Nhiều người trong chúng ta không tin rằng một phương tiện lạc hậu như khinh khí cầu sẽ không bao giờ trở lại trong tương lai. Tuy nhiên, Airlander, dự án về một phương tiện di chuyển lai giữa khinh khí cầu, máy bay và trực thăng, đang thay đổi hoàn toàn quan điểm đó. Các chuyên gia gọi nó là “game changer”, nhưng chúng ta có thể gọi Airlander là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp giao thông vận tải.
Được nghiên cứu và phát triển bởi Hybrid Air Vehicles, Airlander chính là phương tiện bay lớn nhất từng được chế tạo. Nó sử dụng cả cơ chế khí động học và công nghệ khí cầu (lighter-than-air) để tạo ra lực nâng và di chuyển (bao gồm khí trơ Heli và Hydro không nổ).
Về kích thước, Airlander dài tới 92 mét, tức là dài hơn 18 so với máy bay lớn nhất (Airbus A380 và Boeing 747-8), hoặc dài hơn 9 mét so với chiếc máy bay dài nhất hiện nay Antonov An-225. Điểm khác biệt đó là Airlander có thể lơ lửng trên bầu trời trong khoảng thời gian 3 tuần liên tiếp, và có thể vận chuyển 50 tấn hàng hóa đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngoài ra, phương tiện bay này hoàn toàn thân thiện với môi trường, không đòi hỏi đường băng và có thể điều khiển từ xa. Thậm chí nó có thể bay khi bị bắn thủng - tiềm năng cho các ứng dụng quân sự.
Airlander từng là một dự án của Mỹ, tuy nhiên các nhà phát triển của Anh đã mua lại sau đó. Họ đang hy vọng sẽ bán được phương tiện này cho các công ty dầu khí hoặc khai thác mỏ để tiếp cận với các vùng sâu xa. Ngoài ra, các mục đích nhân đạo và quân sự khác cũng đang chờ đón.
Cuối cùng, tin vui là Airlander sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
[video=vimeo;86716764]http://vimeo.com/86716764[/video] |