Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Dù đã có những thiệt hại đáng tiếc xảy ra nhưng kết quả đạt được lại vô cùng xứng đáng.​


Mới đây, nhiếp ảnh gia thiên văn Andrew McCarthy, nổi tiếng với những bức ảnh chi tiết về các hiện tượng vũ trụ đã chia sẻ một câu chuyện đáng chú ý trên hành trình săn ảnh của mình. Trong lần chụp ảnh cận cảnh vụ phóng tên lửa vũ trụ gần đây, anh đã phải trả một cái giá đắt: ống kính góc rộng yêu quý đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, đổi lại, anh chàng đã thu được một bức ảnh cận cảnh rất ấn tượng, ghi lại khoảnh khắc tên lửa rời bệ phóng với độ chi tiết hiếm có.

ccarthy-rocket-launch-closeup-ezgif-com-webp-to-jpg-converter-1746783794073817346168-53-0-1053-1600-crop-17467837983211088997534-1746877169972-17468771703591096459414.jpg


mccarthy-rocket-launch-img99011-174678264199267523342-1746877170952-1746877176104101247822.jpg


Cụ thể, McCarthy đã thiết lập chiếc máy Sony A7 II và ống kính Rokinon 14mm của mình trong một khu vực chuyên dụng hạn chế ở gần bệ phóng của Dự án Kuiper (KA-01) vào ngày 28 tháng 4 vừa qua. Dự án này đã phóng đi tên lửa Atlas V 551 vào lúc 7:01 tối theo giờ miền Đông Hoa Kỳ từ Trạm không quan Cape Canaveral.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 3.
Vị trí đặt máy cũng không quá xa so với khu vực phóng tên lửa.

McCarthy đã giải thích rằng: "Để chụp được bức ảnh này, tôi đã sử dụng bộ MiOPS+ (thiết bị điều khiển chụp ảnh thông minh) để lắng nghe tiếng động cơ khởi động". "Mặc dù thân máy ảnh vẫn ổn, có bị bẩn, nhưng ống kính đã bị hỏng" - anh chia sẻ.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 4.

Được biết nguyên nhân chính dẫn đến việc chiếc ống kính bị hỏng đến từ axit clohydric có trong đám mây khói bụi thường được tạo ra khi tên lửa đốt nhiên liệu trong quá trình cất cánh. "Thật không may, đối với thể loại ảnh này, không thể bảo vệ ống kính bằng bất kỳ bộ lọc bổ sung nào - như bộ lọc UV hoặc phân cực - vì vậy các thành phần quang học tiếp xúc với axit clohydric hình thành từ đám khói, làm thủng và phá hủy ống kính" - nhiếp ảnh gia này cho biết.

Điều này gần như đã được dự báo khi mà các cuộc phóng tên lửa đều đi cùng với rất nhiều các yếu tố bất lợi. Ngoại từ nhiệt lượng cực lớn toả ra thì việc các chất hoá học trong nhiên liệu khi đốt cháy kết hợp với hơi nước có thể nảy sinh các phản ứng tạo ra một môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Đó là chưa kể đến khói bụi và vô số các yếu tố khác có thể phá huỷ thiết bị của bạn trong phút chốc. Đó là lý do xung quanh khu vực bãi phóng luôn có hàng rào cảnh báo và nghiêm cấm những ai không được phép lại gần.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 5.

Các nhiếp ảnh gia chuyên săn ảnh tên lửa vũ trụ cũng thường ngồi ở các vị trí an toàn hợp lý và sử dụng ống kính tele để ghi lại hình ảnh. Đương nhiên, điều này nhiều khi không đem lại được chất lượng tối ưu cũng như sự ấn tượng về mặt hình ảnh. Đó là lý do để McCarthy và nhiều NAG khác muốn chụp cận cảnh việc phóng tên lửa vũ trụ.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 6.
Chiếc ống kính của McCarthy "tan hoang" sau vụ phóng tên lửa.

Trường hợp của McCarthy không phải hiếm trong giới nhiếp ảnh gia săn ảnh phóng tên lửa. Năm 2018, nhiếp ảnh gia NASA Bill Ingalls từng chứng kiến chiếc Canon 5DS trị giá 3.500 USD bị thiêu rụi khi chụp vụ phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Máy ảnh của Ingalls, mặc dù được đặt cách xa khu vực phóng đến 400m, ngoài vùng nguy hiểm nhưng vẫn không thể chịu nổi sức nóng từ ngọn lửa phụt ra khi tên lửa xuất phát. May mắn là thẻ nhớ vẫn còn nguyên vẹn, lưu giữ những hình ảnh cuối cùng trước khi máy ảnh "hy sinh".

Một trường hợp khác là nhiếp ảnh gia John Kraus, cũng đã mất một ống kính khi đặt máy ảnh chỉ cách bệ phóng Atlas V chỉ 100m vào năm 2018. Dù không nóng chảy chiếc máy như Bill Ingalls nhưng khói bụi của cuộc tên lửa cũng khiến chiếc ống kính của anh chàng bị "cày nát". Kraus mô tả đây là cái giá phải trả để có được những bức ảnh ấn tượng về sức mạnh của tên lửa.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 7.
Thông thường các NAG sẽ ngồi ở vị trí an toàn và chụp bằng các ống kính siêu tele.

Quay lại với McCarthy, anh chàng đã thiết lập máy ảnh của mình bên trong khu vực hạn chế sau khi được Lực lượng Không gian Hoa Kỳ và Liên minh Bệ phóng Liên bang (ULA) cho phép với những yêu cầu kiểm tra lý lịch kỹ lưỡng. Trước khi bắt đầu quá trình phóng, anh đã được hộ tống đến gần khu vực phóng để cài đặt máy ảnh của mình. Được biết, dự án Kuiper này là lần đầu tiên McCarthy đặt máy ảnh của mình gần một tên lửa như vậy, nhưng anh ấy nói rằng "đây sẽ không phải là lần cuối cùng của tôi".


Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 8.
Ảnh RAW mà McCarthy đã ghi lại.

Và mặc dù chiếc ống kính Rokinon 14mm của anh đã hư hỏng nhưng thật may mắn rằng chiếc máy ảnh cũng như thẻ nhớ vẫn an toàn. McCarthy đã chia sẻ rằng anh ấy đã ghi lại hình ảnh bằng tệp RAW và cố tình chụp ảnh thiếu sáng để đảm bảo rằng luồng lửa cực sáng khi tên lửa phóng đi sẽ không làm cháy sáng toàn bộ khung hình hay khiến cảm biến bị nổ tung.

McCarthy chia sẻ: "Để giữ nguyên dải động, tôi đã chụp ở ISO thấp nhất và sử dụng tốc độ màn trập nhanh, và vì tôi chụp ở định dạng RAW nên tôi có thể khôi phục lại nhiều vùng tối khi hậu kỳ với Lightroom". "Cảm biến máy ảnh mà tôi sử dụng khá nhiễu với các cài đặt này, vì vậy tôi vẫn phải thử nghiệm một số lần trước khi hoàn toàn hài lòng với kết quả" - NAG cho biết.

Chụp ảnh cận cảnh tên lửa vũ trụ rời bệ phóng và cái kết bất ngờ- Ảnh 9.
Và đây là kết quả sau quá trình hậu kỳ. Quả thật là một bức ảnh "đáng giá" cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Đây là cài đặt thông số khi chụp của McCarthy: ISO 100, tốc độ màn trập 1/2000 giây và khẩu độ f/13 bằng ống kính chính Rokinon 14mm. Và với kết quả đạt được, có thể nói ống kính này đã có một sự "hi sinh" trong vinh quang.
 
Bên trên