lengockhanhi
Film critic
Bạn đã tận hưởng trọn vẹn một bộ phim chưa ?
Câu hỏi này mới nhìn tưởng chừng rất lạ, dĩ nhiên nếu một bộ phim không bị cắt, bạn xem từ đầu đến cuối mà không nóng vội foward hay bỏ đi đâu đó thì có thể xem là bạn đã xem trọn vẹn bộ phim. Nhưng có những thứ tưởng chừng vô hình, vô nghĩa vì nó quá nhỏ nhưng vẫn là 1 phần quan trọng trong bộ phim, nên chúng ta đã xem qua nó mà không hay biết.
câu trả lời sẽ giúp các bạn nhìn thấy rõ hơn những điều này. Nhi xin chia sẻ với các bạn
Bạn có tin rằng cảm xúc cho bạn đã có từ giây phút đầu tiên ngay cả khi phim chưa bắt đầu ?
Ngay trong những giây phút đầu tiên, có những hình ảnh mà ta tưởng chừng vô nghĩa nhưng vẫn là 1 phần của bộ phim và góp phần tạo cho chúng ta cảm hứng. Đó chính là logo của hãng phim. Những hình ảnh logo của studio làm ra bộ phim sẽ khơi lại trong tiềm thức bạn những phim đã xem trong qua khứ của studio này làm ra. Những studio lớn tại Mỹ có logo truyền thống độc đáo, Paramount Picture có những đỉnh núi và ngôi sao, MGM với con sư tử vàng, Universal với quả địa cầu, 20th century Fox với tượng đài và ánh sáng, Columbia với nữ thần tự do, Warner với tấm khiên vàng và nhiều logo khác.
Khi bạn nhìn thấy logo của Lion Gate, tiềm thức của bạn sẽ gợi lại những bộ phim kinh dị khủng khiếp trong quá khứ và bạn sẽ rất hồi hộp xem những gì sắp xảy ra trong phim mới này. Tương tự khi bước vào một phim hành động với logo Scott free hay Studio của Jerry bruckheimer sẽ làm bạn cực kì phấn khích… Và Dream Works hay DC comic cũng vậy. Tất cả đều có một ý nghĩa ghi sẵn trong đầu bạn. Nhi còn nhớ hồi còn nhỏ mỗi lần xem một phim của 20th century Fox là tim Nhi lại rộn lên khi nhớ về Die Hard, Aliens… cũng như logo Carolco luôn đi kèm với những phim hành động máu lửa như Rambo, Terminator hay total Recall. Vì vậy đừng xem thường những thương hiệu trong điện ảnh, vì nó chính là linh hồn xuyên suốt nhiều thế hệ.
Sau logo, chúng ta sẽ vào phần intro và opening credit của bộ phim. Những phim cổ điển cho đến thập niên 50 vẫn có phần intro khá dài trong đó liệt kê tất cả dàn diễn viên, phân vai và ekip làm phim. Phong cách cổ điển này không có gì sai, nhưng nó không hay, vì trong 1 số trường hợp nó làm loãng đi cảm xúc của khán giả khi mở đầu phim và có phần vô ích.
Có thể do điện ảnh Việt Nam đóng cửa quá lâu với thế giới nên cho đến cuối những năm 90, khi thế giới không còn sử dụng cách giới thiệu phim này nữa thì trong phim VN vẫn có cấu trúc phần intro như thế.Tại Mỹ từ năm 80 người ta không còn giới thiệu phân vai cho diễn viên ngay từ đầu nữa, nhưng rút ngắn phần intro thậm chí xóa bỏ hẳn và chuyển tất cả thông tin về ekip làm phim cho phần ending credit ở cuối phim.
Mặc dù thong tin về phân vai và đoàn làm phim có thể không quan trọng, nhưng bản thân phần intro lại vô cùng quan trọng. cá nhân Nhi cho rằng 1 tác phẩm điện ảnh chỉ có giá trị cao nếu nó có 1 phần intro nghiêm chỉnh và được đầu tư tỉ mỉ. Các bạn hãy nhớ lại trong những phim kinh điển, phần intro luôn cho bạn một cảm xúc mãnh liệt dẫn dắt vào bộ phim, có thể bằng 1 khúc nhạc dạo, hoặc 1 bài hát chủ đề, kết hợp với chữ, màu sắc, hình ảnh hay họa tiết.
Hình: phần intro của phim Psycho với những họa tiết đơn giản, vạch trắng và đen xen kẽ, kèm theo tiếng vĩ cầm gây hồi hộp đến thắt ngực. Cùng phong cách với phần intro của phim The Third Man, cũng với những vạch đen và trắng như dây đàn và nhạc đẹm bằng guitare.
Trong thời kì trước, phim VN vẫn có những phần intro giàu tính mỹ thuật như thế, như trong phim Ván bài Lật ngửa chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng phim gián điệp, trinh thám Hollywood thập niên 40-50, với những cảnh phần intro rất giàu tính biểu tượng, kèm theo âm nhạc. Hình ảnh Nguyễn thành Luân đi thong thả giữa những hàng cây bạt ngàn sẽ không bao giờ ta quên được. Đáng tiếc là về sau này những giá trị kinh điển chuẩn mực đó bị phai nhạt dần dần. Người ta nghĩ một bộ phim nên bắt đầu ngay vào câu chuyện, phần intro chỉ mất thời gian, tốn phim vô ích chăng ?
Những ví dụ tiêu biểu nhất cho intro thành công là: Trong phim James Bond luôn mở đầu bằng 1 phần Intro rất hoành tráng, với những hình ảnh siêu thực, màu sắc và bài hát quyến rũ. Sở dĩ phim Casino royal gây được cảm xúc tốt đẹp cho khán giả, trong đó có Nhi, đó là ngay từ phần intro, ta đã thấy chóang ngợp vì cảm xúc dâng lên mãnh liệt.
Phim terminator II có phần intro đầy ấn tượng không thể nào quên, chính điệu nhạc, hơi lửa và những âm thanh kim khí trong phần intro phim T2 đã đẩy cảm xúc của bạn lấy đà cất cánh sau đó. Phim T3 không có phần Intro và cảm giác của Nhi rất hụt hẫng. Phong cách này ta còn thấy trong phim Conan The Barbaria với hình ảnh rèn cây kiếm, hay trong phim total Recall với gamme màu đỏ như lửa và trong mọi trường hợp một phim hành động hay có thể tăng adrenaline cho khán giả ngay từ điệu nhạc kích động của phần intro này
Trong phim 10 điều răn, khúc Ouverture mang lại rất nhiều cảm xúc, sự bi thương, hung tráng. Tương tự trong những phim Western kinh điển cũng có những đoạn intro cùng âm nhạc không thể nào quên, như phim The Gunfire at OK Corral, Magnificient Sven, Alamo…Đáng tiếc là bây giờ, hiếm hoi mới co một vài giai điệu gây cảm xúc mạnh, hiệu quả trong các phim kinh dị, hay super hero, đa phần là vào phim đột ngột, không có nhạc sau đó kết phim bằng vài bài nhạc rap cà giựt rẻ tiền.
Công thức chung của opening credit trong thời đại này là: tên 3-4 diễn viên chính, vai thiện ra trước, vai ác ra sau, tên nhà sản xuất, kỹ xảo hình ảnh, âm nhạc và cuối cùng là đạo diễn, những thông tin này xen vào những cảnh phim đầu tiên nên nghiễm nhiên phần intro bị xóa sổ, không còn những giai điệu hào hùng cuốn hút, không còn những hoạ tiết, màu sắc mang tính mỹ thuật cao như trong phim kinh điển nữa. Nhi thầm tiếc cho 1 thời của những phim Professionel, Total Recal, T2, Mission Impossible … Nhưng chúng ta im lặng xem không có nghĩa là chúng ta chấp nhận, và ta cân biết điều gì đúng, điều gì hay ngay cả khi nó không còn ở đó.
P.S: Phim Scream 4 có phần Intro rất thú vị, ai xem lần này sẽ phát hiện ra, rất bất ngờ, rất lạ.
Câu hỏi này mới nhìn tưởng chừng rất lạ, dĩ nhiên nếu một bộ phim không bị cắt, bạn xem từ đầu đến cuối mà không nóng vội foward hay bỏ đi đâu đó thì có thể xem là bạn đã xem trọn vẹn bộ phim. Nhưng có những thứ tưởng chừng vô hình, vô nghĩa vì nó quá nhỏ nhưng vẫn là 1 phần quan trọng trong bộ phim, nên chúng ta đã xem qua nó mà không hay biết.
câu trả lời sẽ giúp các bạn nhìn thấy rõ hơn những điều này. Nhi xin chia sẻ với các bạn
Bạn có tin rằng cảm xúc cho bạn đã có từ giây phút đầu tiên ngay cả khi phim chưa bắt đầu ?
Ngay trong những giây phút đầu tiên, có những hình ảnh mà ta tưởng chừng vô nghĩa nhưng vẫn là 1 phần của bộ phim và góp phần tạo cho chúng ta cảm hứng. Đó chính là logo của hãng phim. Những hình ảnh logo của studio làm ra bộ phim sẽ khơi lại trong tiềm thức bạn những phim đã xem trong qua khứ của studio này làm ra. Những studio lớn tại Mỹ có logo truyền thống độc đáo, Paramount Picture có những đỉnh núi và ngôi sao, MGM với con sư tử vàng, Universal với quả địa cầu, 20th century Fox với tượng đài và ánh sáng, Columbia với nữ thần tự do, Warner với tấm khiên vàng và nhiều logo khác.

Khi bạn nhìn thấy logo của Lion Gate, tiềm thức của bạn sẽ gợi lại những bộ phim kinh dị khủng khiếp trong quá khứ và bạn sẽ rất hồi hộp xem những gì sắp xảy ra trong phim mới này. Tương tự khi bước vào một phim hành động với logo Scott free hay Studio của Jerry bruckheimer sẽ làm bạn cực kì phấn khích… Và Dream Works hay DC comic cũng vậy. Tất cả đều có một ý nghĩa ghi sẵn trong đầu bạn. Nhi còn nhớ hồi còn nhỏ mỗi lần xem một phim của 20th century Fox là tim Nhi lại rộn lên khi nhớ về Die Hard, Aliens… cũng như logo Carolco luôn đi kèm với những phim hành động máu lửa như Rambo, Terminator hay total Recall. Vì vậy đừng xem thường những thương hiệu trong điện ảnh, vì nó chính là linh hồn xuyên suốt nhiều thế hệ.
Sau logo, chúng ta sẽ vào phần intro và opening credit của bộ phim. Những phim cổ điển cho đến thập niên 50 vẫn có phần intro khá dài trong đó liệt kê tất cả dàn diễn viên, phân vai và ekip làm phim. Phong cách cổ điển này không có gì sai, nhưng nó không hay, vì trong 1 số trường hợp nó làm loãng đi cảm xúc của khán giả khi mở đầu phim và có phần vô ích.
Có thể do điện ảnh Việt Nam đóng cửa quá lâu với thế giới nên cho đến cuối những năm 90, khi thế giới không còn sử dụng cách giới thiệu phim này nữa thì trong phim VN vẫn có cấu trúc phần intro như thế.Tại Mỹ từ năm 80 người ta không còn giới thiệu phân vai cho diễn viên ngay từ đầu nữa, nhưng rút ngắn phần intro thậm chí xóa bỏ hẳn và chuyển tất cả thông tin về ekip làm phim cho phần ending credit ở cuối phim.
Mặc dù thong tin về phân vai và đoàn làm phim có thể không quan trọng, nhưng bản thân phần intro lại vô cùng quan trọng. cá nhân Nhi cho rằng 1 tác phẩm điện ảnh chỉ có giá trị cao nếu nó có 1 phần intro nghiêm chỉnh và được đầu tư tỉ mỉ. Các bạn hãy nhớ lại trong những phim kinh điển, phần intro luôn cho bạn một cảm xúc mãnh liệt dẫn dắt vào bộ phim, có thể bằng 1 khúc nhạc dạo, hoặc 1 bài hát chủ đề, kết hợp với chữ, màu sắc, hình ảnh hay họa tiết.

Hình: phần intro của phim Psycho với những họa tiết đơn giản, vạch trắng và đen xen kẽ, kèm theo tiếng vĩ cầm gây hồi hộp đến thắt ngực. Cùng phong cách với phần intro của phim The Third Man, cũng với những vạch đen và trắng như dây đàn và nhạc đẹm bằng guitare.
Trong thời kì trước, phim VN vẫn có những phần intro giàu tính mỹ thuật như thế, như trong phim Ván bài Lật ngửa chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng phim gián điệp, trinh thám Hollywood thập niên 40-50, với những cảnh phần intro rất giàu tính biểu tượng, kèm theo âm nhạc. Hình ảnh Nguyễn thành Luân đi thong thả giữa những hàng cây bạt ngàn sẽ không bao giờ ta quên được. Đáng tiếc là về sau này những giá trị kinh điển chuẩn mực đó bị phai nhạt dần dần. Người ta nghĩ một bộ phim nên bắt đầu ngay vào câu chuyện, phần intro chỉ mất thời gian, tốn phim vô ích chăng ?

Những ví dụ tiêu biểu nhất cho intro thành công là: Trong phim James Bond luôn mở đầu bằng 1 phần Intro rất hoành tráng, với những hình ảnh siêu thực, màu sắc và bài hát quyến rũ. Sở dĩ phim Casino royal gây được cảm xúc tốt đẹp cho khán giả, trong đó có Nhi, đó là ngay từ phần intro, ta đã thấy chóang ngợp vì cảm xúc dâng lên mãnh liệt.

Phim terminator II có phần intro đầy ấn tượng không thể nào quên, chính điệu nhạc, hơi lửa và những âm thanh kim khí trong phần intro phim T2 đã đẩy cảm xúc của bạn lấy đà cất cánh sau đó. Phim T3 không có phần Intro và cảm giác của Nhi rất hụt hẫng. Phong cách này ta còn thấy trong phim Conan The Barbaria với hình ảnh rèn cây kiếm, hay trong phim total Recall với gamme màu đỏ như lửa và trong mọi trường hợp một phim hành động hay có thể tăng adrenaline cho khán giả ngay từ điệu nhạc kích động của phần intro này

Trong phim 10 điều răn, khúc Ouverture mang lại rất nhiều cảm xúc, sự bi thương, hung tráng. Tương tự trong những phim Western kinh điển cũng có những đoạn intro cùng âm nhạc không thể nào quên, như phim The Gunfire at OK Corral, Magnificient Sven, Alamo…Đáng tiếc là bây giờ, hiếm hoi mới co một vài giai điệu gây cảm xúc mạnh, hiệu quả trong các phim kinh dị, hay super hero, đa phần là vào phim đột ngột, không có nhạc sau đó kết phim bằng vài bài nhạc rap cà giựt rẻ tiền.
Công thức chung của opening credit trong thời đại này là: tên 3-4 diễn viên chính, vai thiện ra trước, vai ác ra sau, tên nhà sản xuất, kỹ xảo hình ảnh, âm nhạc và cuối cùng là đạo diễn, những thông tin này xen vào những cảnh phim đầu tiên nên nghiễm nhiên phần intro bị xóa sổ, không còn những giai điệu hào hùng cuốn hút, không còn những hoạ tiết, màu sắc mang tính mỹ thuật cao như trong phim kinh điển nữa. Nhi thầm tiếc cho 1 thời của những phim Professionel, Total Recal, T2, Mission Impossible … Nhưng chúng ta im lặng xem không có nghĩa là chúng ta chấp nhận, và ta cân biết điều gì đúng, điều gì hay ngay cả khi nó không còn ở đó.
P.S: Phim Scream 4 có phần Intro rất thú vị, ai xem lần này sẽ phát hiện ra, rất bất ngờ, rất lạ.
Chỉnh sửa lần cuối: