Thiết bị yêu thích nhất, đáng mơ ước nhất của tôi là chiếc iPhone và iPad.
Tôi thích cái giá gốc của iPhone và iPad so với chất lượng của chúng. Xứng đáng!
Tôi cũng tôn thờ khoản lợi nhuận kếch sù của Apple - người mẹ đã sản sinh ra hai thiết bị di động kinh điển của thế giới.
Và đó chính là những lý do để tôi cảm thấy buồn khi biết rằng những thiết bị đáng mơ ước mà tôi, bạn bè tôi đang cầm trên tay lại được sản xuất bởi những công nhân có tuổi đời chỉ là 13, với mức lương 70 cent một giờ và làm việc trong khoảng thời gian lên tới 16 tiếng.
Liệu trên thế giới có bao nhiêu người đang tôn thờ chiếc điện thoại, chiếc máy tính báng có thiết kế tuyệt mĩ với mức giá cực kỳ cạnh tranh được sản xuất bởi Apple. Và có bao nhiêu người biết được lý do đằng sau khoản lợi nhuận kếch sù đáng mơ ước kia? Nếu được thống kê, có lẽ sự chênh lệch con số giữa hai bộ phận này sẽ rất lớn.
Foxconn và công nhân Trung Quốc:
Cách đây hơn một tuần, trong chương trình phỏng vấn của đài NPR, mang tên This American Life, sự thật đằng sau tấm màn hòa nhoáng của Apple đã được phơi bày: phũ phàng và cay nghiệt. Nội dung được thực hiện bởi phóng viên Mike Daisey (NPR) và Nicholas Kristof (NYT) có vợ là người Trung Quốc. Chương trình rất dài, nhưng chúng ta có thể tóm lược một số chi tiết đáng chú ý như sau:
Foxconn sản xuất iPhone và iPad: lợi cho cả Trung Quốc lẫn Apple?
Quan trọng và lớn lao hơn cả, các nhà máy, hay nói cách khác là các địa ngục trần gian, đã mang đến rất nhiều lợi ích cho nhân dân Trung Quốc. Paul Krugman, một nhà kinh tế đã từng nhận định như vậy. Phóng viên Nicholas Kristof của NYT cũng hiểu và đồng ý, bởi vợ của ông đến từ một ngôi làng gần Thâm Quyến. Sự vững bền của các nhà máy thực sự tốt hơn so với những cánh đồng, Kristof cho biết.
Với quá trình đó, Apple đang đặt một chiếc phễu rót tiền từ người tiêu dùng giàu có đến từ Mỹ và Châu Âu sang người lao động nghèo của Trung Quốc. Nếu không có Foxconn và các nhà máy lắp ráp khác, các công nhân Trung Quốc sẽ phải chạy nhảy tung tăng trên cánh đồng với thu nhập chỉ 50 USD - so với 250 USD mỗi tháng từ Foxconn (chưa tới 10 USD mỗi ngày và 1 USD mỗi tiếng).
Ai cũng biết rằng, Apple lắp ráp iPhone và iPad tại Trung Quốc bởi vì chi phí (cộng thêm cả tiền vận chuyển) rẻ hơn rất nhiều so với Mỹ hoặc Châu Âu - nơi có các tiêu chuẩn dành cho người lao động rất cao.
Nếu như Apple quyết định chế tạo iPhone và iPad cho người Mỹ bằng các quy tắc lao động của người Mỹ thì:
Điều này hoàn toàn không phải là thảm họa, bởi Apple là một thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới với lợi nhuận khổng lồ và nếu đi xuống thì báo cáo doanh thu của họ vẫn là một con số cực cao, đáng để các đối thủ mơ ước. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy "thích hơn" khi sử dụng các sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn lao động của Mỹ.
Nói cách khác, Apple có thừa khả năng để áp dụng tiêu chuẩn Mỹ cho lao động nước ngoài mà không phá hủy hoạt động kinh doanh của mình.
Tôi thích cái giá gốc của iPhone và iPad so với chất lượng của chúng. Xứng đáng!
Tôi cũng tôn thờ khoản lợi nhuận kếch sù của Apple - người mẹ đã sản sinh ra hai thiết bị di động kinh điển của thế giới.
Và đó chính là những lý do để tôi cảm thấy buồn khi biết rằng những thiết bị đáng mơ ước mà tôi, bạn bè tôi đang cầm trên tay lại được sản xuất bởi những công nhân có tuổi đời chỉ là 13, với mức lương 70 cent một giờ và làm việc trong khoảng thời gian lên tới 16 tiếng.
Liệu trên thế giới có bao nhiêu người đang tôn thờ chiếc điện thoại, chiếc máy tính báng có thiết kế tuyệt mĩ với mức giá cực kỳ cạnh tranh được sản xuất bởi Apple. Và có bao nhiêu người biết được lý do đằng sau khoản lợi nhuận kếch sù đáng mơ ước kia? Nếu được thống kê, có lẽ sự chênh lệch con số giữa hai bộ phận này sẽ rất lớn.
Foxconn và công nhân Trung Quốc:

Cách đây hơn một tuần, trong chương trình phỏng vấn của đài NPR, mang tên This American Life, sự thật đằng sau tấm màn hòa nhoáng của Apple đã được phơi bày: phũ phàng và cay nghiệt. Nội dung được thực hiện bởi phóng viên Mike Daisey (NPR) và Nicholas Kristof (NYT) có vợ là người Trung Quốc. Chương trình rất dài, nhưng chúng ta có thể tóm lược một số chi tiết đáng chú ý như sau:
- Cách đây 30 năm, thành phố Thâm Quyến, nơi mà những thứ "quái quỷ ấy" được sản xuất, chỉ là một ngôi làng nhỏ ven sông. Còn bây giờ, nó là một đô thị của 13 triệu dân - lớn hơn cả New York.
- Foxconn, một trong những công ty nằm trong chuỗi chế tạo và lắp ráp iPhone, iPad (tất nhiên là cho nhiều hãng điện tử khác ngoài Apple nữa) có một nhà máy với 430.000 công nhân tại Thâm Quyến.
- Có 20 quán ăn tự phục vụ tại nhà máy Foxconn Thâm Quyến. Trung bình mỗi quán phục vụ khoảng 10.000 thực khách.
- Một công nhân được phỏng vấn cho biết, cửa của nhà máy được bảo vệ bởi các nhân viên có súng. Người công nhân được phỏng vấn ấy chỉ mới 13 tuổi và cô bé phải đánh bóng hàng ngàn mặt kính màn hình iPhone mỗi ngày.
- Cô bé nói rằng Foxconn không bị thanh tra độ tuổi của công nhân. Nói đúng hơn, cũng có vài cuộc kiểm tra tại chỗ, nhưng rất ít và Foxconn luôn biết trước. Hãng chế tạo này chỉ việc hoán đổi các công nhân già và trẻ cho nhau khi các đoàn thanh tra đến.
- Chỉ trong 2 tiếng, phóng viên Daisey gặp các công nhân và được họ tiết lộ tuổi tác, một số là 14, 13 và thậm chí là 12 tuổi (cùng với rất nhiều người lớn tuổi khác). Ước tính có khoảng 5% công nhân tiết lộ họ đang ở dưới độ tuổi lao động.
- Daisey khẳng định một hãng tên tuổi và khó tính như Apple phải biết điều này. Hoặc, nếu không thì lý do đơn giản là họ không muốn biết.
- Dưới vỏ bọc là một khách hàng tiềm năng, Daisey cũng tới thăm các nhà máy khác tại Thâm Quyến. Ông phát hiện ra, rằng hầu hết các tầng làm việc đều được xây dựng rất rộng lớn, có thể chứa từ 20 đến 30 ngàn công nhân. Chúng rất yên tĩnh, không có máy móc và các cuộc trò chuyện giữa công nhân với nhau là hoàn toàn bị cấm. Lương của người lao động là rất ít và không có lý do gì để làm việc bằng máy móc.
- Một giờ làm việc tại Trung Quốc được tính là ... 60 phút - không giống như "giờ" làm việc đi kèm với Facebook, phòng tắm, gọi điện... và trò chuyện ở Mỹ. Ngày làm việc theo luật ở Trung Quốc là 8 tiếng, nhưng "mặc định" được cài đặt lại thành 12 tiếng. Rất nhiều nơi mở rộng thời gian làm việc lên thành 14 đến 16 tiếng, đặc biệt là khi có các sản phẩm hot mới xuất hiện. Trong khi Daisey đang ở Thâm Quyến, một công nhân của Foxconn đã chết sau khi làm việc liên tục trong vòng 34 tiếng.
- Dây chuyền lắp ráp sẽ di chuyển ngang với tốc độ của người làm việc kém nhất, vì vậy tất cả công nhân đều được theo dõi chặt chẽ bằng camera. Phần lớn họ luôn đứng.
- Công nhân được ở ký túc xá. Theo phóng viên Daisey, các căn phòng rất nhỏ và có khoảng 15 chiếc giường tầng cao đến trần nhà. Tất nhiên những người Mỹ thì không thể chịu đựng được không gian như thế.
- Ở Trung Quốc, việc công nhân liên kết thành các hiệp hội đồng nghĩa với bất hợp pháp. Những ai cố gắng đều được ghi nhận và sẽ phải ăn cơm tù.
- Daisey phỏng vấn hàng chục công nhân hoạt động trong các hiệp hội bí mật trước đây. Họ tiết lộ về việc nhà máy sử dụng chất Hexane để làm sạch màn hình iPhone. Đây là chất dễ bay hơi hơn so với các loại chất tẩy rửa khác, cho phép dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh hơn. Nhưng nên nhớ Hexane là một độc tố, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thần kinh của con người.
- Nhiều công nhân đã trở thành người thất nghiệp bởi tay của họ đã bị hỏng do thực hiện hàng trăm ngàn động tác giống nhau trong nhiều năm. Điều này hoàn toàn có thể tránh được bằng một cách hết sức đơn giản là nhà máy chuyển đổi hình thức làm việc cho họ. Đôi tay không còn là đôi tay nữa khi chúng ta phải đóng hộp hàng năm trời.
- Một cựu công nhân đã yêu cầu công ty phải trả tiền tăng ca và công ty của cô từ chối thẳng thừng. Sau đó cô đến công đoàn lao động và công đoàn đưa tên cô vào danh sách đen đã được lưu hành trên tất cả các công ty trong cùng khu vực. Kết quả là cái tên đẹp đẽ đó sẽ gắn liền với nhãn hiệu gây rối, đồng nghĩa với việc không có công ty lân cận nào dám thuê lại cô công nhân tội nghiệp.
- Một người đàn ông có bàn tay bị nghiền nát bởi máy ép kim loại của Foxconn. Hãng này đã không chịu trách nhiệm y tế cho anh. Khi bàn tay đã lành, hãng đã thực hiện công tác sa thải một cách nhanh chóng. (May mắn thay, người đàn ông đó đã tìm được công việc mới tại một nhà máy gỗ. Anh nói rằng công việc ở đó tốt hơn bởi công nhân chỉ phải làm việc có... 70 tiếng/1 tuần)
- Người đàn ông trên đã làm vỏ bọc kim loại cho chiếc iPad tại Foxconn. Khi Daisey đưa iPad của mình ra, anh ta nói rằng chưa từng nhìn thấy và coi chiếc iPad như một thứ ma thuật.
- Foxconn, một trong những công ty nằm trong chuỗi chế tạo và lắp ráp iPhone, iPad (tất nhiên là cho nhiều hãng điện tử khác ngoài Apple nữa) có một nhà máy với 430.000 công nhân tại Thâm Quyến.
- Có 20 quán ăn tự phục vụ tại nhà máy Foxconn Thâm Quyến. Trung bình mỗi quán phục vụ khoảng 10.000 thực khách.
- Một công nhân được phỏng vấn cho biết, cửa của nhà máy được bảo vệ bởi các nhân viên có súng. Người công nhân được phỏng vấn ấy chỉ mới 13 tuổi và cô bé phải đánh bóng hàng ngàn mặt kính màn hình iPhone mỗi ngày.
- Cô bé nói rằng Foxconn không bị thanh tra độ tuổi của công nhân. Nói đúng hơn, cũng có vài cuộc kiểm tra tại chỗ, nhưng rất ít và Foxconn luôn biết trước. Hãng chế tạo này chỉ việc hoán đổi các công nhân già và trẻ cho nhau khi các đoàn thanh tra đến.
- Chỉ trong 2 tiếng, phóng viên Daisey gặp các công nhân và được họ tiết lộ tuổi tác, một số là 14, 13 và thậm chí là 12 tuổi (cùng với rất nhiều người lớn tuổi khác). Ước tính có khoảng 5% công nhân tiết lộ họ đang ở dưới độ tuổi lao động.
- Daisey khẳng định một hãng tên tuổi và khó tính như Apple phải biết điều này. Hoặc, nếu không thì lý do đơn giản là họ không muốn biết.
- Dưới vỏ bọc là một khách hàng tiềm năng, Daisey cũng tới thăm các nhà máy khác tại Thâm Quyến. Ông phát hiện ra, rằng hầu hết các tầng làm việc đều được xây dựng rất rộng lớn, có thể chứa từ 20 đến 30 ngàn công nhân. Chúng rất yên tĩnh, không có máy móc và các cuộc trò chuyện giữa công nhân với nhau là hoàn toàn bị cấm. Lương của người lao động là rất ít và không có lý do gì để làm việc bằng máy móc.
- Một giờ làm việc tại Trung Quốc được tính là ... 60 phút - không giống như "giờ" làm việc đi kèm với Facebook, phòng tắm, gọi điện... và trò chuyện ở Mỹ. Ngày làm việc theo luật ở Trung Quốc là 8 tiếng, nhưng "mặc định" được cài đặt lại thành 12 tiếng. Rất nhiều nơi mở rộng thời gian làm việc lên thành 14 đến 16 tiếng, đặc biệt là khi có các sản phẩm hot mới xuất hiện. Trong khi Daisey đang ở Thâm Quyến, một công nhân của Foxconn đã chết sau khi làm việc liên tục trong vòng 34 tiếng.
- Dây chuyền lắp ráp sẽ di chuyển ngang với tốc độ của người làm việc kém nhất, vì vậy tất cả công nhân đều được theo dõi chặt chẽ bằng camera. Phần lớn họ luôn đứng.
- Công nhân được ở ký túc xá. Theo phóng viên Daisey, các căn phòng rất nhỏ và có khoảng 15 chiếc giường tầng cao đến trần nhà. Tất nhiên những người Mỹ thì không thể chịu đựng được không gian như thế.
- Ở Trung Quốc, việc công nhân liên kết thành các hiệp hội đồng nghĩa với bất hợp pháp. Những ai cố gắng đều được ghi nhận và sẽ phải ăn cơm tù.
- Daisey phỏng vấn hàng chục công nhân hoạt động trong các hiệp hội bí mật trước đây. Họ tiết lộ về việc nhà máy sử dụng chất Hexane để làm sạch màn hình iPhone. Đây là chất dễ bay hơi hơn so với các loại chất tẩy rửa khác, cho phép dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh hơn. Nhưng nên nhớ Hexane là một độc tố, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thần kinh của con người.
- Nhiều công nhân đã trở thành người thất nghiệp bởi tay của họ đã bị hỏng do thực hiện hàng trăm ngàn động tác giống nhau trong nhiều năm. Điều này hoàn toàn có thể tránh được bằng một cách hết sức đơn giản là nhà máy chuyển đổi hình thức làm việc cho họ. Đôi tay không còn là đôi tay nữa khi chúng ta phải đóng hộp hàng năm trời.
- Một cựu công nhân đã yêu cầu công ty phải trả tiền tăng ca và công ty của cô từ chối thẳng thừng. Sau đó cô đến công đoàn lao động và công đoàn đưa tên cô vào danh sách đen đã được lưu hành trên tất cả các công ty trong cùng khu vực. Kết quả là cái tên đẹp đẽ đó sẽ gắn liền với nhãn hiệu gây rối, đồng nghĩa với việc không có công ty lân cận nào dám thuê lại cô công nhân tội nghiệp.
- Một người đàn ông có bàn tay bị nghiền nát bởi máy ép kim loại của Foxconn. Hãng này đã không chịu trách nhiệm y tế cho anh. Khi bàn tay đã lành, hãng đã thực hiện công tác sa thải một cách nhanh chóng. (May mắn thay, người đàn ông đó đã tìm được công việc mới tại một nhà máy gỗ. Anh nói rằng công việc ở đó tốt hơn bởi công nhân chỉ phải làm việc có... 70 tiếng/1 tuần)
- Người đàn ông trên đã làm vỏ bọc kim loại cho chiếc iPad tại Foxconn. Khi Daisey đưa iPad của mình ra, anh ta nói rằng chưa từng nhìn thấy và coi chiếc iPad như một thứ ma thuật.
Foxconn sản xuất iPhone và iPad: lợi cho cả Trung Quốc lẫn Apple?
Quan trọng và lớn lao hơn cả, các nhà máy, hay nói cách khác là các địa ngục trần gian, đã mang đến rất nhiều lợi ích cho nhân dân Trung Quốc. Paul Krugman, một nhà kinh tế đã từng nhận định như vậy. Phóng viên Nicholas Kristof của NYT cũng hiểu và đồng ý, bởi vợ của ông đến từ một ngôi làng gần Thâm Quyến. Sự vững bền của các nhà máy thực sự tốt hơn so với những cánh đồng, Kristof cho biết.

Với quá trình đó, Apple đang đặt một chiếc phễu rót tiền từ người tiêu dùng giàu có đến từ Mỹ và Châu Âu sang người lao động nghèo của Trung Quốc. Nếu không có Foxconn và các nhà máy lắp ráp khác, các công nhân Trung Quốc sẽ phải chạy nhảy tung tăng trên cánh đồng với thu nhập chỉ 50 USD - so với 250 USD mỗi tháng từ Foxconn (chưa tới 10 USD mỗi ngày và 1 USD mỗi tiếng).
Ai cũng biết rằng, Apple lắp ráp iPhone và iPad tại Trung Quốc bởi vì chi phí (cộng thêm cả tiền vận chuyển) rẻ hơn rất nhiều so với Mỹ hoặc Châu Âu - nơi có các tiêu chuẩn dành cho người lao động rất cao.
Nếu như Apple quyết định chế tạo iPhone và iPad cho người Mỹ bằng các quy tắc lao động của người Mỹ thì:
1. Giá của iPhone và iPad sẽ tăng.
2. Lợi nhuận của Apple đi xuống.
2. Lợi nhuận của Apple đi xuống.
Điều này hoàn toàn không phải là thảm họa, bởi Apple là một thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới với lợi nhuận khổng lồ và nếu đi xuống thì báo cáo doanh thu của họ vẫn là một con số cực cao, đáng để các đối thủ mơ ước. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy "thích hơn" khi sử dụng các sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn lao động của Mỹ.
Nói cách khác, Apple có thừa khả năng để áp dụng tiêu chuẩn Mỹ cho lao động nước ngoài mà không phá hủy hoạt động kinh doanh của mình.
Theo Businessinsider