chế tạo ra phiên bản tốt nhất của mọi thiết bị, sau đó để người dùng tự lựa chọn thứ họ muốn dùng trong một tình huống nhất định, đồng thời đảm bảo phần mềm, thiết lập và luồng dữ liệu được đồng bộ mượt mà trong hệ sinh thái khép kín.
Đây chính là hướng đi của Apple! Họ không ngần ngại thuyết phục bạn mua một chiếc máy Mac, một chiếc iPad và một chiếc iPhone, với lý do rằng chúng là những sản phẩm lý tưởng cho từng nhu cầu khác nhau. Sử dụng iCloud cùng App Store để giúp mọi thứ hoạt động xuyên suốt các thiết bị. Dù tốn kém hơn, nhưng bạn sẽ ít phải đánh đổi hơn (chi phí mua một chiếc iPhone 13 và một chiếc iPad Mini vẫn rẻ hơn Fold 4!).
Ai mà chẳng muốn có những thiết bị đa năng để phục vụ công việc. Chúng ta thích một chiếc máy Mac màn hình cảm ứng và muốn một chiếc điện thoại màn hình gập đảm nhiệm hoàn hảo chức năng của điện thoại và máy tính bảng. Lúc đó, chúng ta sẽ phải sạc ít thiết bị hơn, bớt lo lắng cập nhật cho nhiều sản phẩm, và cũng đỡ mang vác nhiều thứ khi ra ngoài. Nhưng nếu buộc phải chấp nhận một chiếc điện thoại “cùi” hơn một chút để có được một chiếc máy tính bảng tích hợp nửa vời, thì thôi xin kiếu. Smartphone màn hình gập là như vậy đấy!
Chỉ với một thiết bị trong tay, bạn được trải nghiệm những gì tốt nhất của cả hai sản phẩm. Và hãy cảm ơn Samsung vì đã sẵn sàng lấy bản thân làm thử nghiệm, nhằm tìm ra được công thức hoàn hảo cho một chiếc điện thoại màn hình gập chất lượng tốt. Chiếc Galaxy Z Fold 3 năm ngoái là một thiết bị ấn tượng và Z Fold 4 vừa ra mắt hôm kia thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa, dù nâng cấp số ít.
Hiện nay, điện thoại màn hình gập của Samsung vẫn chưa thực sự tối ưu, vì vậy đây là lý do hợp lý khiến các hãng khác chưa thực sự mặn mà với điện thoại màn hình gập. Bên cạnh đó, mức giá sở hữu mẫu điện thoại này chưa xứng đáng với số tiền bỏ ra. Những nhược điểm trên khiến người tiêu dùng khó lòng từ bỏ điện thoại truyền thống, để chọn mua chiếc điện thoại màn hình gập đầy mới lạ.
Điện thoại gì to dữ!
Điều Samsung cần phải làm với Galaxy Fold (điều phần còn lại của ngành công nghiệp cần phải làm với những chiếc điện thoại màn hình gập của riêng họ) là thuyết phục mọi người rằng bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại đắt đỏ hơn, dễ hư hỏng hơn và sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong túi quần, túi áo hay túi xách là hoàn toàn xứng đáng.
Hiện nay, vấn đề đáng kể nhất của điện thoại màn hình gập là chúng buộc bạn phải hi sinh thiết bị quan trọng nhất bạn đang sở hữu là chiếc smartphone. Chẳng phải điện thoại màn hình gập cũng là điện thoại sao? Không hẳn.
Chiếc Z Fold 4 mới thiết kế ngắn hơn một chút, nặng hơn một chút và dày hơn gấp đôi so với Galaxy S22 Ultra. Mức giá để sở hữu nó cũng đắt hơn 600 USD. Trong khi đó, đối với S22 Ultra có pin to hơn, camera xịn hơn, và màn hình 6.8-inch hỗ trợ S-Pen. Fold 4, khi mở ra, sẽ lớn hơn đáng kể, nhưng bản thân những chiếc điện thoại thông thường ở năm 2022 này đã khá lớn rồi. Và đối với Galaxy Fold bạn phải hi sinh nhiều thứ chỉ để đổi lấy thêm một chút diện tích màn hình mà thôi!
Điều đáng nói là, có vẻ như Samsung cũng không chắc tại sao người tiêu dùng phải hi sinh nhiều thứ như vậy! Trên website của hãng, một trong những điểm đáng mua đầu tiên mà Samsung đưa ra là bạn có thể đặt Fold lên bàn, mở nó ra một nửa và thoải mái xem phim hoặc quay video rảnh tay. Chức năng đó được gọi bằng cái tên phổ biến hơn là chân đế và Fold quả là một cái chân đế đắt đỏ. Chưa kể, ở chế độ này, bạn chỉ có thể sử dụng một nửa màn hình mà thôi, như thế thì khác gì cái điện thoại bình thường cơ chứ?
Hãy nói về khả năng đa nhiệm ưu điểm thực sự và duy nhất của điện thoại màn hình gập tính đến lúc này. Mở chiếc Fold ra, bạn có thể chạy hai ứng dụng cạnh nhau, hoặc ba, hoặc bốn. Phải thừa nhận là quá hay. Vừa dùng trình duyệt và ứng dụng ghi chú, hoặc vừa xem lịch và đọc email, rõ ràng là một trải nghiệm tốt hơn nhiều so với việc phải liên tục vuốt qua vuốt lại giữa hai ứng dụng đang mở toàn màn hình.
Cá là bạn chưa được đọc hai trang sách cùng lúc trong ứng dụng Kindle phải không? Đỉnh lắm bồ tèo ơi! Và màn hình lớn có thích không? Thích quá đi chứ, chơi game cũng sướng, đọc gì cũng sướng, xem Netflix thì khỏi bàn.
Nhưng đó không phải là ưu điểm của riêng điện thoại màn hình gập. Máy tính bảng cũng làm được như thế, nhưng máy tính bảng chạy Android thường hoạt động thiếu ổn định hơn máy tính bảng iPad. Dù Android ngày càng ổn định hơn trên màn hình lớn và phần mềm của Fold 4 thì được dựa trên Android 12L vốn được Google thiết kế cho tablet.
Cần phải thừa nhận rằng Samsung đã thực hiện một công việc đáng ngưỡng mộ khi đưa được tất cả nhưng yếu tố tinh túy của hệ điều hành Android lên màn hình của Fold. Mặc dù, đối với nhiều người quá trình tích hợp trên chiếc điện thoại như Fold thực sự đáng chú ý. Nhưng việc cố gắng nhồi nhét mọi tính năng vào một thiết bị duy nhất thực ra lại khiến trải nghiệm người dùng trở nên tệ hơn trước.
Tablet như thế này thì chưa đủ đô...
Trong suốt nhiều năm qua, chúng ta đã từng được nghe về những nỗ lực nhằm tạo ra một thiết bị có thể trở thành và có thể làm được mọi thứ. Đó là những thiết bị dạng mô-đun, như Project Ara của Google và Asus PadFone. Đó cũng có thể là những chiếc điện thoại có thể lắp thêm mô-đun mở rộng tính năng, như các sản phẩm của Essential, LG, và Motorola. Trong mọi trường hợp, sản phẩm thu được đều là những nồi lẩu thập cẩm chất lượng thường thường, không những không tạo thêm hứng thú mà còn khiến trải nghiệm trở nên rời rạc khó tả.
Hiện nay, điện thoại màn hình gập đang mắc kẹt trong tình thế tương tự. Những chiếc điện thoại to, khó cầm nắm, đắt đỏ, mở ra thành những chiếc tablet cỡ nhỏ với thời lượng pin và độ bền khó chấp nhận được.
Một hướng đi khác đến tương lai đa màn hình là tìm kiếm và chế tạo ra phiên bản tốt nhất của mọi thiết bị, sau đó để người dùng tự lựa chọn thứ họ muốn dùng trong một tình huống nhất định, đồng thời đảm bảo phần mềm, thiết lập và luồng dữ liệu được đồng bộ mượt mà trong hệ sinh thái khép kín.
Đây chính là hướng đi của Apple! Họ không ngần ngại thuyết phục bạn mua một chiếc máy Mac, một chiếc iPad và một chiếc iPhone, với lý do rằng chúng là những sản phẩm lý tưởng cho từng nhu cầu khác nhau. Sử dụng iCloud cùng App Store để giúp mọi thứ hoạt động xuyên suốt các thiết bị. Dù tốn kém hơn, nhưng bạn sẽ ít phải đánh đổi hơn (chi phí mua một chiếc iPhone 13 và một chiếc iPad Mini vẫn rẻ hơn Fold 4!).
Ai mà chẳng muốn có những thiết bị đa năng để phục vụ công việc. Chúng ta thích một chiếc máy Mac màn hình cảm ứng và muốn một chiếc điện thoại màn hình gập đảm nhiệm hoàn hảo chức năng của điện thoại và máy tính bảng. Lúc đó, chúng ta sẽ phải sạc ít thiết bị hơn, bớt lo lắng cập nhật cho nhiều sản phẩm, và cũng đỡ mang vác nhiều thứ khi ra ngoài. Nhưng nếu buộc phải chấp nhận một chiếc điện thoại “cùi” hơn một chút để có được một chiếc máy tính bảng tích hợp nửa vời, thì thôi xin kiếu. Smartphone màn hình gập là như vậy đấy!
Theo VN review