Tôi xem phim kinh dị đầu tiên vào năm 16 tuổi, tôi còn nhớ đó là phim "Dead Alive"; một phim kiểu Zombie cắn xé và rất nhiều máu me ghê rợn. Tại đa số các nước thì điều này hoàn toàn hợp lệ, ở tuổi đó tôi có thể xem bất cứ nội dung phim nào dù chúng có nhạy cảm đến đâu mà không có nguy hại gì về nhận thức và hành vi cả. Hơn 10 năm qua, phim kinh dị vẫn là một trong những thể loại tôi tìm xem nhiều, có thể nói tôi đã xem tất cả những phim kinh điển từ năm 70 đến nay; dù càng lớn thì thời gian và sở thích càng làm tôi khó tính hơn khi đánh giá về chúng. Hôm nay tôi muốn bàn với các bạn về vấn đề: phim kinh dị thực sự muốn chỉ cho chúng ta xem điều gì ? tại sao chúng ta thích thú với những điều đó, đôi khi nghiện ngập nữa, và tại sao ở VN người ta vẫn ngăn cấm phổ biến loại phim này với những nhận xét rất xấu xa về chúng. Và việc ngăn cấm đó đúng hay sai.
Cũng cần lưu ý là tôi chỉ muốn nhắc đến những bộ phim kinh dị có hình thức gây sợ hãi bằng máu me, mô tả chi tiết những hành động phá hủy thể xác con người như chặt, chém, cưa xẻo, tra tấn và giết người tàn bạo, những hành vi thú tính, những việc trái với luân lý đạo đức xã hội bình thường. Những phim kinh dị về hồn ma, về quái vật không nằm trong khuôn khổ tôi muốn đề cập.
Dòng phim kinh dị thuần túy, mang tính nghệ thuật rất hiếm hoi, có thể kể những phim kinh điển như « Dracula », « Sleepy Hollow » hay « wolfman », « frankeinstein », đó là những bộ phim mà yếu tố kinh dị chỉ là cái nền cho một thông điệp mang tính nhân bản cao, và ngay cả những cảnh máu me trong phim cũng mang tính nghệ thuật. Đó là điều những người duyệt phim cần chú ý khi muốn cắt xén hay cấm cản một phim nào đó ở Việt Nam, có những cảnh bạo lực dàn dựng với mục đích thuần túy bạo lực, nhưng có những cảnh làm điểm nhấn và mang tính nghệ thuật, chúng bị đánh đồng như nhau là không công bằng.
Hình: Kỵ sĩ không đầu, một phim kinh dị mang tính nghệ thuật
Đa số chúng ta biết đến phim kinh dị lần đầu tiên không phải vì cố ý, mà vì tình cờ, tôi có thể khẳng định như vậy. Thậm chí ta sẽ thấy không ít phim hành động, phiêu lưu hay khoa học vẫn xen vào một vài cảnh « đáng sợ », như « Indiana Jones có không ít cảnh ma quái, hay Mummy, Star war, Aliens…
Con người ai cũng biết sợ, sợ nhện, sợ côn trùng, sợ xác chết và những thứ dơ bẩn. Không có ai chủ động đi tìm sự sợ hãi hay cảm giác buồn nôn, khó chịu, phản cảm, nhất là khi mình phải bỏ tiền ra trả cho cảm giác không dễ chịu đó. Không ai coi một cảnh máu me ghê rợn lần đầu mà không phải nhăn mặt, nhíu mày thậm chí quay mặt đi, nhắm mắt lại vì quá sợ hãi. Nhiều người sợ máu, sợ vết thương, đến mức không dám nhìn một người bị thương và không thể làm nghề y tá hay bác sĩ được, có người khẳng định không thi vào y khoa vì sợ đụng tới xác chết lắm. Thế nhưng cũng như điếu thuốc đầu tiên, ly cà phê đầu tiên, chúng ta xem, rồi thích thú, rồi nghiện cái cảm giác khó chịu đó, một ngày nọ chúng ta thấy nó còn đem lại khoái cảm nữa.
Vì vậy, người ta vẫn làm nhiều phim kinh dị và vẫn hốt bạc, dù biết một cái nhãn cấm trẻ em sẽ làm giảm đáng kể khách vào xem, nhất là những gia đình có con nhỏ, những anh chàng đi chơi với bạn gái nhút nhát chắc chắn tẩy chay loại phim kinh rợn máu me. Vì vậy chuyện cấm chiếu, lên án phim kinh dị là đồi trụy hay độc hại có đúng không ? Tôi cho là không, vì cũng như câu hỏi: có nên coi không ? là câu hỏi vô nghĩa, người ta coi nó, yêu thích nó một cách tình cờ, và rồi tự nguyện, chứ không hề bị ép buộc.
Tôi còn nhớ kỉ niệm về phim « Dead alive “, có lần tôi chiếu thử phim này cho 3 cô bạn cùng xem,ban đầu ai cũng nhắm tịt mắt kêu lên : ôi ghê quá … Sau đó đến cảnh bà mẹ của Lionel trong khi bị phân hủy thành thây ma, vẫn giả vờ bình thường mời khách ăn cơm, hic, cái lỗ tai của bả rơi xuống vào dĩa súp, bả múc lên nhai nhóp nhép và phun cái bông tai ra, thế là một cô bạn chạy gấp vào toilette để… nôn ói, sau đó cổ xanh tái mặt mày nằm dài ra luôn. Tôi tin là phần lớn các bạn khi xem phim kinh dị lần đầu ều như thế cả. thế mà xem lâu thành quen các bạn ạ.
Hình: Ma đinh, Hell Raiser
hình: Ma cây
Hình: một cảnh trong phim: Dead alive
Lí do khiến chúng ta thích những yếu tố bạo lực dã man là vì chúng tiềm ẩn trong bản năng của con người. Bản năng đó có chứa những góc tối, những phần còn sót lại của loài thú vật, sâu thẳm trong tâm ta là sự độc ác, tàn nhẫn, và những hình ảnh trong phim đã khơi gợi lên sự khoái cảm đến từ những phần xấu xa tiềm ẩn của chúng ta mà chúng ta không hề ý thức được. Thời cổ đại, đấu trường La Mã xây nên cũng vì lẽ đó. Ngày nay, người ta tìm ra 1 cách an toàn hơn những cảnh giác đấu, đó là làm phim kinh dị. Bạo lực và kinh sợ đi với nhau như hình với bóng, yếu tố ma quái chỉ là sân khấu cho bạo lực trình diễn mà thôi.
Đa số phim kinh dị đều có đổ máu, những cảnh tra tấn dã man và hành vi giết người tàn bạo, xin nhấn mạnh, con người là nạn nhân chính trong phim kinh dị, chẳng có phim nào dùng chó gà heo bò bị chọc tiết để đưa vào kịch bản cả, chính con người bị giết, nhất là những cô gái yếu đuối, họ hoảng sợ, bị săn đuổi, bị giết hại và chúng ta thích thú khi xem điều đó.
Ví du tiêu biểu cho lập luận trên, là dòng phim cấp III của đạo diễn Vương Tinh ở Hong Kong, trong đó bạo lực bị đẩy đến cực độ và không còn chỗ cho luân thường đạo lý nữa. Các bạn còn nhớ phim « Untold story », tên gốc là : Bát tiên phạn tiệm-Nhân nhục xá xíu bao ; hay « bánh bao nhân thịt người « , trong đó có những cảnh mô tả chi tiết hết sức ghê rợn như xẻ thịt người làm bánh, giết trẻ con, tra tấn chổ kín phụ nữ bằng đũa tre. Những chi tiết đó có ý nghĩa gì không ngoài mục đích đánh thức thú tính của khán giả. Huỳnh thu Sinh đã khởi nghiệp trong vai tên giết người biến thái tàn nhẫn cực độ đó, và đoạt giải Kim Mã nam diễn viên xuất sắc nhất cùng năm. Rõ ràng khi phân tích đánh giá nghệ thuật phải dùng cái đầu lạnh để có thể phân biệt đâu là phim, đâu là đời thực chăng ? Thành công của phim này đã thổi bùng làn sóng phim cấp 3 tràn ngập sau đó, như « Mãn thanh thập đại nhục hình », với những cảnh tra tấn và bạo dâm… Trung Quốc cũng cho ra lò một phim cấp 3, dán mác phim lịch sử nhưng câu khách bằng máu me, đó là phim "Hắc thái Dương", kể chuyện phát xít Nhật tiến hành thí nghiệm trên tù nhân còn sống. Phim này bị cấm chiếu vì hết sức dã man tàn bạo, nghe nói thời đó vì chưa có xảo thuật điện ảnh tân tiến nên đoàn làm phim phải sử dụng những xác người thật, trong đó có xác một em bé để quay những cảnh mổ bụng, moi gan... Rõ ràng châu á luôn đi trước Hollywood về tính sáng tạo đột phá.
hình: cảnh làm thịt người trong "Untold story "
So với phim hành động thường, bạo lưc trong phim kinh dị mang tính trần trụi, quái đản hơn, và chi tiết hơn, nếu trong phim « Bố già «, hay « scarface » máu đổ không ít, thì trong « Ma cây – Evil Dead » hay « Ma đinh – Hell raiser » đầy những cảnh máu me và cắt xẻo, đâm chém, yếu tố ma quái trong những phim kinh dị này chỉ là thứ yếu nhằm có cớ để dẫn đến hành vi bạo lực. Trong những phim Zombie thồi trước và cả thời nay, người ta đã tìm ra lí do để có thể chặt đầu hay bắn vỡ óc một con người, với điều kiện hắn ta bị nhiễm virus và thành zombie, như trong phim « dooms day » hay « Planet terror », zombie chỉ là cái cớ để diễn viên có thể thả sức bắn giết những thân thể người và gây thích thú cho người xem.
Theo dòng thời gian, các bạn hãy để ý một điều là phim kinh dị ngày càng bạo lực hơn, ngày càng bệnh hoạn hơn, điều này chứng minh cho lý thuyết về sự nghiện ngập, vì khán giả đã đưa vào đầu mình quá nhiều cảnh kinh rợn, máu me, họ trở nên « lờn », nên phải tăng liều liên tục cho mức độ máu me trong phim. Cơ quan kiểm duyệt cũng bị chi phối bời sự tăng liều này. Nếu những năm 70, một phim như Hostel làm ra chắc chắn sẽ bị cấm chiếu ! Thế mà ta có thể xem Hostel phần 2, rồi cả « Martyr » mà nội dung không ngoài những cảnh tra tấn bệnh hoạn. Khoảng cuối thập kỉ 70 cũng từng có 1 phim gây sốc khi « đi trước thời đại » kiểu đó và bị cấm chiếu, đó là phim « canibal hollocaust », mô tả cảnh cắt xẻo, moi gan ăn thịt người . Phim này làm quá xuất sắc đến nỗi người ta phải điều tra xem diễn viên nữ bị giết trong phim có thực sự còn sống không ? Ngày nay chắc không ai thắc mắc xem trong phim Hostel diễn viên có bị nhổ răng, cắt xẻo thật không. Khán giả trở nên vô cảm và khó mà dọa được họ với hình ảnh Jason cầm mã tấu và xách cái đầu người trên sông hay con ma đinh da tái nhợt nữa. Những nạn nhân trong phim kinh dị thời nay bị đòi hỏi phải chịu đau đớn và kinh hoàng nhều hơn, đổ nhiều máu hơn để hài lòng khán giả.
Hình: Cannibal Hollocaust: phim kinh dị Ý bị cấm chiếu vì quá dã man
Cuối cùng, xin kết luận là : xem phim kinh dị chính là đang mở cánh cửa ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền lành và tàn nhẫn. Càng xem nhiều phim, ta càng đi xa hơn về bên kia của thế giới đen tối đó. Nếu là 1 người có tâm lý bình thường và lý trí đủ mạnh, chúng ta xem xong có thể tắt tivi, ra khỏi rạp, để quay trở về với phần lương thiện và tốt lành của cá nhân, ta sẽ khóa cánh cửa đó lại và trở về cuộc sống bình thường. Nhưng nếu chúng ta đi lạc quá sâu vào ma giới, sẽ có lúc ta thấy mình không còn là mình nữa, mà mức độ thấp nhất là những hình ảnh ghê rợn đó sẽ ám ảnh ta, làm mất ngủ hay sợ hãi, xa hơn nữa thì ta sẽ trở nên dửng dưng vô cảm với sự đau khổ của con người, hay tìm cách tái hiện lại cảm giác mạnh khi xem những cảnh máu me trong phim.
Vì vậy cho câu hỏi: Việc cấm phổ biến phim kinh dị là đúng hay sai, tôi có thể trả lời là : Đúng ! Nhưng ta có cấm được không ? Câu trả lời là : Không ! Ta không bao giờ cấm được tuyệt đối cái gì, nhất là khi chính bản năng con người là nhu cầu cho thứ phim ảnh đó, có cung tất có cầu. Vấn đề không phải là cấm mà là phải hạn chế chỉ cho phép tiếp xúc với cánh cửa ma giới này những người đủ khôn ngoan, đủ lý trí và nếu họ tự nguyện tìm đến và trả tiền cho thú vui của họ thì tại sao không cho phép chứ ?
Cũng cần lưu ý là tôi chỉ muốn nhắc đến những bộ phim kinh dị có hình thức gây sợ hãi bằng máu me, mô tả chi tiết những hành động phá hủy thể xác con người như chặt, chém, cưa xẻo, tra tấn và giết người tàn bạo, những hành vi thú tính, những việc trái với luân lý đạo đức xã hội bình thường. Những phim kinh dị về hồn ma, về quái vật không nằm trong khuôn khổ tôi muốn đề cập.
Dòng phim kinh dị thuần túy, mang tính nghệ thuật rất hiếm hoi, có thể kể những phim kinh điển như « Dracula », « Sleepy Hollow » hay « wolfman », « frankeinstein », đó là những bộ phim mà yếu tố kinh dị chỉ là cái nền cho một thông điệp mang tính nhân bản cao, và ngay cả những cảnh máu me trong phim cũng mang tính nghệ thuật. Đó là điều những người duyệt phim cần chú ý khi muốn cắt xén hay cấm cản một phim nào đó ở Việt Nam, có những cảnh bạo lực dàn dựng với mục đích thuần túy bạo lực, nhưng có những cảnh làm điểm nhấn và mang tính nghệ thuật, chúng bị đánh đồng như nhau là không công bằng.

Hình: Kỵ sĩ không đầu, một phim kinh dị mang tính nghệ thuật
Đa số chúng ta biết đến phim kinh dị lần đầu tiên không phải vì cố ý, mà vì tình cờ, tôi có thể khẳng định như vậy. Thậm chí ta sẽ thấy không ít phim hành động, phiêu lưu hay khoa học vẫn xen vào một vài cảnh « đáng sợ », như « Indiana Jones có không ít cảnh ma quái, hay Mummy, Star war, Aliens…
Con người ai cũng biết sợ, sợ nhện, sợ côn trùng, sợ xác chết và những thứ dơ bẩn. Không có ai chủ động đi tìm sự sợ hãi hay cảm giác buồn nôn, khó chịu, phản cảm, nhất là khi mình phải bỏ tiền ra trả cho cảm giác không dễ chịu đó. Không ai coi một cảnh máu me ghê rợn lần đầu mà không phải nhăn mặt, nhíu mày thậm chí quay mặt đi, nhắm mắt lại vì quá sợ hãi. Nhiều người sợ máu, sợ vết thương, đến mức không dám nhìn một người bị thương và không thể làm nghề y tá hay bác sĩ được, có người khẳng định không thi vào y khoa vì sợ đụng tới xác chết lắm. Thế nhưng cũng như điếu thuốc đầu tiên, ly cà phê đầu tiên, chúng ta xem, rồi thích thú, rồi nghiện cái cảm giác khó chịu đó, một ngày nọ chúng ta thấy nó còn đem lại khoái cảm nữa.
Vì vậy, người ta vẫn làm nhiều phim kinh dị và vẫn hốt bạc, dù biết một cái nhãn cấm trẻ em sẽ làm giảm đáng kể khách vào xem, nhất là những gia đình có con nhỏ, những anh chàng đi chơi với bạn gái nhút nhát chắc chắn tẩy chay loại phim kinh rợn máu me. Vì vậy chuyện cấm chiếu, lên án phim kinh dị là đồi trụy hay độc hại có đúng không ? Tôi cho là không, vì cũng như câu hỏi: có nên coi không ? là câu hỏi vô nghĩa, người ta coi nó, yêu thích nó một cách tình cờ, và rồi tự nguyện, chứ không hề bị ép buộc.
Tôi còn nhớ kỉ niệm về phim « Dead alive “, có lần tôi chiếu thử phim này cho 3 cô bạn cùng xem,ban đầu ai cũng nhắm tịt mắt kêu lên : ôi ghê quá … Sau đó đến cảnh bà mẹ của Lionel trong khi bị phân hủy thành thây ma, vẫn giả vờ bình thường mời khách ăn cơm, hic, cái lỗ tai của bả rơi xuống vào dĩa súp, bả múc lên nhai nhóp nhép và phun cái bông tai ra, thế là một cô bạn chạy gấp vào toilette để… nôn ói, sau đó cổ xanh tái mặt mày nằm dài ra luôn. Tôi tin là phần lớn các bạn khi xem phim kinh dị lần đầu ều như thế cả. thế mà xem lâu thành quen các bạn ạ.

Hình: Ma đinh, Hell Raiser

hình: Ma cây

Hình: một cảnh trong phim: Dead alive
Lí do khiến chúng ta thích những yếu tố bạo lực dã man là vì chúng tiềm ẩn trong bản năng của con người. Bản năng đó có chứa những góc tối, những phần còn sót lại của loài thú vật, sâu thẳm trong tâm ta là sự độc ác, tàn nhẫn, và những hình ảnh trong phim đã khơi gợi lên sự khoái cảm đến từ những phần xấu xa tiềm ẩn của chúng ta mà chúng ta không hề ý thức được. Thời cổ đại, đấu trường La Mã xây nên cũng vì lẽ đó. Ngày nay, người ta tìm ra 1 cách an toàn hơn những cảnh giác đấu, đó là làm phim kinh dị. Bạo lực và kinh sợ đi với nhau như hình với bóng, yếu tố ma quái chỉ là sân khấu cho bạo lực trình diễn mà thôi.
Đa số phim kinh dị đều có đổ máu, những cảnh tra tấn dã man và hành vi giết người tàn bạo, xin nhấn mạnh, con người là nạn nhân chính trong phim kinh dị, chẳng có phim nào dùng chó gà heo bò bị chọc tiết để đưa vào kịch bản cả, chính con người bị giết, nhất là những cô gái yếu đuối, họ hoảng sợ, bị săn đuổi, bị giết hại và chúng ta thích thú khi xem điều đó.
Ví du tiêu biểu cho lập luận trên, là dòng phim cấp III của đạo diễn Vương Tinh ở Hong Kong, trong đó bạo lực bị đẩy đến cực độ và không còn chỗ cho luân thường đạo lý nữa. Các bạn còn nhớ phim « Untold story », tên gốc là : Bát tiên phạn tiệm-Nhân nhục xá xíu bao ; hay « bánh bao nhân thịt người « , trong đó có những cảnh mô tả chi tiết hết sức ghê rợn như xẻ thịt người làm bánh, giết trẻ con, tra tấn chổ kín phụ nữ bằng đũa tre. Những chi tiết đó có ý nghĩa gì không ngoài mục đích đánh thức thú tính của khán giả. Huỳnh thu Sinh đã khởi nghiệp trong vai tên giết người biến thái tàn nhẫn cực độ đó, và đoạt giải Kim Mã nam diễn viên xuất sắc nhất cùng năm. Rõ ràng khi phân tích đánh giá nghệ thuật phải dùng cái đầu lạnh để có thể phân biệt đâu là phim, đâu là đời thực chăng ? Thành công của phim này đã thổi bùng làn sóng phim cấp 3 tràn ngập sau đó, như « Mãn thanh thập đại nhục hình », với những cảnh tra tấn và bạo dâm… Trung Quốc cũng cho ra lò một phim cấp 3, dán mác phim lịch sử nhưng câu khách bằng máu me, đó là phim "Hắc thái Dương", kể chuyện phát xít Nhật tiến hành thí nghiệm trên tù nhân còn sống. Phim này bị cấm chiếu vì hết sức dã man tàn bạo, nghe nói thời đó vì chưa có xảo thuật điện ảnh tân tiến nên đoàn làm phim phải sử dụng những xác người thật, trong đó có xác một em bé để quay những cảnh mổ bụng, moi gan... Rõ ràng châu á luôn đi trước Hollywood về tính sáng tạo đột phá.

hình: cảnh làm thịt người trong "Untold story "
So với phim hành động thường, bạo lưc trong phim kinh dị mang tính trần trụi, quái đản hơn, và chi tiết hơn, nếu trong phim « Bố già «, hay « scarface » máu đổ không ít, thì trong « Ma cây – Evil Dead » hay « Ma đinh – Hell raiser » đầy những cảnh máu me và cắt xẻo, đâm chém, yếu tố ma quái trong những phim kinh dị này chỉ là thứ yếu nhằm có cớ để dẫn đến hành vi bạo lực. Trong những phim Zombie thồi trước và cả thời nay, người ta đã tìm ra lí do để có thể chặt đầu hay bắn vỡ óc một con người, với điều kiện hắn ta bị nhiễm virus và thành zombie, như trong phim « dooms day » hay « Planet terror », zombie chỉ là cái cớ để diễn viên có thể thả sức bắn giết những thân thể người và gây thích thú cho người xem.
Theo dòng thời gian, các bạn hãy để ý một điều là phim kinh dị ngày càng bạo lực hơn, ngày càng bệnh hoạn hơn, điều này chứng minh cho lý thuyết về sự nghiện ngập, vì khán giả đã đưa vào đầu mình quá nhiều cảnh kinh rợn, máu me, họ trở nên « lờn », nên phải tăng liều liên tục cho mức độ máu me trong phim. Cơ quan kiểm duyệt cũng bị chi phối bời sự tăng liều này. Nếu những năm 70, một phim như Hostel làm ra chắc chắn sẽ bị cấm chiếu ! Thế mà ta có thể xem Hostel phần 2, rồi cả « Martyr » mà nội dung không ngoài những cảnh tra tấn bệnh hoạn. Khoảng cuối thập kỉ 70 cũng từng có 1 phim gây sốc khi « đi trước thời đại » kiểu đó và bị cấm chiếu, đó là phim « canibal hollocaust », mô tả cảnh cắt xẻo, moi gan ăn thịt người . Phim này làm quá xuất sắc đến nỗi người ta phải điều tra xem diễn viên nữ bị giết trong phim có thực sự còn sống không ? Ngày nay chắc không ai thắc mắc xem trong phim Hostel diễn viên có bị nhổ răng, cắt xẻo thật không. Khán giả trở nên vô cảm và khó mà dọa được họ với hình ảnh Jason cầm mã tấu và xách cái đầu người trên sông hay con ma đinh da tái nhợt nữa. Những nạn nhân trong phim kinh dị thời nay bị đòi hỏi phải chịu đau đớn và kinh hoàng nhều hơn, đổ nhiều máu hơn để hài lòng khán giả.

Hình: Cannibal Hollocaust: phim kinh dị Ý bị cấm chiếu vì quá dã man
Cuối cùng, xin kết luận là : xem phim kinh dị chính là đang mở cánh cửa ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền lành và tàn nhẫn. Càng xem nhiều phim, ta càng đi xa hơn về bên kia của thế giới đen tối đó. Nếu là 1 người có tâm lý bình thường và lý trí đủ mạnh, chúng ta xem xong có thể tắt tivi, ra khỏi rạp, để quay trở về với phần lương thiện và tốt lành của cá nhân, ta sẽ khóa cánh cửa đó lại và trở về cuộc sống bình thường. Nhưng nếu chúng ta đi lạc quá sâu vào ma giới, sẽ có lúc ta thấy mình không còn là mình nữa, mà mức độ thấp nhất là những hình ảnh ghê rợn đó sẽ ám ảnh ta, làm mất ngủ hay sợ hãi, xa hơn nữa thì ta sẽ trở nên dửng dưng vô cảm với sự đau khổ của con người, hay tìm cách tái hiện lại cảm giác mạnh khi xem những cảnh máu me trong phim.
Vì vậy cho câu hỏi: Việc cấm phổ biến phim kinh dị là đúng hay sai, tôi có thể trả lời là : Đúng ! Nhưng ta có cấm được không ? Câu trả lời là : Không ! Ta không bao giờ cấm được tuyệt đối cái gì, nhất là khi chính bản năng con người là nhu cầu cho thứ phim ảnh đó, có cung tất có cầu. Vấn đề không phải là cấm mà là phải hạn chế chỉ cho phép tiếp xúc với cánh cửa ma giới này những người đủ khôn ngoan, đủ lý trí và nếu họ tự nguyện tìm đến và trả tiền cho thú vui của họ thì tại sao không cho phép chứ ?
Chỉnh sửa lần cuối: