Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ngay từ tấm bé, em chắc nhiều người trong các bác đây không lạ gì câu chuyện cổ tích Tấm Cám và những bài học của nó. Nhìn qua văn học nước ngoài nhất là câu chuyện cổ tích Cô bé Lọ Lem của nhà văn Pháp Charles Perrault ta lại có thể bắt gặp một cốt chuyện tương tự, với những biến chuyển cả cuộc đời nhân vật không khác gì mấy với Tấm Cám nhà mình.

Vậy có hay không việc trùng hợp ý tưởng của những thế hệ, những nền văn hóa, những đất nước cách nhau rất xa hay đây là một sự vay mượn cảm hứng sáng tác.

Không hề có ý điều tra hay đòi quyền lợi gì cho ông cha ta cả nhưng em nghĩ qua đây ta có thể hoàn toàn tự hào rằng: Về trình độ khoa học kỹ thuật ta có thể thua kém nước ngoài cả trăm năm nhưng văn học, tư tưởng của những con người chỉ quanh quẩn bên lũy tre làng ngày xưa chẳng hề kém cạnh mà có phần vượt trội hơn so với những ông Tây bà Đầm Trời Âu.

Còn về Tấm Cám em có thể khẳng định cách xây dựng cốt truyện, xử lý thắt mở các tình huống ông bà ta ngày xưa còn làm tốt hơn Cô bé Lọ Lem khi cô Tấm trải qua khá nhiều gian truân mới có thể sống cuộc sống trong mơ với nhà vua còn mẹ con Cám cuối cùng cũng bị trừng phạt thích đáng, khác hẳn kiểu một bước lên tiên một cách khá dễ dàng như Lọ Lem khi kết hôn với Hoàng tử.

Ông bà ta ngày xưa giỏi thật! Các bác có thấy như thế không ?​
 

ilVietnam

Well-Known Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Nói sự trùng hợp ý tưởng đó là một sự vay mượn cảm hứng sáng tác cũng ko hẳn đã đúng. Bởi vì từ thời xa xưa dân số loài người còn ít, sự nhận thức về trái đất chỉ là những vùng đất rộng lớn mà đi mãi đi mãi sẽ chỉ thấy đường chân trời (nơi ko có ai sống đc ở đó). Nên 1 người châu Á khi thấy 1 châu Âu họ cảm thấy ngỡ ngàng sao lại có những người kỳ cục (khác với công đồng ở đó) đến thế nhỉ !!??? Và ngược lại...

Vậy điểm chung ở đây là gì??? Có lẽ là sự khát khao ước mơ muốn vươn lên khỏi số phận, ước mơ muốn có 1 cuộc sống no ấm hạnh phúc đầy đủ, "thiện có thiện báo ác có ác báo" và từ đó đã dần hình thành nên những câu chuyện cổ tích như vậy.
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Thým hoa & Vthanhgtvt vào giải thích sự "vô tình" trùng hợp nào? :))
 

tiemcanxien2

Active Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Trong truyện Tấm Cám, hoàng tử hoàn toàn là 1 bù nhìn, khi vợ mình chết, rồi bi hại từ lần này sang lần khác mà chả thấy ông vua đả động đến hai mẹ con Cám
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Trong truyện Tấm Cám, hoàng tử hoàn toàn là 1 bù nhìn, khi vợ mình chết, rồi bi hại từ lần này sang lần khác mà chả thấy ông vua đả động đến hai mẹ con Cám
Trong Tấm Cám đấy là vua có phải hoàng tử đâu bác. Bác nhầm với Cô bé Lọ Lem rồi
 

TR0JAN

New Member
Chuyện Neil Armstrong lên mặt trăng cũng tựa như chuyện Thánh Gióng Hay Chú Cuội :))

Ps? Chuyện Tấm Cám thì sét về toàn diện thì Tấm ác gấp vạn lần Cám.

Ngày e đi học cô giáo dạy e Tấm là người tốt nhưng giờ trưởng thành rồi mới thấy mẫu người như chị Tấm thật đáng sợ.
Cám nó chỉ đùa dại theo kiểu bộc phát thôi chứ chả đến mức thâm thù dã man như tấm. Bù lại Cám còn có lý tưởng phấn đấu và có sự hồn nhiên nhất định. Phong cách sống rất năng động và hiện đại.

Còn Tấm thì ko đỡ nổi. Thời nay mà cưới Tấm làm vợ chắc đời "nét bát" :D
 

anhtuqn2

Active Member
Còn về Tấm Cám em có thể khẳng định cách xây dựng cốt truyện, xử lý thắt mở các tình huống ông bà ta ngày xưa còn làm tốt hơn Cô bé Lọ Lem

Ông bà ta ngày xưa giỏi thật! Các bác có thấy như thế không ?​

Nếu thật sự tốt như bạn nói thì sách giáo khoa giờ đã không tìm cách thay đổi cái kết của chuyện Tấm Cám.

Có thể bạn sẽ không nhận được nhiều sự đồng tình nếu bảo với thế hệ trẻ bây giờ rằng: cô giáo em hiền như cô tấm, bởi xét về mặt đạo đức xã hội thì cô Tấm không phải là tấm gương cho hậu thế noi theo, chẳng đạo nào lại dạy con người ăn miếng trả miếng với nhau như vậy.

Nếu đoạn kết, hậu quả mà mẹ con Cám phải nhận lấy bởi bàn tay vô hình nào đó chứ không phải do Tấm xuống tay thì đây là câu chuyện cổ tích rất đẹp. (Vài lời cảm nhận, nếu không đúng ý mong bạn đừng giận nhé)
 

ngocthanh8106

New Member
Nếu thật sự tốt như bạn nói thì sách giáo khoa giờ đã không tìm cách thay đổi cái kết của chuyện Tấm Cám.

Có thể bạn sẽ không nhận được nhiều sự đồng tình nếu bảo với thế hệ trẻ bây giờ rằng: cô giáo em hiền như cô tấm, bởi xét về mặt đạo đức xã hội thì cô Tấm không phải là tấm gương cho hậu thế noi theo, chẳng đạo nào lại dạy con người ăn miếng trả miếng với nhau như vậy.

Nếu đoạn kết, hậu quả mà mẹ con Cám phải nhận lấy bởi bàn tay vô hình nào đó chứ không phải do Tấm xuống tay thì đây là câu chuyện cổ tích rất đẹp. (Vài lời cảm nhận, nếu không đúng ý mong bạn đừng giận nhé)

Truyện Tấm Cám kết thúc sao ta?? Học xong trả lại thầy cô, h ko nhớ rồi, giúp Cọp với!!
 

truc_linh

Member
Em đồng ý với quan điểm của anh Trojan, khi đi học phần lớn các giáo viên của chúng ta đều dạy học sinh theo khuôn mẫu cứng ngắt đã soạn sẵn theo giáo án--không có hướng dẫn học sinh, sv động não theo kiểu critical thinking như ở nước ngoài. Chính vì rập khuôn nên nếu ai đó đưa ra lập luận khác biệt như anh Trojan đã nói thì coi như tiêu.
Để khỏi lạc đề với chủ topic, theo em thì Tấm Cám có hơi giống Cinderella về phần đầu nhưng kết cục thì khác hoàn toàn. Tấm hả dạ khi tiêu diệt một cách tàn ác cô Cám (làm mắm bỏ hủ rồi đưa cho chính người mẹ ăn), trong khi Cinderella thì cả hai người mẹ kế và cô con gái đều biến thành ếch do bị cây đũa thần dội ngược trúng vào người, theo kiểu gậy ông đập lưng ông.
Sau này khi có điều kiện tiếp xúc với internet nhiều nên em học hỏi được phần lớn kiến thức từ đấy--không còn chịu ảnh hưởng rập khuôn của nền giáo dục có thể nói là lạc hậu của VN.
Mấy anh mấy chị nếu chịu khó đọc báo nước ngoài thì còn vô số kiến thức quý báu mà sẽ không có ai dạy cho chúng ta trong trường cả. Đã vậy nó còn khác và hay hơn luôn cả những gì chúng ta đã được học khi còn ở trường nữa đó.
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Ps? Chuyện Tấm Cám thì sét về toàn diện thì Tấm ác gấp vạn lần Cám.

Ngày e đi học cô giáo dạy e Tấm là người tốt nhưng giờ trưởng thành rồi mới thấy mẫu người như chị Tấm thật đáng sợ.
Cám nó chỉ đùa dại theo kiểu bộc phát thôi chứ chả đến mức thâm thù dã man như tấm. Bù lại Cám còn có lý tưởng phấn đấu và có sự hồn nhiên nhất định. Phong cách sống rất năng động và hiện đại.

Còn Tấm thì ko đỡ nổi. Thời nay mà cưới Tấm làm vợ chắc đời "nét bát" :D
Đâu phải vô duyên vô cớ mà Tấm lại dã man như bác nói. Nói thế với người hại mình vẫn phải sống tốt với mọi người vẫn hồn nhiên như không chuyện gì xảy ra à
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Nếu đoạn kết, hậu quả mà mẹ con Cám phải nhận lấy bởi bàn tay vô hình nào đó chứ không phải do Tấm xuống tay thì đây là câu chuyện cổ tích rất đẹp. (Vài lời cảm nhận, nếu không đúng ý mong bạn đừng giận nhé)
Em nói thế này có thể nhiều bác nghĩ là tiêu cực nhưng thẳng thắng mà nói thì sống tốt với mọi người chưa chắc mọi người đã tốt lại và mình không hại người nhưng ý muốn hại người thì ai cũng có nên không thể không đề phòng. Chờ ông Trời có mắt không bằng chính mình đi tìm lẽ công bằng.
Nếu không nhờ điều kỳ diệu có lẽ Tấm không chết đi sống lại mấy lần mà trừng phạt kẻ hại mình một cách thích đáng và nếu không có chữ nếu ấy Tấm có lẽ chỉ ôm hận xuống mồ nhìn Cám cướp mất vị trí của mình thôi.
Còn em viết bài này trong mục Phát biểu cảm nghĩ thì rất hoan nghênh mọi người đọc và cho ý kiến của bản thân minh.
 

leesang

Well-Known Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Chắc mấy thằng tây qua đây ăn cắp truyện của VN rồi về chế lại. Nói vậy mới dữ :)
 

TR0JAN

New Member
Re: Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Đâu phải vô duyên vô cớ mà Tấm lại dã man như bác nói. Nói thế với người hại mình vẫn phải sống tốt với mọi người vẫn hồn nhiên như không chuyện gì xảy ra à

Đúng là không phải vô duyên cớ nhưng nếu lấy hành động của Tấm để đại diện cho cái thiện, cái đẹp rồi truyền dạy thì thật là tội cho những tâm hồn bác ạ

Cái hành động Tấm dội nước sôi lên người Cám, rồi làm mắm cô Cám để cho Dì ăn ... thì thật là kinh khủng tởm
Thêm nữa là sự thù hằn sâu nặng trong con người Tấm chính là nguyên nhân đẩy tội ác đến tận cùng của tội ác, Tấm biến thành Chim Vàng Anh, Có nghĩa là đã đc hóa thân luôn hồi nhưng cũng không siêu thoát cho thanh thản mà lại dai dẳng bới móc chuyện cũ, rồi ... thành cái khung cửi cũng vậy.

Tiện đây em mạn đàm với bác vài dòng như vậy để cảm nhận sâu hơn một vấn đề bác ạ
 

ilVietnam

Well-Known Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Cảm nhận như bác Trojan quả là cũng đúng nhưng của bác anhtuanngoc cũng ko phải là sai.

Vậy sự khác nhau ở đây là gì??? Theo em cảm nhận đó là hệ tư tưởng:

- Xin trích dẫn: "Cái hành động Tấm dội nước sôi lên người Cám, rồi làm mắm cô Cám để cho Dì ăn ... thì thật là kinh khủng tởm
Thêm nữa là sự thù hằn sâu nặng trong con người Tấm chính là nguyên nhân đẩy tội ác đến tận cùng của tội ác, Tấm biến thành Chim Vàng Anh, Có nghĩa là đã đc hóa thân luôn hồi nhưng cũng không siêu thoát cho thanh thản mà lại dai dẳng bới móc chuyện cũ, rồi ... thành cái khung cửi cũng vậy.": Theo em đó hệ tư tưởng xuất phát chủ yếu từ những người bị trị những người nông dân quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn, những người mà (như trong các câu ca dao tục ngữ đã đề cập) chịu áp bức bóc lột đè đầu cưỡi cổ của những tầng lớp cai trị hay của những sự "mưu đồ thâm sâu kế hiểm" (nói như vậy ko có nghĩa là những người nông dân kia ko gian nhưng đa phần ở mức có thể chấp nhận đc). Vậy họ (những người thuộc tầng lớp bị trị) mong muốn sự "công bằng" mang đến cho họ và họ gửi gắn qua những câu chuyện cổ tích như vậy: "Thiện có thiện báo, ác có ác báo" (dùng ngôn từ cổ tý ạ :D) và mang tính tự chủ động chủ thể con người có thể quyết định.

- Cũng là chuyện Tấm-Cám nhưng lại có cái kết khác: " Tấm sau khi lên làm hoàng hậu đã tha cho mẹ con cám và mẹ con cám trên đường về nhà bị sét đánh chết..." theo em cảm nhận đó là cũng là "Thiện có thiện báo, ác có ác báo" nhưng mang ý nghĩa "tâm linh, thần thánh" có mang âm hưởng của đạo phật và đạo trời, tức con người hãy từ bi 1 chút để lòng thanh thản bởi Tấm vượt qua bao nhiêu khó khăn như vậy ko phải dễ dàng gì nằm cũng trong luật nhân quả trời đất rồi và cũng như vậy nên mẹ con cám đã phải chịu hình phạt.

Đây là 1 vài cảm nhận của em ạ :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:

love_yejin

Huyền Thoại
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

- Xin trích dẫn: "Cái hành động Tấm dội nước sôi lên người Cám, rồi làm mắm cô Cám để cho Dì ăn ... thì thật là kinh khủng tởm
Thêm nữa là sự thù hằn sâu nặng trong con người Tấm chính là nguyên nhân đẩy tội ác đến tận cùng của tội ác, Tấm biến thành Chim Vàng Anh, Có nghĩa là đã đc hóa thân luôn hồi nhưng cũng không siêu thoát cho thanh thản mà lại dai dẳng bới móc chuyện cũ, rồi ... thành cái khung cửi cũng vậy.": Theo em đó hệ tư tưởng xuất phát chủ yếu từ những người bị trị những người nông dân quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn,

- Cũng là chuyện Tấm-Cám nhưng lại có cái kết khác: " Tấm sau khi lên làm hoàng hậu đã tha cho mẹ con cám và mẹ con cám trên đường về nhà bị sét đánh chết..." theo em cảm nhận đó là cũng là "Thiện có thiện báo, ác có ác báo" nhưng mang ý nghĩa "tâm linh, thần thành" có mang âm hưởng của đạo phật và đạo trời, tức con người hãy từ bi 1 chút để lòng thanh thản bởi Tấm vượt qua bao nhiêu khó khăn như vậy ko phải dễ dàng gì nằm cũng trong luật nhân quả trời đất rồi và cũng như vậy nên mẹ con cám đã phải chịu hình phạt.

Ngày còn nhỏ nghe kể chuyện này e cũng thắc mắc là tại sao một chuyện cổ tích cho trẻ em lại có những hành động gớm như đem thịt làm mắm, e thấy như vậy là không chấp nhận đc, làm vẩn đục tâm hồn trẻ thơ

Sau này lớn lên, cảm thấy câu chuyện vậy mới thật, chứ không phải ngồi đợi trời đánh, tự mình hành động chứ còn đợi trời thì biết đến bao giờ (cách sống của e là vậy). Nhưng với một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em mà có những tình tiết bạo lực vậy là không tốt. Kể cả câu chuyện cô bé lọ lem kia, ướm giầy không vừa lấy dao chặt phăng ngón út, rồi ngón cái, chi tiết ấy cũng bạo lực chẳng kém, có khi còn kinh dị. Vậy mà những chuyện cổ tích như vậy vẫn tồn tại hàng trăm năm rồi.
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Cái hành động Tấm dội nước sôi lên người Cám, rồi làm mắm cô Cám để cho Dì ăn ... thì thật là kinh khủng tởm
Thêm nữa là sự thù hằn sâu nặng trong con người Tấm chính là nguyên nhân đẩy tội ác đến tận cùng của tội ác, Tấm biến thành Chim Vàng Anh, Có nghĩa là đã đc hóa thân luôn hồi nhưng cũng không siêu thoát cho thanh thản mà lại dai dẳng bới móc chuyện cũ, rồi ... thành cái khung cửi cũng vậy.

Tiện đây em mạn đàm với bác vài dòng như vậy để cảm nhận sâu hơn một vấn đề bác ạ
Theo em ở đây vấn đề ta hiểu chữ ThiệnHành Thiện nó như thế nào? Trừng trị một kẻ ác theo bác có phải làm một việc Thiện hay không? Nếu chỉ đơn giản giáo dục có thể cải tạo và thuần hóa một con người thì ngay từ ngày xa xưa đã không xuất hiện các hình thức Tử hình người phạm trọng tội rồi?
Mong được bác cho thêm ý kiến về ThiệnHành Thiện theo quan điểm cá nhân của bác?
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Sau này lớn lên, cảm thấy câu chuyện vậy mới thật, chứ không phải ngồi đợi trời đánh, tự mình hành động chứ còn đợi trời thì biết đến bao giờ (cách sống của e là vậy). Nhưng với một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em mà có những tình tiết bạo lực vậy là không tốt. Kể cả câu chuyện cô bé lọ lem kia, ướm giầy không vừa lấy dao chặt phăng ngón út, rồi ngón cái, chi tiết ấy cũng bạo lực chẳng kém, có khi còn kinh dị. Vậy mà những chuyện cổ tích như vậy vẫn tồn tại hàng trăm năm rồi.
Sau này lớn lên chắc bác cũng hiểu cuộc sống nó không phải lúc nào người tốt được đền đáp và kẻ ác bị trừng phạt. Còn chuyện cổ tích tuy nó mang nhiều màu sắc thần thoại không tưởng nhưng theo em trên hết nó vẫn hình thành từ suy nghĩ của những con người nghĩ ra nó, từ chính những thực tế họ được chứng kiến
 

TR0JAN

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Theo em ở đây vấn đề ta hiểu chữ ThiệnHành Thiện nó như thế nào? Trừng trị một kẻ ác theo bác có phải làm một việc Thiện hay không? Nếu chỉ đơn giản giáo dục có thể cải tạo và thuần hóa một con người thì ngay từ ngày xa xưa đã không xuất hiện các hình thức Tử hình người phạm trọng tội rồi?
Mong được bác cho thêm ý kiến về ThiệnHành Thiện theo quan điểm cá nhân của bác?

Thiện là thiện mà ác là ác chứ hiểu được như nào khác nữa bác? :D
Cái chứ tử hình bác in đậm kia dùng trong việc xử tội cũng là một tội ác mà nhân loại dần sẽ sửa đổi và loại bỏ.

Cái thớt này ko phải chủ để này nên e dừng ko khai thác sâu khía cạnh này ở đây. Quan điểm của em bảo lưu vấn đề tội ác của Tấm trong chuyện là kinh khủng và xấu hơn cám rất nhiều khi xét về mọi khía cạnh. Tăng nặng nhất là yếu tố có sự chuẩn bị và có tổ chức. Còn cám tuy ác nhưng hành động bột phát, nông nổi và mức độ nghiêm trọng không lớn nếu Tấm ... :D

Để giáo dục trẻ nhỏ mà dùng những câu chuyện như vậy thì em nghĩ cũng sắp bị loại khỏi hệ thống rồi. Giống như ngày xưa em được học về anh Hùng Lê Văn Tám. Ngày đó nể anh quá đi mất nhưng khi lớn một chút mới thấy anh kinh như Luyện :D Quả nhiên chuyện đó giờ đã bị loại khỏi hệ thống sách giáo khoa vì điều đó là không thể lấy để giáo dục.
Mà Lê Văn Tám theo em đc biết là anh Hùng không có thật :D Không hiểu giờ sách đã đính chính điều này chưa hay cứ kệ và lờ lớ lơ đi :D
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Có hay không những sự trùng hợp thú vị ?

Cái thớt này ko phải chủ để này nên e dừng ko khai thác sâu khía cạnh này ở đây. Quan điểm của em bảo lưu vấn đề tội ác của Tấm trong chuyện là kinh khủng và xấu hơn cám rất nhiều khi xét về mọi khía cạnh. Tăng nặng nhất là yếu tố có sự chuẩn bị và có tổ chức. Còn cám tuy ác nhưng hành động bột phát, nông nổi và mức độ nghiêm trọng không lớn nếu Tấm ... :D
Bác có học Luật không mà em nghe bác nói như một phiên tòa sắp mở ra để xét xử một tội ác sau khi quá trình điều tra kết thúc vậy?
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên