bumble_bee
Member

[just]Có một thực tế hiện nay là “bàn phím con chuột” không còn là hành trang cần phải có cho một máy tính. Thời đại hiện nay, với công nghệ cảm ứng, đặc biệt với màn hình cảm ứng thì việc tương tác giữa máy và con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cách thức hoạt động
Màn hình cảm ứng xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1965. Và hiện nay nó đã trở thành phổ biến trong thế giới với sự phát triển không ngừng. Lần đầu tiên chúng được sử dụng tại các máy ATM gần 30 năm trước.
Màn hình cảm ứng hiện nay sử dụng chủ yếu hai công nghệ cảm ứng. Một là sử dụng công nghệ điện trở. Hai là công nghệ điện dung.
Các loại màn hình cảm ứng sử dụng công nghệ điện trở sử dụng màn hình gồm hai lớp riêng biệt. Hai lớp màn hình này cách nhau một khoảng cách nhỏ. Khi nhấn ngón tay vào các lớp trên của màn hình, các lớp này sẽ chạm vào lớp màn hình phía dưới, và điểm trỏ được ghi nhận và xử lý. Nhược điểm lớn nhất của màn hình cảm ứng điện trở là ít chính xác hơn so với các công nghệ màn hình cảm ứng khác, và đa số chúng không hỗ trợ cảm ứng đa điểm chạm.
Công nghệ màn hình cảm ứng điện dung sử dụng một màn hình thủy tinh có một lớp dẫn điện. Khi đưa ngón tay của bạn chạm tới màn hình, ngón tay của bạn sẽ có một điện tích nhất định, từ đó sẽ tạo ra một sự đoản mạch nhỏ trong khu vực mà ngón tay của bạn chạm tới, do đó điểm cảm ứng được ghi nhận vào hệ thống để chờ xử lý. Công nghệ màn hình cảm ứng điện dung giúp hoạt động của màn hình cảm ứng được chính xác hơn so với công nghệ điện trở. Đặc biệt, công nghệ này hỗ trợ cảm ứng đa điểm chạm.
Mặc dù công nghệ điện dung có nhiều ưu điểm hơn so với công nghệ điện trở. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là bạn không thể sử dụng thiết bị khi bạn đeo găng tay vì găng tay làm cản trở điện tích từ ngón tay của bạn.
Trong những ngày vừa qua, một khái niệm mới về công nghệ màn hình cảm ứng được các công ty hàng đầu về công nghệ đưa ra: công nghệ màn hình cảm ứng quang học – NextWindow. Giá thành sản xuất được giảm bớt và tạo ra một hiệu quả rực rỡ.
Một số thiết bị cảm ứng hỗ trợ hệ điều hành Windows tốt nhất

Acer – Các dòng One Z3: tất cả các dòng máy tính sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng của Acer đều có kiểu dáng thiết kế hiện đại, nhỏ gọn. Tất cả các thành phần của một máy tính đều được tích hợp và tối ưu hóa để kích thước của máy là nhỏ gọn nhất. Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn nhưng “nhỏ mà có võ”. Bạn sẽ sở hữu một hệ thống có bộ vi xử lý AMD Quad – Core, 3GB Ram, ổ cứng 1TB, DVD – RW, màn hình 21,5 inch 1080p HD tích hợp cảm ứng đa điểm. Bạn sẽ nhận được thiết bị phụ trợ là bàn phím và chuột không dây khi sở hữu thiết bị này.
Không những sở hữu màn hình cảm ứng hỗ trợ rất tốt cho các ứng dụng của Window 7, nó còn được tích hợp một bộ phần mềm TouchPortal riêng của Acer. Các công cụ trong gói ứng dụng này bao gồm các công cụ dùng để xử lý hình ảnh, video, một phần mềm nghe nhạc riêng và một trình duyệt web độc đáo. Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn, nhưng nó được tích hợp rất nhiều kết nối: 6 cổng USB 2.0; một cổng eSATA, card mạng LAN và một card wifi, một card TV kỹ thuật số và một đầu đọc thẻ nhớ.
Lenovo IdeaCentre B320: sử dụng màn hình cảm ứng quang học đi kèm với các phần mềm để hỗ trợ cho tất cả những ứng dụng của mình. Màn hình hiển thị với 21,5 inch Full HD thật sự làm cho B320 trông cực kỳ ấn tượng. Bộ vi xử lý Intel Core i3, 4GB Ram, và 500GB ổ đĩa cứng. Tất cả có thể được nâng cấp tùy theo sở thích của bạn.
Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn, nhưng đĩa cứng và Ram được che bằng một nắp đậy, bạn có thể dễ dàng nâng cấp và thay thế Ram và ổ đĩa cứng. Bên cạnh đó B320 còn được tích hợp 2 khe cắm PCI-E. Nếu túi tiền của bạn “rủng rỉnh”, bạn có thể lựa chọn dòng cao cấp hơn với hệ thống CPU AMD Radeon 6540HD, 8GB Ram, được tích hợp một phím bấm “OneKey” giúp bạn thay đổi nhanh chóng chế độ làm việc. Camera có khả năng quay HD.
Asus EeeTop PC Et2010AGT: Nếu nói về độ mỏng, tất cả các dòng máy tính không ai có thể sánh kịp Asus. Các dòng EeeTop chỉ dày 54,3 mm. Tiêu thụ điện năng cực kỳ thấp. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của các dòng EeeTop này là màn hình chỉ rộng 20 inch Full HD, nhưng bạn vẫn có thể hiển thị hình ảnh với độ phân giải 1.600 x 900, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi một AVG Card Radeon HD 5470.
Đi kèm với các dòng Asus Eee Docking là một bộ ứng dụng Fun Touch hỗ trợ hầu hết các khả năng cảm ứng đa điểm của nó. Bộ vi xử lý Dual-Core Athlon, 2GB Ram (có thể nâng cấp lên 8GB), 500GB HDD, DVD – RW, webcam, card mạng LAN và wifi. Ngoài ra nó còn tích hợp một cổng HDMI cho phép kết nối với các thiết bị trình chiếu khác.
Sony Vaio VPCJ23S1E: nếu bạn đang tìm kiếm một máy tính sử dụng Window 7, Sony Vaio J – series sẽ không làm bạn thất vọng. Được hỗ trợ bộ vi xử lý Intel Core i3, 4GB Ram (có thể nâng cấp lên 8GB), đi kèm với ổ đĩa cứng 750GB, DVD-RW Blu-ray. Tích hợp thêm nhiều kết nối khác như: wifi, bluetooth, 4 cổng USB (hai trong số 4 cổng đó là cổng USB 3.0), một đầu đọc thẻ nhớ.
Màn hình hiển thị rộng 21,5 inch Full HD hỗ trợ cảm ứng đa điểm. Các dòng Sony Vaio được tối ưu hóa để sử dụng cùng với Windows 7, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng chúng với Windows 8. Một điều đặc biệt nữa, Sony tích hợp một phím bấm Web Access cho phép bạn khởi động máy tính trong vòng 25 giây và nạp lại một trang web mà bạn đã lưu lại từ trước ngay lập tức.
Iiyama ProLite T2451MTS: tích hợp công nghệ màn hình cảm ứng. Với một màn hình rộng 24 inch “ăn đứt” tất cả các màn hình cảm ứng của các hãng khác về độ rộng, hiển thị với công nghệ ProLite cung cấp độ phân giải Full HD. Sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng quang học thế hệ mới nhất hiện nay, hỗ trợ kha năng cảm ứng đa điểm trong cả Windows 7 và Windows 8.
Được tích hợp các thiết bị như: DVI-D, hai cổng HDMI, một cổng VGA, USB. Nó là một sự lựa chọn cực kỳ hiệu quả cho việc tiêu thụ pin. Với màn hình cảm ứng hiển thị LED-blacklit, các dòng sản phẩm này chỉ tiêu thụ 0,5 watt ở chế độ chờ và chỉ tốn khoảng 25 watt khi ở chế độ làm việc.
Phần tiếp theo, tôi xin giới thiệu với các bạn về cấu hình hệ thống để chạy Windows 7/8. Hãy đón xem nhé.[/just]
Theo TechRadar