Có thể nói, đặc điểm nổi bật của xi-nê Sài Gòn thời xưa là có nhiều rạp chiếu ‘thường trực’ (permanente), thường từ 9g sáng đến 11g đêm và khán giả có thể mua vé vào xem bất cứ lúc nào cũng được. Xem chán thì ra. Cũng có người lợi dụng những rạp máy lạnh để đánh một giấc ngủ trưa. Thật là một công được cả đôi việc. Ngủ chán, thức dậy xem tiếp!
.
Tuy vậy, chiếu thường trực cũng có điều bất tiện nếu bạn vào rạp giữa lúc phim đang chiếu. Vai chính lúc bạn vào xem có thể bị cụt chân ở phần cuối trong khi không biết rõ ‘lại lịch’ tại sao chân lại bị cụt. Chẳng khác nào chỉ thấy ngày 30/4/75 thiên hạ chạy giặc, di tản chiến thuật một cách rầm rộ mà không biết xưa kia người Sài Gòn sống, làm việc và ăn chơi ra sao! Chỉ tại không vào đúng lúc đầu phim.
Tờ program của rạp Rex, phim Deux Hommes Dans La Ville với Alain Delon, Jean Gabin và Michel Bouquet
Cũng có khi người ta vào rạp xem phim mà thật tình chẳng biết đang chiếu phim gì. Có những cặp tình nhân vào đấy để tâm sự nhỏ to, có những cặp bạo hơn, tuy làm khán giả nhưng… cũng đóng phim. Có điều trên màn ảnh là phim trinh thám hay phim chiến tranh nhưng ở hàng ghế khán giả lại đóng phim tình cảm ướt át.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, mỗi khi bắt đầu một xuất chiếu phim khán giả phải đứng dậy chào cờ và ‘suy tôn Ngô Tổng thống’ với những lời ca tụng lãnh tụ Ngô Đình Diệm: “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do? Người cương quyết chống Cộng, bài phong kiến bóc lột, diệt thực dân đang rắc reo tàn phá… Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm…”. Câu sau cùng được trẻ con chế thành… “Toàn dân Việt Nam muốn ăn tô hủ tiếu, tô hủ tiếu, tô hủ tiếu ngon ghê…”
Trước khi vào phim chính, các rạp còn ‘chiếu dạo’ những phim sắp tới theo chương trình của riêng từng rạp. Dĩ nhiên là chọn cảnh nào hấp dẫn nhất để giới thiệu cùng khán giả, đó cũng là một cách quảng cáo của các hãng nhập cảng phim từ nước ngoài. Trong trường hợp phim chính quá ngắn, các rạp câu khách bằng cách chiếu thêm phim phụ như phim của Charlot, phim thời sự hoặc đôi khi còn có phụ diễn tân nhạc cho… xôm tựu.
Xi-nê Sài Gòn có một truyền thống phải nói là độc đáo với các tờ program (chương trình) phát cho khán giả khi đến mua vé xem phim. Trên tờ program của phim, khán giả có thể đọc để biết đại khái nội dung phim và tên các tài tử trong phim. Đối với dân ghiền xi-nê, có một cái thú tương tự như sưu tầm tem thư, họ sưu tầm program.
Ở phía dưới cùng, góc phải của tờ program phim Deux Hommes Dans La Ville có dòng chữ “Visa 214/74 ngày 26-10-74” khiến tôi thắc mắc không biết có phải phim này có visa nhập khẩu Sài Gòn được cấp ngày 26/10/74 (?). Nếu đúng vậy, không hiểu bộ phim này có kịp theo dòng người di tản ra khỏi Việt Nam trước 30/4/75 hay còn kẹt lại trong kho tư liệu phim trên đường Phan Kế Bính để tham dự khóa… cải tạo chung với ‘ngụy quân, ngụy quyền’?
Sài Gòn xưa có rạp Cinéma Catinat chiếu thường trực, rạp nằm trong hành lang (passage) nối liền đường Tự Do (Catinat) sang đường Nguyễn Huệ (Charner). Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
Ciné Catinat có giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
Vào thập niên 1960, miền Nam an bình, thịnh vượng. Sài Gòn đẹp hơn, sang hơn cho nên nhiều rạp xi-nê hiện đại ra đời. Những rạp mới này có màn ảnh lớn, gọi là Cinemascope, (màn ảnh đại vĩ tuyến), màu Eastmancolor, máy lạnh tối tân khiến những rạp nhỏ, xưa, với máy chiếu kêu lạch xạch, quạt trần thổi vù vù, dần dần ế khách.
Chủ Cinéma Catinat phá rạp, xây thành chung cư. Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp xi-nê Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây appartment.
Rạp Long Phụng nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) chuyên trị dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn.
Xin nói thêm, một số chính khách khác cũng xuất thân từ điện ảnh như Rama Rao. Nổi bật nhất trong những trường hợp này là Ronald Regan, Tổng thống Hoa Kỳ; diễn viên phim hành động người Mỹ gốc Áo, Arnold Schwarzenegger, trở thành Thống đốc tiểu bang California và Joseph Estrada, Tổng thống Philipin, cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh.
Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình làm việc ở Sài Gòn đến xem.
Vào năm 1962, Biệt động Saigon cho nổ bom plastic trong rạp này. Có thể gọi đây là vụ đánh bom đầu tiên ở Sài Gòn. Sau vụ nổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.
Những phim chiếu ở rạp Rex đường Nguyễn Công Trứ (không phải là rạp Rex đường Nguyễn Huệ sau này) là những phim cao bồi, Tarzan, Zoro… Phim cũ, chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng vẫn có người đến xem.
Có khi chiếu được một lúc, đang hồi gay cấn thì bị… đứt phim, phải ngưng để nhân viên phòng máy nối phim. Đèn trong rạp bật sáng. Người lớn, con nít phản đối, húyt gió, la hét rần rần, không thua lúc Tarzan đu giây đến cứu người đẹp Jane, hay Zoro phóng ngựa đến giải cứu người đẹp Juanito!
Rạp Rex ‘cũ’ ở con đường sau rạp Đại Nam mà Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn thời đó do ông Ưng Thi làm chủ khi Rex trên đường Nguyễn Huệ chưa có mặt. Phim mới được chiếu trước tiên ở đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại. Mỗi phim gồm nhiều cuộn nên thời đó mấy rạp cùng chiếu chung một phim bằng cách lên lịch chia lệch giờ khởi chiếu. Mỗi khi chiếu xong một cuộn sẽ có người đi xe gắn máy giao cho rạp kế tiếp.
Có lần rạp Đại Nam đang chiếu phim Pillow Talk (năm 1959 (?) do Rock Hudson, Doris Day đóng vai chính) thì anh chàng đi giao cuộn phim, hình như mải mê uống nước mía (?) hay sao đó mà để mất cuộn phim phải giao. Tất cả các rạp cùng chiếu phim đó đành phải ngưng lại và đem phim khác ra chiếu tạm. Mãi một thời gian sau, không rõ cuộn phim được chuộc lại hay phải nhập phim mới, Pillow Talk mới được tiếp tục chiếu trở lại.
Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu (Đài Loan, Hồng Kông), nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Chân Trân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kinh Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký…
Xin nhắc lại, Sài Gòn xưa có tới 2 rạp xinê mang tên Rex. Nhiều người chỉ biết có rạp Rex ‘xịn’ ở đường Nguyễn Huệ, xế cửa Tòa Đô Chánh, bắt đầu khai trương năm 1962. Rạp Rex “cũ’ ở đường Nguyễn Công Trứ là một rạp phụ của rạp xi-nê Majestic.
Phim chiếu ở rạp Majestic, năm hay bẩy tháng sau, thậm chí cả năm sau, được mang ra chiếu lại ở rạp Rex cũ. Không khí trong rạp hôi mùi… nước tiểu vì ngay cửa vào rạp người ta thiết kế toilet. Cũng may, khoảng năm 1955 rạp Rex nhỏ này bị phá. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.
Năm 1962, trên đường Nguyễn Huệ xuất hiện rạp Rex ‘hoành tráng’. Đây là rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi, chủ nhân rạp Ðại Nam ở đường Trần Hưng Đạo. Rex là rạp ‘xịn’ nhất thủ đô Sài Gòn, sau này lại còn có thêm ‘người anh em’ Mini Rex. Khán giả vào xem phim thuộc loại thanh lịch, giá vé luôn cao hơn các rạp khác. Mini Rex được quảng cáo là “Rạp chiếu bóng tối tân nhất Việt Nam” thời đó.
Sissi Imperatrice chiếu tại rạp Eden với Romy Schneider từ ngày 10/4/75, chỉ 20 ngày trước khi Sài Gòn đổi chủ!
Rạp Rex hình như được khai trương với phim Ben Hur (Charlton Heston). Có tin đồn trong ngày khai trương một người đẹp đi lên thang cuốn không hiểu quýnh quáng thế nào mà bị thang cuốn luôn cái quần… (may mà còn panty)! Không biết chuyện có thật hay không nhưng cũng xin ghi lại làm tư liệu về xi-nê và… chiếc quần phụ nữ.
Gần rạp Rex là rạp Eden nằm trong Passage Eden có lầu và được phân chia thành từng lô, riêng biệt, rất kín đáo cho khán giả là những người đang yêu, vừa xem phim, vừa tâm tình mùi mẫm. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).
Đi xem xi-nê solo một mình mà phải lên balcon ngồi vì rạp hết chỗ thì… ‘tủi thân’ lắm. Trên ấy đào kép mùi mẫm, mê ly, nhất là những cặp ngồi ở hàng ghế chót, sau lưng là nguyên bức tường, tha hồ tâm sự lòng thòng! Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn. Cũng tại rạp này, đã chiếu phim Parlez-Moi d’Amour (1961) cũng do Dalida đóng.
Rạp Lê Lợi đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem.
Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này.
Cũng rất gần với rạp Lê Lợi trên đường Lê Thánh Tôn là rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn, ngay khu vực Chợ Bến Thành. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay!
Khu vực chợ Thái Bình, có rất nhiều rạp chiếu phim. Rạp Quốc Thanh nằm trên đường Nguyễn Trãi, bên hông Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão, thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh, ai vào xem cũng cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’.
Trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình, còn có rạp Thanh Bình, sau này sửa sang lại thật lịch sự nhưng chẳng bao lâu sau Sài Gòn đổi chủ nên phải dẹp tiệm vì… ‘đứt phim’. Từ rạp Khải Hoàn ở Cống Quỳnh đi đường tắt, băng ngang qua chợ Thái Bình, chỉ mất vài phút là có thể chui vào rạp Thanh Bình xem phim.
Sau này còn có rạp Thăng Long ngay trên đường Cống Quỳnh. Rạp Thăng Long khi đó còn quá tệ, không như nhà hát của trường Sân khấu Điện ảnh bây giờ (tiền thân của trường sân khấu chính là trường Hưng Đạo của Giáo sư toán Nguyễn Văn Phú ngày nào!).
Rạp Casino Saigon (ngày nay là Rạp Quang Vinh).
Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Modern và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành.
Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.
Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao. Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả lại nhẹ nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông. Cũng vì lý do đó, Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông.
Lại nói thêm, ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc.
Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tài tử, giai nhân thường ‘chui’ vào đây để thưởng thức những món ‘đặc sản’ phương Bắc!
Đường Cao Thắng có rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.
Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc! Gần đó còn có rạp Việt Long cũng nằm trên đường Cao Thắng, sau này sửa sang lại khá khang trang, lịch sự.
Các rạp thuộc loại ‘xi-lố-cố’ nhiều như nấm mọc sau mưa trên đất Sài Gòn. Một danh sách xếp theo thứ tự alphabet có lẽ thể hiện được phần nào sự phong phú của của các rạp xi-nê không nằm trong trung tâm Sài Gòn: Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu), Cầu Muối (Khánh Hội), Đại Lợi (Chợ Ông Tạ, Tân Bình), Đại Quang (Tổng Đốc Phương), Hào Huê, Hoàng Cung, Hồng Liên, Lệ Thanh, Lido (những rạp này đều nằm trong Chợ Lớn), Oscar, Palace (Trần Hưng Đạo)…
Ôi, rạp xi-nê Sài Gòn xưa còn nhiều lắm. Chỉ nội việc kể tên cũng đã thấy mệt chứ nói gì đến tận nơi để xem phim. Có lẽ không người Sài Gòn nào dám tự hào đã đến hết các rạp xi-nê trên đất phồn hoa đô hội này!
Thời ấy, phim Mỹ nhập vào Pháp, chiếu ở Pháp rồi mới sang Việt Nam, nên có phim chuyển âm sang tiếng Pháp, có phim nói tiếng Mỹ và có phụ đề (sous-titre) tiếng Pháp. Tên phim thì đa số bằng tiếng Pháp, dù là phim Mỹ. Phần đông các phim, dù của Pháp hay của Mỹ, đều có phụ đề Việt ngữ để khán giả có thể theo dõi. Ngoài ra, một số phim nói tiếng Pháp lại có phụ đề cả ba thứ tiếng Việt-Hoa-Anh…
Quảng cáo xi-nê trên báo trước ngày Sài Gòn sụp đổ khoảng hơn một tháng
Nói đến chuyện phụ đề Việt ngữ, tôi xin ghi lại một chuyện khá tức cười nhưng quên không nhớ đó là phim gì. Trong phim có cảnh người nữ diễn viên bồng đứa con còn ẵm ngửa, bên dưới có phụ đề: “Để em bỏ con vô nồi”. Khán giả cười ồ, dù cảnh trên màn ảnh không có gì để cười. Hóa ra những người làm phụ đề sơ xuất trong việc bỏ dấu: chữ ‘nôi’ bị biến thành ‘nồi’ thay vì “Để em bỏ con vô nôi”!
Theo tôi, phụ đề Việt ngữ là cách hay nhất giúp khán giả tiếp cận với tình tiết trong phim. Tuy nhiên, có nhiều phim vì diễn viên nói vừa nhanh vừa dài nên phụ đề cũng phải chạy chữ cho kịp khiến khán giả đọc ‘hụt hơi’, chưa hết câu này đã xuất hiện câu khác. Khổ nhất là những người đọc chậm theo kiểu… ‘bình dân học vụ’.
Sau 1975, dòng phim ‘cách mạng’ miền Bắc không thấy xuất hiện ‘phụ đề Việt ngữ’, thay vào đó là lối ‘thuyết minh’. Cứ mỗi buổi chiếu, có một nhân viên ngồi trong rạp đọc bản script bằng tiếng Việt nên mới gọi là ‘thuyết minh’. Nhiều khi ‘thuyết minh viên’ vì ‘tay nghề’ kém nên cứ đọc trước hoặc đọc sau cảnh trong phim khiến khán giả nhiều lúc chẳng hiểu phim nói gì.
Phim nói tiếng Anh được Fafilm sao lại qua băng Video và giao cho người dịch. Nhận dịch phim có nghĩa là phải nghe hết những đối thoại trong phim rồi viết lại bằng tiếng Việt để người thuyết minh đọc khi phim được trình chiếu.
Gặp những phim thuộc loại ‘ít nói’ như phim chiến tranh, phim hành động đấm đá thì công việc dịch phim tương đối dễ dàng. Ngược lại, những phim thuộc loại tình cảm ướt át, triết lý lòng thòng, người dịch phim cứ phải nghe đi nghe lại mới nắm hết ý nên tốn rất nhiều thì giờ.
Nếu may mắn, phim gốc có kèm original script, người dịch chỉ nhìn phần đối thoại trong bản tiếng Anh và cứ thế dịch ra tiếng Việt, khỏi cần xem phim cũng xong. Tuy nhiên, những trường hợp ‘ngon ăn’ ít khi nào đến tay mình. Fafilm để dành cho ‘bồ tèo’ và những người thân thiết, còn lâu mới đến lượt ‘con bà phước’!
Ngoài phụ đề Việt ngữ, xi-nê Sài Gòn xưa còn dùng hình thức chuyển âm, ngôn ngữ ngày nay gọi là ‘lồng tiếng’. Chuyển âm thường áp dụng cho những phim bình dân như loại phim ca-vũ-nhạc của Ấn Độ, sản xuất từ Bollywood.
Sang đến thời của video với các bộ phim của TVB Hồng Kông được cả một ê-kíp chuyển âm người ta mới thấy công việc khó nhọc của diễn viên lồng tiếng như thế nào nhưng khi trình chiếu trên màn ảnh tên tuổi của các diễn viên chỉ xuất hiện khoảng… 10 giây! Nổi tiếng trong loại phim được chuyển âm phải kể đến Tú Trinh với tài diễn xuất điệu nghệ từ tiếng cười, tiếng khóc cho đến những đoạn đối thoại đòi hỏi những đối thoại xuất phát từ nội tâm.
Một trong những phim tôi ‘mê’ nhất là Vertigo với các tài tử Kim Novak, James Stewart. Đạo diễn Alfred Hitchcock làm phim Vertigo theo tiểu thuyết D’Entre les Morts của tiểu thuyết gia Pháp Boileau-Narcezac, hai ông viết chung, một ông tên là Boileau, ông kia tên là Narcezac. Nhà văn Hoàng Hải Thủy đã dựa theo tiểu thuyết D’Entre les Morts để phóng tác thành truyện “Giữa những người đã chết.”
Ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được giữ lại tại phim trường Universal
Hồi đó, Sài Gòn chiếu rất nhiều phim Hitchcock cho nên giới ghiền xi nê gọi chung những phim kinh dị là ‘phim Hitchcock’ dù phim không thực sự do Hitchcock đạo diễn. Trong ngôn ngữ Sài Gòn, người ta còn dùng từ ‘hít-cốc’ để diễn tả sự căng thẳng, quái đản hay nhuộm màu sắc trinh thám.
Sir Alfred Joseph Hitchcock là đạo diễn tiên phong trong nghệ thuật làm phim tâm lý – tình cảm – kinh dị. Ông khởi nghiệp từ thời làm phim câm tại Anh nhưng giai đoạn thành công nhất là kể từ khi ông chuyển đến Hollywood năm 1956.
Hitchcock đạo diễn hơn 50 bộ phim trong suốt sự nghiệp kéo dài đến 6 thập kỷ. Ông thường được coi là nhà làm phim số 1 của mọi thời đại với thể loại phim đen trắng kinh dị. Những phim nổi bật của ông phải kể đến The Man Who Knew Too Much (1956) với James Stewart và Doris Day (trong phin này Doris Day hát bài What Will Be, Will Be – Que Sera, Sera và đoạt giải Oscar âm nhạc hay nhất).
Các bộ phim North by Northwest (1959) với Cary Grant và Eve Marie Saint, Psycho (1960) với Anthony Perkins và Janet Leigh, và The Birds (1963) với Tippi Hedren và Rod Taylor cũng được coi là những thành công của Hitchcock. Sau khi làm phim Psycho với Universal, Hitchcock trụ lại với hãng phim này cho đến khi về hưu. Thật may mắn, năm 1991, tôi đã chụp được hình ảnh ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được lưu giữ tại phim trường Universal ở tiểu bang California.
Có một loại phim cũng rất ăn khách với những màn nổ súng, ‘bắn chậm thì chết’. Người Sài Gòn gọi nôm na là ‘phim cao-bồi’ (cowboy), ‘phim miền Tây’ (Western Movies) với những cảnh cưỡi ngựa, bắn súng lồng trong cốt truyện ‘thiện thắng ác’, ‘anh hùng thắng gian ác’ hoặc ‘da trắng thắng da đỏ’.
Người hùng trong những phim này phải kể đến Gary Cooper, John Wayne, Clint Eastwood… trong những bộ phim miền Tây nổi tiếng như Gunfire at OK Coral và The magnificient seven (Les sept mercenaires).
Sài Gòn đã chiếu quá nhiều phim hay có tính cách kinh điển. Theo tôi, những phim dưới đây được xếp vào hạng ‘kiệt tác’ đối với dân ghiền xi-nê thời đó:
Casablanca: phim tình cảm với một mối tình đẹp giữ Rick (Humphrey Bogart) và Isla (Ingrid Bergman) trong những thời khắc của định mệnh và chiến tranh.
Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) với nàng Scarlet trong bối cảnh nội chiến Nam-Bắc Mỹ đã làm thổn thức bao trái tim vì cuộc tình lãng mạn qua diễn xuất của các tài tử nổi danh Vivian Leigh, Clark Gable.
Roman Holyday (Vacance Romaine – Nghỉ Hè La Mã), nàng công nương Audrey Hepburn và một phóng viên do số phận run rủi đã có những thời khắc đẹp bên nhau. Cảnh thơ mộng nhất phải kể đến cặp tình nhân chở nhau trên chiếc Vespa đi khắp Florence . Sau này, có dịp đi Ý, tôi đã đến những nơi đã quay ngoại cảnh của cuốn phim. Thật tuyệt vời!
Bác sĩ Zhivago mang chủ đề tình yêu mạnh mẽ và thơ mộng trong những tháng ngày tuyệt vọng của cuộc sống tại Nga . Đây là tác phẩm văn học của Boris Pasternak, Giải Nobel Văn Chương với các diễn viên Omar Sharif và Julie Christie. Chính quyền Nga gần đây đã cho phép xuất bản toàn bộ các tác phẩm của ông sau khi đã bị cấm đoán suốt thời kỳ Liên Bang Xô Viết.
City Lights (Ánh đèn đô thị) là một phim câm mang tính kinh điển của thời Charlie Chaplin với vai diễn độc đáo Charlot, một gã lang thang yêu một cô gái bán hoa bị mù hai mắt. Tình yêu khiến anh mạnh mẽ trong cuộc chiến vượt lên sự bần cùng. Phim câm, cười mà rơi lệ!
Love Story (Chuyện tình), phim đã đưa Ali McGraw và Ryan O’ Neal lên hàng các ngôi sao, đồng thời đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh.
Brigitte Bardot
Sài Gòn trước 1975 chiếu nhiều loại phim và mỗi tài tử nổi tiếng đều có những fans hâm mộ riêng. Theo tôi, nổi nhất và có nhiều người hâm mộ nhất là cô đào sexy BB. Nữ minh tinh người Pháp, Brigitte Bardot, sinh ngày 28/9/1934, nổi tiếng từ năm 1956 qua phin Et Dieu Créa La Femme (And God Created Woman) do Roger Vadim đứng ra đạo diễn và chính ông là chồng của BB. Đạo diễn này chắc tử vi có số đào hoa, về sau ông còn kết hôn với người đẹp Jane Fonda, con gái rượu của Henry Fonda.
Trong suốt cuộc hôn nhân với BB (1953-1957) ông đã biến người phụ nữ trẻ con (child-woman) thành một hình tượng quyến rũ của phái đẹp. Những phim tiếp theo như Babette s’en va-t-en guerre (1959), La Verité (1960) đã được trình chiếu tại các rạp xi-nê Sài Gòn và lúc nào cũng đông nghẹt người đến để xem cô đào sexy, tóc vàng, ‘môi cong tớn’.
Không biết tôi có dùng đúng chữ để diễn tả cặp môi BB?
Cặp môi đó lúc nào cũng chờ đợi, mời gọi những cái hôn và chính cặp môi đó sau này trên Đà Lạt có một loại hoa hồng mang tên Brigitte Bardot.
Đã có không ít cô gái Việt vào các thập niên 50-60 lấy BB làm khuôn mẫu. Theo tôi, không thể nào có một cặp môi thứ hai, không ai có thể bắt chước được BB với cặp môi… thiên phú!
BB cũng là thần tượng của giới học sinh và sinh viên với mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất quyến rũ. Tóc BB lại đánh rối phiá trước nên nhiều nữ sinh hồi đó cũng bắt chước kiểu tóc này. Trường nữ trung học Trưng Vương phải tung ra chiến dịch chấn chỉnh: nữ sinh nào tóc đánh rối quá cao đều được các bà giám thị đưa vào văn phòng, bắt gỡ tóc và chải lại!
‘Quả Bom Sex’ thứ hai là Sophia Loren, cũng sinh năm 1934 như BB, nhưng lại là cô gái Ý, sống cuộc đời nghèo khổ tại Naples. Và cũng như BB, cô lấy ông chồng làm đạo diễn, Carlo Ponti, năm 1957.
Qua hai trường hợp của BB và Sophia Loren, người ta thấy ngay các kiều nữ đều có tính toán đâu ra đó. Lấy chồng đạo diễn – dù già, dù xấu trai – nhưng sẽ bảo đảm một con đường vinh quang nghệ thuật?
Sophia Loren
Những phim hay nhất của Sophia Loren phải kể đến The Pride and the Passion (1957, đóng chung với Frank Sinatra), It Started in Naples (1960, với Clark Gable) và El Cid (1961, với Charlton Heston). Năm 1961, Sophia Loren đoạt giải Oscar qua phim La Ciociara (Two Women) đến khi về già vẫn còn nhận một giải Oscar vào năm 1991.
Kiều nữ thứ ba được dân ghiền xi-nê ái mộ là Gina Lollobrigida. Phim hay nhất làm khán giả mê mẩn là Anh gù Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris) năm 1956 với Gina trong vai người đẹp Esmeralda và Anthony Quinn trong vai anh gù Quasimodo theo truyện của Victor Hugo. Đoạn kết thật cảm động với cảnh chiếu bộ xương của anh gù và người đẹp trong tư thế ôm nhau khi màn ảnh mờ dần…
Đây cũng là phim màu đầu tiên dựa theo tiểu thuyết và sau này tôi mới biết nguyên bản của phim chỉ có 2 nhân vật chính nói tiếng Anh còn những diễn viên người Pháp đều được lồng tiếng Anh. Trong khi đó tại Sài Gòn dù xem phim Mỹ vẫn nghe tiếng Pháp. Thật tréo cẳng ngỗng giữa 3 ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt trong thị trường điện ảnh tại Sài Gòn.
Cũng như Sophia, Gina là người Ý nhưng cô lớn hơn BB và Sophia đến 7 tuổi và xuất hiện trong hoàn cảnh thế giới còn đang ngổn ngang những đổ nát từ cuộc đại chiến lần thứ nhì. Năm 1947, Gina tham dự cuộc thi hoa hậu Ý và với nhan sắc mặn mà của một cô gái 20 tuổi, Gina đoạt giải ba.
Gina có biệt hiệu Người đàn bà đẹp nhất thế giới qua bộ phim do Ý sản xuất, La Donna Piu Bella del Mondo, năm 1955. Cô đã từng diễn xuất bên cạnh những tài tử nổi danh một thời như Humphrey Bogart (trong phim Beat the Devil), Yul Brynner (Solomon and Sheba), Burt Lancaster (Trapeze), Frank Sinatra (Never So Few)… Năm 1961, Gina xuất hiện trong Come September với Rock Hudson và đoạt Giải Cầu Vàng (Golden Globe) qua bộ phim này.
Cuộc đời tình ái của Gina cũng sôi nổi không kém cuộc đời nghệ thuật. Vào năm 2006, khi đó Gina đã 79 tuổi, bà tuyên bố sẽ kết hôn với một doanh nhân người Tây Ban Nha, Javier Rigau. Chàng Javier khi đó mới tròn 45! Họ tiết lộ đã hẹn hò với nhau từ năm… 1984 khi gặp nhau tại Monte Carlo . Cuối cùng, cuộc hôn nhân bất thành vì sức ép của dư luận và báo chí!
.
Tuy vậy, chiếu thường trực cũng có điều bất tiện nếu bạn vào rạp giữa lúc phim đang chiếu. Vai chính lúc bạn vào xem có thể bị cụt chân ở phần cuối trong khi không biết rõ ‘lại lịch’ tại sao chân lại bị cụt. Chẳng khác nào chỉ thấy ngày 30/4/75 thiên hạ chạy giặc, di tản chiến thuật một cách rầm rộ mà không biết xưa kia người Sài Gòn sống, làm việc và ăn chơi ra sao! Chỉ tại không vào đúng lúc đầu phim.

Tờ program của rạp Rex, phim Deux Hommes Dans La Ville với Alain Delon, Jean Gabin và Michel Bouquet
Cũng có khi người ta vào rạp xem phim mà thật tình chẳng biết đang chiếu phim gì. Có những cặp tình nhân vào đấy để tâm sự nhỏ to, có những cặp bạo hơn, tuy làm khán giả nhưng… cũng đóng phim. Có điều trên màn ảnh là phim trinh thám hay phim chiến tranh nhưng ở hàng ghế khán giả lại đóng phim tình cảm ướt át.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, mỗi khi bắt đầu một xuất chiếu phim khán giả phải đứng dậy chào cờ và ‘suy tôn Ngô Tổng thống’ với những lời ca tụng lãnh tụ Ngô Đình Diệm: “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do? Người cương quyết chống Cộng, bài phong kiến bóc lột, diệt thực dân đang rắc reo tàn phá… Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm…”. Câu sau cùng được trẻ con chế thành… “Toàn dân Việt Nam muốn ăn tô hủ tiếu, tô hủ tiếu, tô hủ tiếu ngon ghê…”
Trước khi vào phim chính, các rạp còn ‘chiếu dạo’ những phim sắp tới theo chương trình của riêng từng rạp. Dĩ nhiên là chọn cảnh nào hấp dẫn nhất để giới thiệu cùng khán giả, đó cũng là một cách quảng cáo của các hãng nhập cảng phim từ nước ngoài. Trong trường hợp phim chính quá ngắn, các rạp câu khách bằng cách chiếu thêm phim phụ như phim của Charlot, phim thời sự hoặc đôi khi còn có phụ diễn tân nhạc cho… xôm tựu.
Xi-nê Sài Gòn có một truyền thống phải nói là độc đáo với các tờ program (chương trình) phát cho khán giả khi đến mua vé xem phim. Trên tờ program của phim, khán giả có thể đọc để biết đại khái nội dung phim và tên các tài tử trong phim. Đối với dân ghiền xi-nê, có một cái thú tương tự như sưu tầm tem thư, họ sưu tầm program.
Ở phía dưới cùng, góc phải của tờ program phim Deux Hommes Dans La Ville có dòng chữ “Visa 214/74 ngày 26-10-74” khiến tôi thắc mắc không biết có phải phim này có visa nhập khẩu Sài Gòn được cấp ngày 26/10/74 (?). Nếu đúng vậy, không hiểu bộ phim này có kịp theo dòng người di tản ra khỏi Việt Nam trước 30/4/75 hay còn kẹt lại trong kho tư liệu phim trên đường Phan Kế Bính để tham dự khóa… cải tạo chung với ‘ngụy quân, ngụy quyền’?
Sài Gòn xưa có rạp Cinéma Catinat chiếu thường trực, rạp nằm trong hành lang (passage) nối liền đường Tự Do (Catinat) sang đường Nguyễn Huệ (Charner). Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
Ciné Catinat có giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
Vào thập niên 1960, miền Nam an bình, thịnh vượng. Sài Gòn đẹp hơn, sang hơn cho nên nhiều rạp xi-nê hiện đại ra đời. Những rạp mới này có màn ảnh lớn, gọi là Cinemascope, (màn ảnh đại vĩ tuyến), màu Eastmancolor, máy lạnh tối tân khiến những rạp nhỏ, xưa, với máy chiếu kêu lạch xạch, quạt trần thổi vù vù, dần dần ế khách.
Chủ Cinéma Catinat phá rạp, xây thành chung cư. Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp xi-nê Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây appartment.
Rạp Long Phụng nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) chuyên trị dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn.
Xin nói thêm, một số chính khách khác cũng xuất thân từ điện ảnh như Rama Rao. Nổi bật nhất trong những trường hợp này là Ronald Regan, Tổng thống Hoa Kỳ; diễn viên phim hành động người Mỹ gốc Áo, Arnold Schwarzenegger, trở thành Thống đốc tiểu bang California và Joseph Estrada, Tổng thống Philipin, cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh.
Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình làm việc ở Sài Gòn đến xem.
Vào năm 1962, Biệt động Saigon cho nổ bom plastic trong rạp này. Có thể gọi đây là vụ đánh bom đầu tiên ở Sài Gòn. Sau vụ nổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.
Những phim chiếu ở rạp Rex đường Nguyễn Công Trứ (không phải là rạp Rex đường Nguyễn Huệ sau này) là những phim cao bồi, Tarzan, Zoro… Phim cũ, chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng vẫn có người đến xem.
Có khi chiếu được một lúc, đang hồi gay cấn thì bị… đứt phim, phải ngưng để nhân viên phòng máy nối phim. Đèn trong rạp bật sáng. Người lớn, con nít phản đối, húyt gió, la hét rần rần, không thua lúc Tarzan đu giây đến cứu người đẹp Jane, hay Zoro phóng ngựa đến giải cứu người đẹp Juanito!
Rạp Rex ‘cũ’ ở con đường sau rạp Đại Nam mà Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn thời đó do ông Ưng Thi làm chủ khi Rex trên đường Nguyễn Huệ chưa có mặt. Phim mới được chiếu trước tiên ở đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại. Mỗi phim gồm nhiều cuộn nên thời đó mấy rạp cùng chiếu chung một phim bằng cách lên lịch chia lệch giờ khởi chiếu. Mỗi khi chiếu xong một cuộn sẽ có người đi xe gắn máy giao cho rạp kế tiếp.
Có lần rạp Đại Nam đang chiếu phim Pillow Talk (năm 1959 (?) do Rock Hudson, Doris Day đóng vai chính) thì anh chàng đi giao cuộn phim, hình như mải mê uống nước mía (?) hay sao đó mà để mất cuộn phim phải giao. Tất cả các rạp cùng chiếu phim đó đành phải ngưng lại và đem phim khác ra chiếu tạm. Mãi một thời gian sau, không rõ cuộn phim được chuộc lại hay phải nhập phim mới, Pillow Talk mới được tiếp tục chiếu trở lại.
Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu (Đài Loan, Hồng Kông), nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Chân Trân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kinh Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký…
Xin nhắc lại, Sài Gòn xưa có tới 2 rạp xinê mang tên Rex. Nhiều người chỉ biết có rạp Rex ‘xịn’ ở đường Nguyễn Huệ, xế cửa Tòa Đô Chánh, bắt đầu khai trương năm 1962. Rạp Rex “cũ’ ở đường Nguyễn Công Trứ là một rạp phụ của rạp xi-nê Majestic.
Phim chiếu ở rạp Majestic, năm hay bẩy tháng sau, thậm chí cả năm sau, được mang ra chiếu lại ở rạp Rex cũ. Không khí trong rạp hôi mùi… nước tiểu vì ngay cửa vào rạp người ta thiết kế toilet. Cũng may, khoảng năm 1955 rạp Rex nhỏ này bị phá. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.
Năm 1962, trên đường Nguyễn Huệ xuất hiện rạp Rex ‘hoành tráng’. Đây là rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi, chủ nhân rạp Ðại Nam ở đường Trần Hưng Đạo. Rex là rạp ‘xịn’ nhất thủ đô Sài Gòn, sau này lại còn có thêm ‘người anh em’ Mini Rex. Khán giả vào xem phim thuộc loại thanh lịch, giá vé luôn cao hơn các rạp khác. Mini Rex được quảng cáo là “Rạp chiếu bóng tối tân nhất Việt Nam” thời đó.

Sissi Imperatrice chiếu tại rạp Eden với Romy Schneider từ ngày 10/4/75, chỉ 20 ngày trước khi Sài Gòn đổi chủ!
Rạp Rex hình như được khai trương với phim Ben Hur (Charlton Heston). Có tin đồn trong ngày khai trương một người đẹp đi lên thang cuốn không hiểu quýnh quáng thế nào mà bị thang cuốn luôn cái quần… (may mà còn panty)! Không biết chuyện có thật hay không nhưng cũng xin ghi lại làm tư liệu về xi-nê và… chiếc quần phụ nữ.
Gần rạp Rex là rạp Eden nằm trong Passage Eden có lầu và được phân chia thành từng lô, riêng biệt, rất kín đáo cho khán giả là những người đang yêu, vừa xem phim, vừa tâm tình mùi mẫm. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).
Đi xem xi-nê solo một mình mà phải lên balcon ngồi vì rạp hết chỗ thì… ‘tủi thân’ lắm. Trên ấy đào kép mùi mẫm, mê ly, nhất là những cặp ngồi ở hàng ghế chót, sau lưng là nguyên bức tường, tha hồ tâm sự lòng thòng! Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn. Cũng tại rạp này, đã chiếu phim Parlez-Moi d’Amour (1961) cũng do Dalida đóng.
Rạp Lê Lợi đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem.
Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này.
Cũng rất gần với rạp Lê Lợi trên đường Lê Thánh Tôn là rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn, ngay khu vực Chợ Bến Thành. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay!
Khu vực chợ Thái Bình, có rất nhiều rạp chiếu phim. Rạp Quốc Thanh nằm trên đường Nguyễn Trãi, bên hông Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão, thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh, ai vào xem cũng cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’.
Trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình, còn có rạp Thanh Bình, sau này sửa sang lại thật lịch sự nhưng chẳng bao lâu sau Sài Gòn đổi chủ nên phải dẹp tiệm vì… ‘đứt phim’. Từ rạp Khải Hoàn ở Cống Quỳnh đi đường tắt, băng ngang qua chợ Thái Bình, chỉ mất vài phút là có thể chui vào rạp Thanh Bình xem phim.
Sau này còn có rạp Thăng Long ngay trên đường Cống Quỳnh. Rạp Thăng Long khi đó còn quá tệ, không như nhà hát của trường Sân khấu Điện ảnh bây giờ (tiền thân của trường sân khấu chính là trường Hưng Đạo của Giáo sư toán Nguyễn Văn Phú ngày nào!).

Rạp Casino Saigon (ngày nay là Rạp Quang Vinh).
Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Modern và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành.
Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.
Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao. Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả lại nhẹ nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông. Cũng vì lý do đó, Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông.
Lại nói thêm, ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc.
Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tài tử, giai nhân thường ‘chui’ vào đây để thưởng thức những món ‘đặc sản’ phương Bắc!
Đường Cao Thắng có rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.
Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc! Gần đó còn có rạp Việt Long cũng nằm trên đường Cao Thắng, sau này sửa sang lại khá khang trang, lịch sự.
Các rạp thuộc loại ‘xi-lố-cố’ nhiều như nấm mọc sau mưa trên đất Sài Gòn. Một danh sách xếp theo thứ tự alphabet có lẽ thể hiện được phần nào sự phong phú của của các rạp xi-nê không nằm trong trung tâm Sài Gòn: Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu), Cầu Muối (Khánh Hội), Đại Lợi (Chợ Ông Tạ, Tân Bình), Đại Quang (Tổng Đốc Phương), Hào Huê, Hoàng Cung, Hồng Liên, Lệ Thanh, Lido (những rạp này đều nằm trong Chợ Lớn), Oscar, Palace (Trần Hưng Đạo)…
Ôi, rạp xi-nê Sài Gòn xưa còn nhiều lắm. Chỉ nội việc kể tên cũng đã thấy mệt chứ nói gì đến tận nơi để xem phim. Có lẽ không người Sài Gòn nào dám tự hào đã đến hết các rạp xi-nê trên đất phồn hoa đô hội này!
Thời ấy, phim Mỹ nhập vào Pháp, chiếu ở Pháp rồi mới sang Việt Nam, nên có phim chuyển âm sang tiếng Pháp, có phim nói tiếng Mỹ và có phụ đề (sous-titre) tiếng Pháp. Tên phim thì đa số bằng tiếng Pháp, dù là phim Mỹ. Phần đông các phim, dù của Pháp hay của Mỹ, đều có phụ đề Việt ngữ để khán giả có thể theo dõi. Ngoài ra, một số phim nói tiếng Pháp lại có phụ đề cả ba thứ tiếng Việt-Hoa-Anh…

Quảng cáo xi-nê trên báo trước ngày Sài Gòn sụp đổ khoảng hơn một tháng
Nói đến chuyện phụ đề Việt ngữ, tôi xin ghi lại một chuyện khá tức cười nhưng quên không nhớ đó là phim gì. Trong phim có cảnh người nữ diễn viên bồng đứa con còn ẵm ngửa, bên dưới có phụ đề: “Để em bỏ con vô nồi”. Khán giả cười ồ, dù cảnh trên màn ảnh không có gì để cười. Hóa ra những người làm phụ đề sơ xuất trong việc bỏ dấu: chữ ‘nôi’ bị biến thành ‘nồi’ thay vì “Để em bỏ con vô nôi”!
Theo tôi, phụ đề Việt ngữ là cách hay nhất giúp khán giả tiếp cận với tình tiết trong phim. Tuy nhiên, có nhiều phim vì diễn viên nói vừa nhanh vừa dài nên phụ đề cũng phải chạy chữ cho kịp khiến khán giả đọc ‘hụt hơi’, chưa hết câu này đã xuất hiện câu khác. Khổ nhất là những người đọc chậm theo kiểu… ‘bình dân học vụ’.
Sau 1975, dòng phim ‘cách mạng’ miền Bắc không thấy xuất hiện ‘phụ đề Việt ngữ’, thay vào đó là lối ‘thuyết minh’. Cứ mỗi buổi chiếu, có một nhân viên ngồi trong rạp đọc bản script bằng tiếng Việt nên mới gọi là ‘thuyết minh’. Nhiều khi ‘thuyết minh viên’ vì ‘tay nghề’ kém nên cứ đọc trước hoặc đọc sau cảnh trong phim khiến khán giả nhiều lúc chẳng hiểu phim nói gì.
Phim nói tiếng Anh được Fafilm sao lại qua băng Video và giao cho người dịch. Nhận dịch phim có nghĩa là phải nghe hết những đối thoại trong phim rồi viết lại bằng tiếng Việt để người thuyết minh đọc khi phim được trình chiếu.
Gặp những phim thuộc loại ‘ít nói’ như phim chiến tranh, phim hành động đấm đá thì công việc dịch phim tương đối dễ dàng. Ngược lại, những phim thuộc loại tình cảm ướt át, triết lý lòng thòng, người dịch phim cứ phải nghe đi nghe lại mới nắm hết ý nên tốn rất nhiều thì giờ.
Nếu may mắn, phim gốc có kèm original script, người dịch chỉ nhìn phần đối thoại trong bản tiếng Anh và cứ thế dịch ra tiếng Việt, khỏi cần xem phim cũng xong. Tuy nhiên, những trường hợp ‘ngon ăn’ ít khi nào đến tay mình. Fafilm để dành cho ‘bồ tèo’ và những người thân thiết, còn lâu mới đến lượt ‘con bà phước’!
Ngoài phụ đề Việt ngữ, xi-nê Sài Gòn xưa còn dùng hình thức chuyển âm, ngôn ngữ ngày nay gọi là ‘lồng tiếng’. Chuyển âm thường áp dụng cho những phim bình dân như loại phim ca-vũ-nhạc của Ấn Độ, sản xuất từ Bollywood.
Sang đến thời của video với các bộ phim của TVB Hồng Kông được cả một ê-kíp chuyển âm người ta mới thấy công việc khó nhọc của diễn viên lồng tiếng như thế nào nhưng khi trình chiếu trên màn ảnh tên tuổi của các diễn viên chỉ xuất hiện khoảng… 10 giây! Nổi tiếng trong loại phim được chuyển âm phải kể đến Tú Trinh với tài diễn xuất điệu nghệ từ tiếng cười, tiếng khóc cho đến những đoạn đối thoại đòi hỏi những đối thoại xuất phát từ nội tâm.
Một trong những phim tôi ‘mê’ nhất là Vertigo với các tài tử Kim Novak, James Stewart. Đạo diễn Alfred Hitchcock làm phim Vertigo theo tiểu thuyết D’Entre les Morts của tiểu thuyết gia Pháp Boileau-Narcezac, hai ông viết chung, một ông tên là Boileau, ông kia tên là Narcezac. Nhà văn Hoàng Hải Thủy đã dựa theo tiểu thuyết D’Entre les Morts để phóng tác thành truyện “Giữa những người đã chết.”

Ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được giữ lại tại phim trường Universal
Hồi đó, Sài Gòn chiếu rất nhiều phim Hitchcock cho nên giới ghiền xi nê gọi chung những phim kinh dị là ‘phim Hitchcock’ dù phim không thực sự do Hitchcock đạo diễn. Trong ngôn ngữ Sài Gòn, người ta còn dùng từ ‘hít-cốc’ để diễn tả sự căng thẳng, quái đản hay nhuộm màu sắc trinh thám.
Sir Alfred Joseph Hitchcock là đạo diễn tiên phong trong nghệ thuật làm phim tâm lý – tình cảm – kinh dị. Ông khởi nghiệp từ thời làm phim câm tại Anh nhưng giai đoạn thành công nhất là kể từ khi ông chuyển đến Hollywood năm 1956.
Hitchcock đạo diễn hơn 50 bộ phim trong suốt sự nghiệp kéo dài đến 6 thập kỷ. Ông thường được coi là nhà làm phim số 1 của mọi thời đại với thể loại phim đen trắng kinh dị. Những phim nổi bật của ông phải kể đến The Man Who Knew Too Much (1956) với James Stewart và Doris Day (trong phin này Doris Day hát bài What Will Be, Will Be – Que Sera, Sera và đoạt giải Oscar âm nhạc hay nhất).
Các bộ phim North by Northwest (1959) với Cary Grant và Eve Marie Saint, Psycho (1960) với Anthony Perkins và Janet Leigh, và The Birds (1963) với Tippi Hedren và Rod Taylor cũng được coi là những thành công của Hitchcock. Sau khi làm phim Psycho với Universal, Hitchcock trụ lại với hãng phim này cho đến khi về hưu. Thật may mắn, năm 1991, tôi đã chụp được hình ảnh ngôi nhà trong phim Psycho vẫn còn được lưu giữ tại phim trường Universal ở tiểu bang California.
Có một loại phim cũng rất ăn khách với những màn nổ súng, ‘bắn chậm thì chết’. Người Sài Gòn gọi nôm na là ‘phim cao-bồi’ (cowboy), ‘phim miền Tây’ (Western Movies) với những cảnh cưỡi ngựa, bắn súng lồng trong cốt truyện ‘thiện thắng ác’, ‘anh hùng thắng gian ác’ hoặc ‘da trắng thắng da đỏ’.
Người hùng trong những phim này phải kể đến Gary Cooper, John Wayne, Clint Eastwood… trong những bộ phim miền Tây nổi tiếng như Gunfire at OK Coral và The magnificient seven (Les sept mercenaires).
Sài Gòn đã chiếu quá nhiều phim hay có tính cách kinh điển. Theo tôi, những phim dưới đây được xếp vào hạng ‘kiệt tác’ đối với dân ghiền xi-nê thời đó:
Casablanca: phim tình cảm với một mối tình đẹp giữ Rick (Humphrey Bogart) và Isla (Ingrid Bergman) trong những thời khắc của định mệnh và chiến tranh.
Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) với nàng Scarlet trong bối cảnh nội chiến Nam-Bắc Mỹ đã làm thổn thức bao trái tim vì cuộc tình lãng mạn qua diễn xuất của các tài tử nổi danh Vivian Leigh, Clark Gable.
Roman Holyday (Vacance Romaine – Nghỉ Hè La Mã), nàng công nương Audrey Hepburn và một phóng viên do số phận run rủi đã có những thời khắc đẹp bên nhau. Cảnh thơ mộng nhất phải kể đến cặp tình nhân chở nhau trên chiếc Vespa đi khắp Florence . Sau này, có dịp đi Ý, tôi đã đến những nơi đã quay ngoại cảnh của cuốn phim. Thật tuyệt vời!
Bác sĩ Zhivago mang chủ đề tình yêu mạnh mẽ và thơ mộng trong những tháng ngày tuyệt vọng của cuộc sống tại Nga . Đây là tác phẩm văn học của Boris Pasternak, Giải Nobel Văn Chương với các diễn viên Omar Sharif và Julie Christie. Chính quyền Nga gần đây đã cho phép xuất bản toàn bộ các tác phẩm của ông sau khi đã bị cấm đoán suốt thời kỳ Liên Bang Xô Viết.
City Lights (Ánh đèn đô thị) là một phim câm mang tính kinh điển của thời Charlie Chaplin với vai diễn độc đáo Charlot, một gã lang thang yêu một cô gái bán hoa bị mù hai mắt. Tình yêu khiến anh mạnh mẽ trong cuộc chiến vượt lên sự bần cùng. Phim câm, cười mà rơi lệ!
Love Story (Chuyện tình), phim đã đưa Ali McGraw và Ryan O’ Neal lên hàng các ngôi sao, đồng thời đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh.

Brigitte Bardot
Sài Gòn trước 1975 chiếu nhiều loại phim và mỗi tài tử nổi tiếng đều có những fans hâm mộ riêng. Theo tôi, nổi nhất và có nhiều người hâm mộ nhất là cô đào sexy BB. Nữ minh tinh người Pháp, Brigitte Bardot, sinh ngày 28/9/1934, nổi tiếng từ năm 1956 qua phin Et Dieu Créa La Femme (And God Created Woman) do Roger Vadim đứng ra đạo diễn và chính ông là chồng của BB. Đạo diễn này chắc tử vi có số đào hoa, về sau ông còn kết hôn với người đẹp Jane Fonda, con gái rượu của Henry Fonda.
Trong suốt cuộc hôn nhân với BB (1953-1957) ông đã biến người phụ nữ trẻ con (child-woman) thành một hình tượng quyến rũ của phái đẹp. Những phim tiếp theo như Babette s’en va-t-en guerre (1959), La Verité (1960) đã được trình chiếu tại các rạp xi-nê Sài Gòn và lúc nào cũng đông nghẹt người đến để xem cô đào sexy, tóc vàng, ‘môi cong tớn’.
Không biết tôi có dùng đúng chữ để diễn tả cặp môi BB?
Cặp môi đó lúc nào cũng chờ đợi, mời gọi những cái hôn và chính cặp môi đó sau này trên Đà Lạt có một loại hoa hồng mang tên Brigitte Bardot.
Đã có không ít cô gái Việt vào các thập niên 50-60 lấy BB làm khuôn mẫu. Theo tôi, không thể nào có một cặp môi thứ hai, không ai có thể bắt chước được BB với cặp môi… thiên phú!
BB cũng là thần tượng của giới học sinh và sinh viên với mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất quyến rũ. Tóc BB lại đánh rối phiá trước nên nhiều nữ sinh hồi đó cũng bắt chước kiểu tóc này. Trường nữ trung học Trưng Vương phải tung ra chiến dịch chấn chỉnh: nữ sinh nào tóc đánh rối quá cao đều được các bà giám thị đưa vào văn phòng, bắt gỡ tóc và chải lại!
‘Quả Bom Sex’ thứ hai là Sophia Loren, cũng sinh năm 1934 như BB, nhưng lại là cô gái Ý, sống cuộc đời nghèo khổ tại Naples. Và cũng như BB, cô lấy ông chồng làm đạo diễn, Carlo Ponti, năm 1957.
Qua hai trường hợp của BB và Sophia Loren, người ta thấy ngay các kiều nữ đều có tính toán đâu ra đó. Lấy chồng đạo diễn – dù già, dù xấu trai – nhưng sẽ bảo đảm một con đường vinh quang nghệ thuật?

Sophia Loren
Những phim hay nhất của Sophia Loren phải kể đến The Pride and the Passion (1957, đóng chung với Frank Sinatra), It Started in Naples (1960, với Clark Gable) và El Cid (1961, với Charlton Heston). Năm 1961, Sophia Loren đoạt giải Oscar qua phim La Ciociara (Two Women) đến khi về già vẫn còn nhận một giải Oscar vào năm 1991.
Kiều nữ thứ ba được dân ghiền xi-nê ái mộ là Gina Lollobrigida. Phim hay nhất làm khán giả mê mẩn là Anh gù Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris) năm 1956 với Gina trong vai người đẹp Esmeralda và Anthony Quinn trong vai anh gù Quasimodo theo truyện của Victor Hugo. Đoạn kết thật cảm động với cảnh chiếu bộ xương của anh gù và người đẹp trong tư thế ôm nhau khi màn ảnh mờ dần…
Đây cũng là phim màu đầu tiên dựa theo tiểu thuyết và sau này tôi mới biết nguyên bản của phim chỉ có 2 nhân vật chính nói tiếng Anh còn những diễn viên người Pháp đều được lồng tiếng Anh. Trong khi đó tại Sài Gòn dù xem phim Mỹ vẫn nghe tiếng Pháp. Thật tréo cẳng ngỗng giữa 3 ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt trong thị trường điện ảnh tại Sài Gòn.
Cũng như Sophia, Gina là người Ý nhưng cô lớn hơn BB và Sophia đến 7 tuổi và xuất hiện trong hoàn cảnh thế giới còn đang ngổn ngang những đổ nát từ cuộc đại chiến lần thứ nhì. Năm 1947, Gina tham dự cuộc thi hoa hậu Ý và với nhan sắc mặn mà của một cô gái 20 tuổi, Gina đoạt giải ba.
Gina có biệt hiệu Người đàn bà đẹp nhất thế giới qua bộ phim do Ý sản xuất, La Donna Piu Bella del Mondo, năm 1955. Cô đã từng diễn xuất bên cạnh những tài tử nổi danh một thời như Humphrey Bogart (trong phim Beat the Devil), Yul Brynner (Solomon and Sheba), Burt Lancaster (Trapeze), Frank Sinatra (Never So Few)… Năm 1961, Gina xuất hiện trong Come September với Rock Hudson và đoạt Giải Cầu Vàng (Golden Globe) qua bộ phim này.
Cuộc đời tình ái của Gina cũng sôi nổi không kém cuộc đời nghệ thuật. Vào năm 2006, khi đó Gina đã 79 tuổi, bà tuyên bố sẽ kết hôn với một doanh nhân người Tây Ban Nha, Javier Rigau. Chàng Javier khi đó mới tròn 45! Họ tiết lộ đã hẹn hò với nhau từ năm… 1984 khi gặp nhau tại Monte Carlo . Cuối cùng, cuộc hôn nhân bất thành vì sức ép của dư luận và báo chí!