lengockhanhi
Film critic
Một bộ phim cũng có chu kì sống của nó, dĩ nhiên nó được thai nghén từ kịch bản trên giấy, nhưng để đơn giản chúng ta chỉ xem xét vòng đời của một bộ phim bằng hình ảnh tại rạp chiếu. Khi một bộ phim mới ra đời, hình ảnh đầu tiên về nó mà khán giả có thể xem là những đoạn quảng cáo, cũng giống như hình hài bé nhỏ của một đứa trẻ sơ sinh, những đoạn quảng cáo này cũng lớn lên dần dần theo sự mong chờ của khán giả.
Phim quảng cáo đầu tiên gọi là teaser, vì chúng thường rất ngắn, có khi chỉ vài chục giây. Teaser có thể chiếu từ 1 năm trước khi bộ phim chính thức phát hành. Mà dự án phim càng vĩ đại thì teaser càng ra sớm, thậm chí trước khi bộ phim chính thức bấm máy quay. Có một số rất hiếm trường hợp dự án bị ngừng sau đó và bộ phim không bao giờ được sinh ra, nó bị chết non. Đó là trường hợp của phim Castle Vania, thời gian đầu nó cũng phát hành poster, teaser... và sau nhiều tranh cãi người ta quyết định không làm phim này nữa.
Hình: poster nguyên bản của Castle Vania: bộ phim chết yểu
Nhiệm vụ của Teaser là gieo vào đầu khan giả một ý tưởng về bộ phim và kích thích sự tò mò. Khi teaser làm ra, có thể bộ phim vẫn còn chưa thành hình (đang quay,chưa đóng máy hoặc còn sửa chửa kịch bản trong khi quay), nên teaser chẳng cho bạn biết gì cả về nội dung phim, những gì bạn xem trong teaser chỉ có tính biểu tượng sơ khởi nhất. Ngày nay, teaser còn có nhiệm vụ là cho bạn địa chỉ trang web của bộ phim. Có bao giờ bạn đưa vợ của bạn đang mang bầu đi siêu âm khám thai chưa ? Hình ảnh đứa bé trên siêu âm chính là teaser của bộ phim đấy.
Trước khi phim ra mắt không lâu, bạn sẽ được xem trailer. Trailer giống như một đứa trẻ sơ sinh hay mới tập đi tập nói, và dĩ nhiên sẽ cho bạn thấy hình ảnh tương lai của bộ phim. Trailer tiêu chuẩn dài từ 2-3 phút; mặc dù ngắn như thế nhưng nó vẫn có một cấu trúc kịch bản của riêng nó, và tóm tắt chủ đề phim một cách hoàn chỉnh, kèm theo những cảnh hấp dẫn nhất trong phim. Trong một trailer, nhà sản xuất muốn cho bạn biết những gì ? Đó là khuôn mặt những ngôi sao diễn viên, thể loại phim, và 1 chút bật mí về câu chuyện. Một trailer tốt hé mở câu chuyện một cách vừa phải nhưng không chứa spoiler làm hỏng bất ngờ của khan giả. Khi trailer làm ra, bộ phim có thể vẫn chưa đóng máy, hay đang trong giai đoạn hậu kì, nên những chi tiết trên trailer chỉ là bản nháp, và không nhất thiết sẽ có 100% trong bộ phim. Có thể là những cảnh quay dang dở, âm nhạc được viết riêng cho trailer và trình bày tiêu đề font chữ cũng vậy.
Một chiến dịch marketing cho phim có thể kéo dài từ 1 tháng cho tới nửa năm, nên sẽ lần lượt ra nhỏ giọt 2-3 trailer, cái sau dài hơn cái trước và có nội dung ngày càng dày đặc hơn. Khi bạn thấy dòng chữ: Coming soon biến thành ngày tháng công chiếu thì bạn còn cách bộ phim cũng khá xa, khoảng 2-3 tuần.
Hình: Poster của T4 giai đoạn teaser và trailer
Trailer của những phim dự án vĩ đại có thể gây ra cơn sốt fan hâm mộ không thua kém gì một bộ phim thực sự. Người ta nói là trailer của phim Star Wars The Phantom Menace hấp dẫn các fan tới mức nó làm tăng doanh thu của phim Meet Joe Black, vì có nhiều fan hâm mộ sẵn sàng đi xem 1 phim nào đó dài 2h nhiều lần chỉ để được xem 2-3 phút trailer của Star Wars. Ngày nay câu chuyện đó có vẻ buồn cười khi ai cũng có thể xem trailer trên Youtube, nhưng có 1 thời trailer chỉ được thấy tại rạp. Một số hãng phim như Shaw Brothers, Columbia… có một thời còn in những đoạn trailer trực tiếp lên bản phim nhựa của 1 phim nào đó, vì khi chiếu 1 phim sẽ đồng thời quảng cáo cho phim sắp ra của họ. Ngày nay trailer do chủ rạp phân phối.
Tất cả thời gian dài như thế chỉ để phát triển sự tò mò háo hức của khán giả, nhưng một bộ phim thực sự chỉ sống trong thời gian khá ngắn. Từ lúc bắt đầu công chiếu, nó chỉ thực sự nằm trên màn ảnh 6-8 lần trong ngày và nằm như thế khoảng 1 tháng, sau đó nó phải biến mất để thay thế bằng những phim khác. Nhi tưởng tượng ra hình ảnh của những tế bào hồng cầu trong máu bạn, chúng sinh ra, trưởng thành và chỉ lưu hành trong máu 120 ngày trước khi bị phá hủy và chết, những bộ phim cũng như vậy.
Sau khi phát hành tại bản xứ, bản phim có thể đi chu du sang nhiều nước khác, nhưng tại những nơi đó nó không còn là nó nữa, nó sẽ bị cắt xén, thu ngắn, bị lồng tiếng vv… và biến thành một thứ gì đó khác. Không phải chỉ có chuyện cắt phim, mà nhiều lúc rất buồn cười: Phim Xích Bích của John Woo khi chiếu ở Châu Âu và Mỹ đã rút ngắn tới mức hai phần ghép lại thành 1 phần dài 130 phút, bỏ tất cả những cảnh drama đi và chỉ còn giữ những trận chiến… Nhi tự hỏi không biết dân Mỹ thực sự stupid hay người châu á xem thường trình độ của dân Mỹ (cái này tương tự như 1 số game của Nhật không bao giờ mang phát hành tại Mỹ chỉ vì nó quá khó, game phát hành tại Mỹ phải lập trình lại cho bớt khó, dễ chơi hơn).
Hình: Red Cliff dành cho người Mỹ
Nếu bộ phim thành công kỉ lục về doanh thu, rất có thể nó sẽ được ra rạp 1 đợt nữa, gọi là re-release hay tái phát hành. Nhưng kinh nghiệm cho thấy doanh thu của những đợt tái phát hành này luôn thất bại. Đó là trường hợp của phim Passion of the christ sau khi thắng lớn hơn 300 triệu, người ta tái phát hành và không ai thèm đến rạp xem cả, tương tự cho phim Avatar của James Cameron năm 2010. Quả thật vòng đời của bộ phim rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài 1 tháng. Sau đó nó sẽ đi vào dĩ vãng.
Phim video chỉ là một con búp bê thu nhỏ của phim chiếu rạp, sự khác biệt giữa nguyên bản và bản home video là rất nhiều. Trước tiên, độ phân giải và màu sắc đã thay đổi theo hướng không trung thực nữa. Thông thường, ánh sáng và màu sắc có khuynh hướng tăng rõ rệt trên dĩa DVD hay Bluray, màu đỏ sẽ đậm hơn, màu xanh lá trở nên quá rực và không tự nhiên, những màu đen, xám và chuyển tiếp sẽ mất đi và thay bằng màu sắc bão hòa cao. Những vùng tối sẽ bị hóa thành đen đặc và gâ y khó chịu cho những bạn có màn hình LCD (trong phim nhựa, dù bóng tối ta vẫn quan sát được chi tiết trong đó). Ngày trước, phim trên băng VHS thậm chí trên dĩa Laser chỉ là bản sao mờ nhạt của phim nhựa. Hình ảnh cũng sẽ bị làm cho sắc nét quá mức và mất tự nhiên.
Sau nữa, kích thước màn hình cũng bị thay đổi nhiều so với phim trên rạp, ngày trước có những bản phim DVD loại “pan and scan” hay “widescreen” mà cả hai đều không tái hiện lại đúng kích thước trên phim nhựa, thậm chí có nhiều phim bị crop để cho đầy màn hình dạng letter box 4:3. Với chuẩn hình ảnh tiên tiến nhất ngày nay, những bộ phim trên Bluray vẫn chỉ là một bản sao không trung thành với phim nhựa, ngay cả khi bạn chiếu nó bằng projector lên kích thước màn hình lớn cỡ nào thì nó vẫn chỉ là một bản sao chất lượng kém.
Hình: 1 phiên bản khác của Watchmen
Đó là xét về hình thức, còn về nội dung, phim home video luôn có khác biệt so với bản chiếu rạp. Một bộ phim có thể phát hành trên dĩa dưới nhiều phiên bản khác nhau, như Uncut version, Director’s cut version, Extended cut version. Sự khác biệt giữa chúng thường không đáng kể, có thể một vài cảnh được them vào, đặc biệt những cảnh góp phần phát triển câu chuyện (như trong phim T2). Đôi khi, chúng ta còn được xem 1 kết thúc khác hoàn toàn với bản chiếu rạp (như trong phim Payback, Swordfish). Những sự thay đổi này chỉ có ý nghĩa với những fan hâm mộ bộ phim một cách cuồng nhiệt, nhưng người thường không có nhiều thời gian xem qua tất cả những phiên bản đó nếu chỉ vì sự tò mò. Một số phim phiên bản gốc đã tuyệt tích thực sự và bị thay thế bằng Director Cut.
Kết luận của bài này: Các bạn hãy đi xem phim tại rạp. Nếu có thể, các bạn nên xem một phim khi nó chiếu rạp trước khi xem lại nó trên dĩa ở nhà. Vì bạn có rất ít cơ hội xem bộ phim nguyên bản khi nó vẫn còn đang sống. Sau 1 vài tuần nó sẽ chết và bạn sẽ không bao giờ được xem nó như lúc nó còn sống nữa cả. Chỉ có bản phim chiếu rạp mới thực sự là linh hồn và thân xác của bộ phim, còn bản home video dù là full HD cũng chỉ là 1 con búp bê hay ảnh chụp lại mà thôi.
Phim quảng cáo đầu tiên gọi là teaser, vì chúng thường rất ngắn, có khi chỉ vài chục giây. Teaser có thể chiếu từ 1 năm trước khi bộ phim chính thức phát hành. Mà dự án phim càng vĩ đại thì teaser càng ra sớm, thậm chí trước khi bộ phim chính thức bấm máy quay. Có một số rất hiếm trường hợp dự án bị ngừng sau đó và bộ phim không bao giờ được sinh ra, nó bị chết non. Đó là trường hợp của phim Castle Vania, thời gian đầu nó cũng phát hành poster, teaser... và sau nhiều tranh cãi người ta quyết định không làm phim này nữa.

Hình: poster nguyên bản của Castle Vania: bộ phim chết yểu
Nhiệm vụ của Teaser là gieo vào đầu khan giả một ý tưởng về bộ phim và kích thích sự tò mò. Khi teaser làm ra, có thể bộ phim vẫn còn chưa thành hình (đang quay,chưa đóng máy hoặc còn sửa chửa kịch bản trong khi quay), nên teaser chẳng cho bạn biết gì cả về nội dung phim, những gì bạn xem trong teaser chỉ có tính biểu tượng sơ khởi nhất. Ngày nay, teaser còn có nhiệm vụ là cho bạn địa chỉ trang web của bộ phim. Có bao giờ bạn đưa vợ của bạn đang mang bầu đi siêu âm khám thai chưa ? Hình ảnh đứa bé trên siêu âm chính là teaser của bộ phim đấy.
Trước khi phim ra mắt không lâu, bạn sẽ được xem trailer. Trailer giống như một đứa trẻ sơ sinh hay mới tập đi tập nói, và dĩ nhiên sẽ cho bạn thấy hình ảnh tương lai của bộ phim. Trailer tiêu chuẩn dài từ 2-3 phút; mặc dù ngắn như thế nhưng nó vẫn có một cấu trúc kịch bản của riêng nó, và tóm tắt chủ đề phim một cách hoàn chỉnh, kèm theo những cảnh hấp dẫn nhất trong phim. Trong một trailer, nhà sản xuất muốn cho bạn biết những gì ? Đó là khuôn mặt những ngôi sao diễn viên, thể loại phim, và 1 chút bật mí về câu chuyện. Một trailer tốt hé mở câu chuyện một cách vừa phải nhưng không chứa spoiler làm hỏng bất ngờ của khan giả. Khi trailer làm ra, bộ phim có thể vẫn chưa đóng máy, hay đang trong giai đoạn hậu kì, nên những chi tiết trên trailer chỉ là bản nháp, và không nhất thiết sẽ có 100% trong bộ phim. Có thể là những cảnh quay dang dở, âm nhạc được viết riêng cho trailer và trình bày tiêu đề font chữ cũng vậy.

Một chiến dịch marketing cho phim có thể kéo dài từ 1 tháng cho tới nửa năm, nên sẽ lần lượt ra nhỏ giọt 2-3 trailer, cái sau dài hơn cái trước và có nội dung ngày càng dày đặc hơn. Khi bạn thấy dòng chữ: Coming soon biến thành ngày tháng công chiếu thì bạn còn cách bộ phim cũng khá xa, khoảng 2-3 tuần.

Hình: Poster của T4 giai đoạn teaser và trailer
Trailer của những phim dự án vĩ đại có thể gây ra cơn sốt fan hâm mộ không thua kém gì một bộ phim thực sự. Người ta nói là trailer của phim Star Wars The Phantom Menace hấp dẫn các fan tới mức nó làm tăng doanh thu của phim Meet Joe Black, vì có nhiều fan hâm mộ sẵn sàng đi xem 1 phim nào đó dài 2h nhiều lần chỉ để được xem 2-3 phút trailer của Star Wars. Ngày nay câu chuyện đó có vẻ buồn cười khi ai cũng có thể xem trailer trên Youtube, nhưng có 1 thời trailer chỉ được thấy tại rạp. Một số hãng phim như Shaw Brothers, Columbia… có một thời còn in những đoạn trailer trực tiếp lên bản phim nhựa của 1 phim nào đó, vì khi chiếu 1 phim sẽ đồng thời quảng cáo cho phim sắp ra của họ. Ngày nay trailer do chủ rạp phân phối.
Tất cả thời gian dài như thế chỉ để phát triển sự tò mò háo hức của khán giả, nhưng một bộ phim thực sự chỉ sống trong thời gian khá ngắn. Từ lúc bắt đầu công chiếu, nó chỉ thực sự nằm trên màn ảnh 6-8 lần trong ngày và nằm như thế khoảng 1 tháng, sau đó nó phải biến mất để thay thế bằng những phim khác. Nhi tưởng tượng ra hình ảnh của những tế bào hồng cầu trong máu bạn, chúng sinh ra, trưởng thành và chỉ lưu hành trong máu 120 ngày trước khi bị phá hủy và chết, những bộ phim cũng như vậy.
Sau khi phát hành tại bản xứ, bản phim có thể đi chu du sang nhiều nước khác, nhưng tại những nơi đó nó không còn là nó nữa, nó sẽ bị cắt xén, thu ngắn, bị lồng tiếng vv… và biến thành một thứ gì đó khác. Không phải chỉ có chuyện cắt phim, mà nhiều lúc rất buồn cười: Phim Xích Bích của John Woo khi chiếu ở Châu Âu và Mỹ đã rút ngắn tới mức hai phần ghép lại thành 1 phần dài 130 phút, bỏ tất cả những cảnh drama đi và chỉ còn giữ những trận chiến… Nhi tự hỏi không biết dân Mỹ thực sự stupid hay người châu á xem thường trình độ của dân Mỹ (cái này tương tự như 1 số game của Nhật không bao giờ mang phát hành tại Mỹ chỉ vì nó quá khó, game phát hành tại Mỹ phải lập trình lại cho bớt khó, dễ chơi hơn).

Hình: Red Cliff dành cho người Mỹ
Nếu bộ phim thành công kỉ lục về doanh thu, rất có thể nó sẽ được ra rạp 1 đợt nữa, gọi là re-release hay tái phát hành. Nhưng kinh nghiệm cho thấy doanh thu của những đợt tái phát hành này luôn thất bại. Đó là trường hợp của phim Passion of the christ sau khi thắng lớn hơn 300 triệu, người ta tái phát hành và không ai thèm đến rạp xem cả, tương tự cho phim Avatar của James Cameron năm 2010. Quả thật vòng đời của bộ phim rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài 1 tháng. Sau đó nó sẽ đi vào dĩ vãng.
Phim video chỉ là một con búp bê thu nhỏ của phim chiếu rạp, sự khác biệt giữa nguyên bản và bản home video là rất nhiều. Trước tiên, độ phân giải và màu sắc đã thay đổi theo hướng không trung thực nữa. Thông thường, ánh sáng và màu sắc có khuynh hướng tăng rõ rệt trên dĩa DVD hay Bluray, màu đỏ sẽ đậm hơn, màu xanh lá trở nên quá rực và không tự nhiên, những màu đen, xám và chuyển tiếp sẽ mất đi và thay bằng màu sắc bão hòa cao. Những vùng tối sẽ bị hóa thành đen đặc và gâ y khó chịu cho những bạn có màn hình LCD (trong phim nhựa, dù bóng tối ta vẫn quan sát được chi tiết trong đó). Ngày trước, phim trên băng VHS thậm chí trên dĩa Laser chỉ là bản sao mờ nhạt của phim nhựa. Hình ảnh cũng sẽ bị làm cho sắc nét quá mức và mất tự nhiên.
Sau nữa, kích thước màn hình cũng bị thay đổi nhiều so với phim trên rạp, ngày trước có những bản phim DVD loại “pan and scan” hay “widescreen” mà cả hai đều không tái hiện lại đúng kích thước trên phim nhựa, thậm chí có nhiều phim bị crop để cho đầy màn hình dạng letter box 4:3. Với chuẩn hình ảnh tiên tiến nhất ngày nay, những bộ phim trên Bluray vẫn chỉ là một bản sao không trung thành với phim nhựa, ngay cả khi bạn chiếu nó bằng projector lên kích thước màn hình lớn cỡ nào thì nó vẫn chỉ là một bản sao chất lượng kém.

Hình: 1 phiên bản khác của Watchmen
Đó là xét về hình thức, còn về nội dung, phim home video luôn có khác biệt so với bản chiếu rạp. Một bộ phim có thể phát hành trên dĩa dưới nhiều phiên bản khác nhau, như Uncut version, Director’s cut version, Extended cut version. Sự khác biệt giữa chúng thường không đáng kể, có thể một vài cảnh được them vào, đặc biệt những cảnh góp phần phát triển câu chuyện (như trong phim T2). Đôi khi, chúng ta còn được xem 1 kết thúc khác hoàn toàn với bản chiếu rạp (như trong phim Payback, Swordfish). Những sự thay đổi này chỉ có ý nghĩa với những fan hâm mộ bộ phim một cách cuồng nhiệt, nhưng người thường không có nhiều thời gian xem qua tất cả những phiên bản đó nếu chỉ vì sự tò mò. Một số phim phiên bản gốc đã tuyệt tích thực sự và bị thay thế bằng Director Cut.
Kết luận của bài này: Các bạn hãy đi xem phim tại rạp. Nếu có thể, các bạn nên xem một phim khi nó chiếu rạp trước khi xem lại nó trên dĩa ở nhà. Vì bạn có rất ít cơ hội xem bộ phim nguyên bản khi nó vẫn còn đang sống. Sau 1 vài tuần nó sẽ chết và bạn sẽ không bao giờ được xem nó như lúc nó còn sống nữa cả. Chỉ có bản phim chiếu rạp mới thực sự là linh hồn và thân xác của bộ phim, còn bản home video dù là full HD cũng chỉ là 1 con búp bê hay ảnh chụp lại mà thôi.