Angus_Bert
Film critic
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ cấp cao Hàn Quốc (KAIST) đang sẽ trình làng một dự án vô cùng ấn tượng, ấn tượng đến mức chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải thay đổi quan niệm của họ về công nghệ sạc điện không dây.
Những gì mà các nghiên cứu viên tại KAIST đang phát triển, đội ngũ này hi vọng rằng trong tương lai những chiếc dây sạc sẽ trở thành một món đồ thừa thãi, và nếu có thể thì hệ thống sạc không dây mới sẽ hỗ trợ sạc cùng lúc đến 40 thiết bị khác nhau. Thậm chí, ngay cả những đồ dùng như TV và quạt cũng có thể sử dụng chung nguồn điện này.
Giống như đoạn video dưới đây, các nhà nghiên cứu đã trình diễn cách thức mà Hệ thống Lõi dây Lưỡng cực (Dipole Coil Resonant System) - hiện tại mới chỉ ở bản thử nghiệm - vận hành bằng cách sử dụng hai cuộc dây nam châm dài để truyền tải năng lượng cho thiết bị thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Với công sức bỏ ra để thiết kế và chế tạo, hiện tại công nghệ này có giá thành vẫn quá cao để có thể thương mại hóa. Tuy vậy thì nó cũng cho thấy một tiềm năng không giới hạn, đặc biệt là khi ứng dụng tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, nhà hàng...
Chun T. Rim, giáo sư kỹ thuật tại KAIST đã so sánh công nghệ do đội ngũ của mình phát triển với WiFi. Ông gọi nó là Wi-Power, và hi vọng sẽ có một ngày nó dần xuất hiện tại các nhà hàng hay trên những con phố, mang đến khả năng sạc điện không dây cho các thiết bị. Hiện tại thì khả năng sạc chỉ có thể được tiến hành khi thiết bị ở trong bán kính 5m từ máy phát thử nghiệm.
Với khả năng truyền tải điệm 209W tại tần số 20kHz, hê thống do KAIST chế tạo có thể sạc điện cho nhiều thiết bị cùng lúc. Trước đó thì cũng có một phiên bản tương tự được học viện MIT (Mỹ) giới thiệu là Coupled Magnetic Resonance System (CMRS - Hệ thống Cộng hưởng Từ đôi), ra mắt vào năm 2007 và tầm sạc chỉ 2.1 mét.
![]() |
Những gì mà các nghiên cứu viên tại KAIST đang phát triển, đội ngũ này hi vọng rằng trong tương lai những chiếc dây sạc sẽ trở thành một món đồ thừa thãi, và nếu có thể thì hệ thống sạc không dây mới sẽ hỗ trợ sạc cùng lúc đến 40 thiết bị khác nhau. Thậm chí, ngay cả những đồ dùng như TV và quạt cũng có thể sử dụng chung nguồn điện này.
Giống như đoạn video dưới đây, các nhà nghiên cứu đã trình diễn cách thức mà Hệ thống Lõi dây Lưỡng cực (Dipole Coil Resonant System) - hiện tại mới chỉ ở bản thử nghiệm - vận hành bằng cách sử dụng hai cuộc dây nam châm dài để truyền tải năng lượng cho thiết bị thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Với công sức bỏ ra để thiết kế và chế tạo, hiện tại công nghệ này có giá thành vẫn quá cao để có thể thương mại hóa. Tuy vậy thì nó cũng cho thấy một tiềm năng không giới hạn, đặc biệt là khi ứng dụng tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, nhà hàng...
[video=youtube;R6UCwqjdpo0]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=R6UCwqjdpo0[/video]
Chun T. Rim, giáo sư kỹ thuật tại KAIST đã so sánh công nghệ do đội ngũ của mình phát triển với WiFi. Ông gọi nó là Wi-Power, và hi vọng sẽ có một ngày nó dần xuất hiện tại các nhà hàng hay trên những con phố, mang đến khả năng sạc điện không dây cho các thiết bị. Hiện tại thì khả năng sạc chỉ có thể được tiến hành khi thiết bị ở trong bán kính 5m từ máy phát thử nghiệm.
Với khả năng truyền tải điệm 209W tại tần số 20kHz, hê thống do KAIST chế tạo có thể sạc điện cho nhiều thiết bị cùng lúc. Trước đó thì cũng có một phiên bản tương tự được học viện MIT (Mỹ) giới thiệu là Coupled Magnetic Resonance System (CMRS - Hệ thống Cộng hưởng Từ đôi), ra mắt vào năm 2007 và tầm sạc chỉ 2.1 mét.

Theo TechBuffalo