love_yejin
Huyền Thoại
Thời nay, nói đi xin việc trong cái tình hình kinh tế khó khăn này đúng là ác mộng. Sau mấy tháng đi xin việc thì xin rút ra một số ý sau.
Quên chuyện xin vào nhà nước đi nếu bạn không có ai quen biết và không có tiền. Nếu muốn xin vào ngân hàng, cũng y chang vậy, trừ khi bạn thật sự giỏi và ngân hàng ấy đang cần người làm được việc, còn nếu những vị trí mà chỉ cần biết đọc biết viết, ai cũng làm được như giao dịch viên chẳng hạn thì không có cửa đâu, bà con họ hàng chúng nó cộng thêm một cơ số lớn hiện kim (tính bằng chục đến trăm triệu tùy vào ngân hàng loại nào) đã giành hết chỗ rồi, thi tuyển chỉ là hình thức thôi.
Vậy chỉ còn cách đi ứng tuyển ở các công ty tư nhân. Các công ty đăng tuyển người có 3 loại chính:
Loại 1: họ thực sự cần người, nếu may mắn bạn sẽ được nhận ngay với một mức lương tạm chấp nhận được.
Loại 2: họ đăng tuyển nhưng chưa thật sự cần, tuyển chỉ để đó hoặc vài tháng sau mới cần nhưng giờ tuyển trước … cho chắc. Với những công ty này bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề được nhận vào làm, chưa nói đến việc bị ép lương xuống.
Loại 3: họ đăng tuyển nhưng họ không bao giờ tuyển, đây là một cách quảng cáo không mất tiền của họ, họ cứ đăng tin tuyển người rồi họ nhận hồ sơ sau đó ném vào sọt rác, suốt mấy tháng trời họ tuyển mỗi một vị trí chẳng phải khó khăn gì nhưng chẳng bao giờ họ tuyển được.
Thế thì làm thế nào để kiếm được việc, ngoài việc vững chuyên môn, giao tiếp tốt thì cái bạn cần là may mắn, nếu may gặp phải công ty loại 1, quá tốt rồi. Nếu gặp loại 2, cũng không sao, cơ hội vẫn còn. Nếu gặp loại 3, bạn xui rồi, ráng đợi may mắn lần sau vậy.
Đôi khi đi phỏng vấn bạn sẽ gặp những tình huống dỡ khóc dỡ cười với các vị trong phòng nhân sự. Họ hỏi những câu mà bạn chẳng biết trả lời sao hoặc thậm chí muốn chửi, kiểu như “a học cơ khí ở trường xxx àh, vậy cái trường đó dạy cho a được những gì” bà nó, hỏi kiểu khinh miệt, chẳng lẽ giờ hỏi lại nó “a làm ở đây àh, ở đây a làm được cái gì?”, nhưng thôi, người lịch sự nên lặng lẽ đi về. Hoặc có khi người phỏng vấn chẳng hỏi chút chuyên môn nào như khi phỏng vấn một vị trí quản lý dây chuyền sản xuất.
- A biết nhậu không, nhậu được mấy chai?
- Dạ biết, 5 – 7 chai gì đó
- Một buổi nhậu khoảng bao lâu?
- Khoảng vài tiếng thôi ạ.
- Vậy là không được rồi, nhậu ít nhất phải 10 chai, một bữa nhậu phải từ sáng tới chiều, sức trâu như vậy mới đứng quản lý dây chuyền 8 tiếng một ngày được chớ.
Ớ, vậy là tạch rồi đấy, vì nhậu yếu, hơ hơ. Và rất nhiều tình huống khó đỡ khác, vậy nên đi phỏng vấn còn cần khả năng ứng biến cao, phải cho người tuyển dụng thấy mình có khả năng làm được việc, chém gió chút cũng chẳng chết ai, miễn có việc trong thời buổi “mật ít ruồi nhiều” này là tốt lắm rồi.
Trước khi đi xin việc bạn nên tự trả lời các câu hỏi này
Bạn là ai?
1. Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
2. Bạn thích điều gì nhất và ghét điều gì nhất trong quá trình học tập của bạn?
3. Bạn có thể nói 2 điều mà bạn tâm đắc nhất trong những việc mà bạn đã làm?
4. Có thất bại hay thành công nào khiến bạn nhớ nhất?
5. Bạn sẽ nói gì nếu tôi nói rằng sự thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay của bạn không tốt?
6. Bạn có hay bị căng thẳng trong học tập và trong công việc không? Bạn làm thế nào để không bị rơi vào trạng thái stress?
7. Bạn có phải là người có thiên hướng lãnh đạo khi làm việc nhóm?
8. Bạn có thể nói cho chúng tôi những dự định của bạn trong 5 hay 10 năm tới?
Bạn có đủ khả năng cho vị trí này không?
9. Bạn có chắn rằng bạn có đủ khả năng cho vị trí chúng tôi cần tuyển không?
10. Nếu là tôi, bạn có một tuyển một ứng viên như bạn không? Tại sao?
11. Bạn cần bao nhiêu thời gian để thích nghi với công việc này?
12. Yếu tố nào của công việc này khiến bạn chú ý đến nhiều nhất (Mức lương, môi trường, việc làm, cơ hội thăng tiến...)?
13. Bạn hiểu biết gì về vị trí mà bạn xin vào làm việc?
14. Bạn làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân mình?
Bạn có dễ dàng hòa nhập với công ty, tổ chức của chúng tôi?
15. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
16. Bạn đã từng làm việc với những người mà bạn cho rằng là người khó tính nhất chưa?
17. Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu không ai chú ý đến ý kiến của bạn đưa ra?
18. Bạn có thể để xuất một điều mà bạn cho rằng chúng tôi nên sửa đổi?
19. Khi nhận được những nhận xét, phê bình mà bạn cho là không đúng, bạn sẽ làm gì?
20. Mẫu người nào bạn không chịu đựng được họ?
21. Theo bạn, đâu là điều quan trọng nhất để phát triển mối quan hệ với các đồng nghiệp?
Mức lương chúng tôi sẽ trả cho bạn?
22. Bạn muốn ký hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn?
23. Theo bạn, mức lương bao nhiêu là phù hợp với bạn?
24. Bạn có sẵn sàng hạ mức lương mong muốn của bạn nếu chúng tôi chưa muốn trả cho bạn mức lương đó?
Ps: e chỉ phát biểu dưới góc độ người đi xin việc, còn ở góc độ người tuyển dụng thì e không biết, e có làm trưởng phòng nhân sự bao giờ đâu, bác nào là giám đốc đi ngang qua thấy e nói bậy thì vào cho ý kiến nha.
Quên chuyện xin vào nhà nước đi nếu bạn không có ai quen biết và không có tiền. Nếu muốn xin vào ngân hàng, cũng y chang vậy, trừ khi bạn thật sự giỏi và ngân hàng ấy đang cần người làm được việc, còn nếu những vị trí mà chỉ cần biết đọc biết viết, ai cũng làm được như giao dịch viên chẳng hạn thì không có cửa đâu, bà con họ hàng chúng nó cộng thêm một cơ số lớn hiện kim (tính bằng chục đến trăm triệu tùy vào ngân hàng loại nào) đã giành hết chỗ rồi, thi tuyển chỉ là hình thức thôi.

Vậy chỉ còn cách đi ứng tuyển ở các công ty tư nhân. Các công ty đăng tuyển người có 3 loại chính:
Loại 1: họ thực sự cần người, nếu may mắn bạn sẽ được nhận ngay với một mức lương tạm chấp nhận được.
Loại 2: họ đăng tuyển nhưng chưa thật sự cần, tuyển chỉ để đó hoặc vài tháng sau mới cần nhưng giờ tuyển trước … cho chắc. Với những công ty này bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề được nhận vào làm, chưa nói đến việc bị ép lương xuống.
Loại 3: họ đăng tuyển nhưng họ không bao giờ tuyển, đây là một cách quảng cáo không mất tiền của họ, họ cứ đăng tin tuyển người rồi họ nhận hồ sơ sau đó ném vào sọt rác, suốt mấy tháng trời họ tuyển mỗi một vị trí chẳng phải khó khăn gì nhưng chẳng bao giờ họ tuyển được.
Thế thì làm thế nào để kiếm được việc, ngoài việc vững chuyên môn, giao tiếp tốt thì cái bạn cần là may mắn, nếu may gặp phải công ty loại 1, quá tốt rồi. Nếu gặp loại 2, cũng không sao, cơ hội vẫn còn. Nếu gặp loại 3, bạn xui rồi, ráng đợi may mắn lần sau vậy.
Đôi khi đi phỏng vấn bạn sẽ gặp những tình huống dỡ khóc dỡ cười với các vị trong phòng nhân sự. Họ hỏi những câu mà bạn chẳng biết trả lời sao hoặc thậm chí muốn chửi, kiểu như “a học cơ khí ở trường xxx àh, vậy cái trường đó dạy cho a được những gì” bà nó, hỏi kiểu khinh miệt, chẳng lẽ giờ hỏi lại nó “a làm ở đây àh, ở đây a làm được cái gì?”, nhưng thôi, người lịch sự nên lặng lẽ đi về. Hoặc có khi người phỏng vấn chẳng hỏi chút chuyên môn nào như khi phỏng vấn một vị trí quản lý dây chuyền sản xuất.
- A biết nhậu không, nhậu được mấy chai?
- Dạ biết, 5 – 7 chai gì đó
- Một buổi nhậu khoảng bao lâu?
- Khoảng vài tiếng thôi ạ.
- Vậy là không được rồi, nhậu ít nhất phải 10 chai, một bữa nhậu phải từ sáng tới chiều, sức trâu như vậy mới đứng quản lý dây chuyền 8 tiếng một ngày được chớ.
Ớ, vậy là tạch rồi đấy, vì nhậu yếu, hơ hơ. Và rất nhiều tình huống khó đỡ khác, vậy nên đi phỏng vấn còn cần khả năng ứng biến cao, phải cho người tuyển dụng thấy mình có khả năng làm được việc, chém gió chút cũng chẳng chết ai, miễn có việc trong thời buổi “mật ít ruồi nhiều” này là tốt lắm rồi.
Trước khi đi xin việc bạn nên tự trả lời các câu hỏi này
Bạn là ai?
1. Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
2. Bạn thích điều gì nhất và ghét điều gì nhất trong quá trình học tập của bạn?
3. Bạn có thể nói 2 điều mà bạn tâm đắc nhất trong những việc mà bạn đã làm?
4. Có thất bại hay thành công nào khiến bạn nhớ nhất?
5. Bạn sẽ nói gì nếu tôi nói rằng sự thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay của bạn không tốt?
6. Bạn có hay bị căng thẳng trong học tập và trong công việc không? Bạn làm thế nào để không bị rơi vào trạng thái stress?
7. Bạn có phải là người có thiên hướng lãnh đạo khi làm việc nhóm?
8. Bạn có thể nói cho chúng tôi những dự định của bạn trong 5 hay 10 năm tới?
Bạn có đủ khả năng cho vị trí này không?
9. Bạn có chắn rằng bạn có đủ khả năng cho vị trí chúng tôi cần tuyển không?
10. Nếu là tôi, bạn có một tuyển một ứng viên như bạn không? Tại sao?
11. Bạn cần bao nhiêu thời gian để thích nghi với công việc này?
12. Yếu tố nào của công việc này khiến bạn chú ý đến nhiều nhất (Mức lương, môi trường, việc làm, cơ hội thăng tiến...)?
13. Bạn hiểu biết gì về vị trí mà bạn xin vào làm việc?
14. Bạn làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân mình?
Bạn có dễ dàng hòa nhập với công ty, tổ chức của chúng tôi?
15. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
16. Bạn đã từng làm việc với những người mà bạn cho rằng là người khó tính nhất chưa?
17. Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu không ai chú ý đến ý kiến của bạn đưa ra?
18. Bạn có thể để xuất một điều mà bạn cho rằng chúng tôi nên sửa đổi?
19. Khi nhận được những nhận xét, phê bình mà bạn cho là không đúng, bạn sẽ làm gì?
20. Mẫu người nào bạn không chịu đựng được họ?
21. Theo bạn, đâu là điều quan trọng nhất để phát triển mối quan hệ với các đồng nghiệp?
Mức lương chúng tôi sẽ trả cho bạn?
22. Bạn muốn ký hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn?
23. Theo bạn, mức lương bao nhiêu là phù hợp với bạn?
24. Bạn có sẵn sàng hạ mức lương mong muốn của bạn nếu chúng tôi chưa muốn trả cho bạn mức lương đó?
Ps: e chỉ phát biểu dưới góc độ người đi xin việc, còn ở góc độ người tuyển dụng thì e không biết, e có làm trưởng phòng nhân sự bao giờ đâu, bác nào là giám đốc đi ngang qua thấy e nói bậy thì vào cho ý kiến nha.
Chỉnh sửa lần cuối: