Thanksforsharing
Moderator
So với nhiều thập niên trước, chính phủ Trung Quốc hiện đã dần dần từng bước nới lỏngt sự kiểm soát của mình trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng đừng tưởng lầm, Bắc Kinh vẫn đang nắm chặt chẽ quyền kiểm soát công nghệ cũng như quyền truy cập đến phương tiện truyền thông. Nhận việc gần đây Trung Quộc chặn người dân mình truy cập vào Gmail, xin giới thiệu tới các bạn tám thứ mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở Trung Quốc, để lỡ các bạn được phước lộc mà bị du lịch hay phải làm ăn bên nước bạn cũng biết trước mà chống đỡ, còn các bạn khác thì cũng biết hiện tình cái nước sát nách của mình người ta như thế nào.
Twitter
Cũng giống như Việt Nam, sự thay đổi đang được tiến hành cách rầm rộ ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo tại đây đã hứa hẹn một tương lai nước họ - thông qua một loạt các cuộc cải cách kinh tế đang được tiến hành - sẽ đóng một vai trò quyết định đối với thị trường trong nền kinh tế toàn cầu, Thế nhưng trong nhiều lĩnh vực khác, người ta thấy vẫn còn những chặng đường dài đầy chông gai để đi.
Đó là ở Trung Quốc bạn hãy thử sử dụng Twitter xem? Vô phương!
Mạng truyền thông xã hội nổi tiếng thế giới này không thể được truy cập từ Đại lục vì bị chặn bởi cái gọi là “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall) của chính phủ Trung Quốc, Đây là một dự án chuyên thực hiện công tác kiểm duyệt được thành lập và hoạt động hơn một thập kỷ của Đảng cầm quyền.
Thật ra thì cũng có hàng ngàn các trang web khác nữa không thể được xem (truy cập) từ bên trong Trung Quốc, nhưng bởi vì Twitter quá nổi tiếng trong mạng xã hội trên thế giới nên nó đã thu hút sự chú ý cách đặc biệt từ nhà kiểm duyệt của nước này.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đã mất bình tĩnh đặc biệt bởi vai trò mạnh mẽ của thứ phương tiện truyền thông xã hội này trong mùa xuân Ả Rập và cuộc cách mạng Xanh 2009 tại Iran, do đó họ đã quyết định chặn cho nhanh và luôn!
Google
Gmail là dịch vụ Google mới nhất bị hạn chế bởi những người kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Những dịch vụ khác của Google bao gồm dịch vụ tìm kiếm Search, Sites, Picasa và YouTube cũng đang bị gián đoạn nghiêm trọng tại đây theo các tiết lộ của công ty.
Thật ra, trong nhiều năm qua nếu các bạn ai rành về tin tức công nghệ cũng biết, Google và Bắc Kinh đã và đang có tranh cãi nảy lửa về nhiều vấn đề trong kiểm duyệt. Còn nhớ, trong năm 2010, Google đã chuyển hướng lưu lượng truy cập tìm kiếm Google từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông để thoát ra khỏi bàn tay kiểm duyệt đầy lông lá của chính phủ nước đông dân nhất thế giới này như là một bước khởi đầu cho việc rút ra khỏi thị trường này. Và kể từ đó các mối quan hệ giữa đôi bên đã được cải thiện rất ít.
Người sử dụng hiện nay được xác nhận là họ vẫn có thể truy cập Gmail bằng cách luồn lách sử dụng một mạng riêng ảo (VPN) với một khoản phí cho các thuê bao để phá vỡ Vạn lý tường lửa.
Trong khi đó, các trang web streaming video như Youku, Sohu và iQiyi hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc. Và dĩ nhiên những dạng “cây nhà lá vườn” này phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ chính phủ Trung ương.
Facebook
Tới đây chắc có người sẽ hỏi: Vậy Facebook thì sao?
Xin thưa, Trung Quốc đã kéo màn, tắt đèn, đóng cửa Facebook từ năm 2009 rồi. Từ đó cho tới nay không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh có kế hoạch khôi phục lại quyền truy cập vào mạng truyền thông xã hội nổi tiếng mang tính toàn cấu của Mỹ này.
Một số nhà phân tích theo dõi các lệnh cấm cho rằng việc cấm đoán xảy ra vào lúc cao trào của cuộc bạo loạn nổ ra vào tháng Bảy năm đó giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán ở khu vực phía tây bất ổn của Tân Cương.
Nhưng những người khác nhẹ nhàng hơn (né chính trị) thì trích dẫn đến một động cơ khác đó là việc bảo hộ thương mại.
Công bằng mà nói, Trung Quốc cũng cho phép các mạng truyền thông xã hội trong nước được phép hoạt động tại các quốc gia đông dân này nhằm giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước. Tuy nhiên, những mạng xã hội này chịu rất nhiều sự kiểm duyệt cũng như bị “chỉ đạo” hoặc “định hướng” từ “trên”.
Với đa số người dân trong nước họ đành chấp nhận thôi vì đây là một thực tế của cuộc sống. Tuy nhiên với các hãng công nghệ phương Tây họ tuyệt đối không bao giờ chấp nhận quyền tự do thông tin bị xâm hại nghiệm trong như vậy. Bởi đó là một trong những tiêu chí sống còn, là “cần câu cơm” của họ. Bởi khi họ từ bỏ cái quyền ấy, hàng triệu triệu người dùng trên thế giới sẽ quay lưng với họ. Có lẽ khi đó họ còn khốn khổ khốn nạn hơn!
Phim nước ngoài
Những người kiểm duyệt tại Trung Quốc chỉ cho phép 34 phim nước ngoài được chiếu tại các rạp mỗi năm, đồng thời hạn chế truy cập vào các bộ phim bom tấn mới nhất của Hollywood.
Để được coi là những bộ phim đã được phê duyệt, chúng vẫn phải đối mặt với bàn tay sắt của bộ phận kiểm duyệt thuộc chính phủ. Họ cắt bất cứ điều gì Đảng cho là có mầm mống chỉ trích hoặc phá rối.
Các khán giả Trung Quốc yêu thích phim nước ngoài nói chung và phim của Hollywood nói riêng đang ngày đêm thỉnh cầu chính phủ (theo cơ chế xin – cho) mong được điều chỉnh để họ mở rộng hạn ngạch cho phim nước ngoài được phép chiếu tại đây.
Mặc dù có lợi thế thương mại (do thiếu vắng đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài), các nhà làm phim Trung Quốc đã và vẫn phải tiếp tục cụng đầu với Bắc Kinh về vấn đề kiểm duyệt. Được biết Trung Quốc đã bất ngờ dành lời khen ngợi cho đạo diễn Đài Loan Ang Lee khi ông đoạt giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất trong năm 2005. Thế nhưng mỉa mai thay bộ phim của ông, Brokeback Mountain, chưa bao giờ được phép chính thức trình chiếu ở Trung Quốc.
Sòng bạc
Bắc Kinh cấm đánh bạc vào năm 1949, và sòng bạc không được phép hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có lẫn bình dân thể hiện thái độ hướng đến thứ trò chơi may rủi này, một trò chơi truyền thống có từ hàng ngàn năm trên đất nước họ.
Ngày hôm nay, các lệnh cấm dường như đã không ngăn chặn được các hình thức kinh doanh cờ bạc biến tướng tại Trung Quốc từ việc thiết lập các hoạt động cờ bạc ngầm cho đến các trò xổ số kín đáo theo nhóm.
Chính sách cấm đoán này cũng được cho là đã làm tăng lên số lượng của các sòng bạc hoạt động ngoài tầm với của Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất của những vùng lãnh thổ này là Macau nơi mà người ta tự hào có một ngành công nghiệp bài bạc lớn hơn so với Las Vegas đến bảy lần!
Websites
Bắc Kinh được cho là có khả năng ngăn chặn truy cập vào hàng ngàn các trang web ở bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn. Nó bao gồm từ các mạng truyền thông xã hội cho đến các trang web máy chủ có nội dung khiêu dâm.
Kiểm duyệt cũng triệt để cấm người dùng Internet tại Trung Quốc truy cập vào các trang web chỉ trích Đảng Cộng sản hoặc giải quyết các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền.
Kết quả tìm kiếm và ngay cả các cuộc tán gẫu trên mạng truyền thông xã hội cũng bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Từ đó buộc người sử dụng Internet Trung Quốc phải thông minh tìm ra một ngôn ngữ thay thế khác để thảo luận về các tin tức hoặc các sự kiện lịch sử như cuộc biểu tình Thiên An Môn và sự đàn áp tàn khốc lúc đó.
Với sự tồn tại của một guồng máy kiểm duyệt cực lớn họat động do ngân sách nhà nước là tiền do nhân dân đóng và được mệnh danh là Great Firewall, người dân Trung Quốc buộc phải sử dụng mạng riêng ảo hoặc proxy như là cách duy nhất và an toàn để có thể truy cập vào các trang web bị cấm đoán.
Sách
Tổng cục Báo chí và Xuất bản chịu trách nhiệm kiểm duyệt tất cả các cuốn sách trước khi chúng được xuất bản ở Trung Quốc, và sự kiểm duyệt này của Trung Quốc là quy trình bắt buộc.
Những lời lẽ chỉ trích liên quan đến quyền con người, Tây Tạng hay Đảng Cộng sản đều bị giới hạn tối đa. Đừng nói chi những điều ấy, ngay cả báo cáo về sự giàu có của quan chức Trung Quốc cũng bị cấm nốt.
Các nhà xuất bản dù là vô tình hay cố ý phạm vào các quy tắc trên sẽ lập tức bị đóng cửa. Chỉ có một lựa cho các tác giả tại Trung Quốc: Đồng ý để bị kiểm duyệt hay là đứa con tinh thần của mình vĩnh viễn không có cơ hội đến với 1,4 tỉ độc giả tiềm năng.
Nếu bạn đến Trung Quốc chỉ có hai loại sách cho bạn đọc Hoặc là sách được nhập lậu vào Trung Quốc từ khu vực tự trị bao gồm cả Hồng Kông, nơi các nhà xuất bản có quyền tự do hơn. Hoặc là (giống như ở Việt Nam) sách từ các nhà sách trong thành phố tràn lan với đủ mọi thứ không đâu vớ vẩn trên cõi đời từ chủ tịch Tập Cận Bình đến nạn đói tàn phá Trung Quốc đã giết chết lên tới 45 triệu người trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt.
Snapchat
Chả phải chỉ có Facebook và Twitter là mạng truyền thông xã hội bị xui chặn ở Trung Quốc. Người dùng Trung Quốc cũng không thể truy cập vào Snapchat nốt.
Giữ chân, níu áo, đá nguội, câu giờ để kiềm chế các công ty phương Tây cũng là cách để đưa ra các công ty công nghệ cao của Trung Quốc có nhiều thời gian ăn cắp ý tưởng để phát triển mạng lưới của riêng mình.
Ngày nay ta có thể thấy các nền tảng tương tự nhưng đậm chất “cây nhà lá vườn” đang nở rộ như nấm sau mưa tại Trung Quốc.
Weibo và WeChat đang khoe hiện có hàng trăm triệu người sử dụng.

Cũng giống như Việt Nam, sự thay đổi đang được tiến hành cách rầm rộ ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo tại đây đã hứa hẹn một tương lai nước họ - thông qua một loạt các cuộc cải cách kinh tế đang được tiến hành - sẽ đóng một vai trò quyết định đối với thị trường trong nền kinh tế toàn cầu, Thế nhưng trong nhiều lĩnh vực khác, người ta thấy vẫn còn những chặng đường dài đầy chông gai để đi.
Đó là ở Trung Quốc bạn hãy thử sử dụng Twitter xem? Vô phương!
Mạng truyền thông xã hội nổi tiếng thế giới này không thể được truy cập từ Đại lục vì bị chặn bởi cái gọi là “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall) của chính phủ Trung Quốc, Đây là một dự án chuyên thực hiện công tác kiểm duyệt được thành lập và hoạt động hơn một thập kỷ của Đảng cầm quyền.
Thật ra thì cũng có hàng ngàn các trang web khác nữa không thể được xem (truy cập) từ bên trong Trung Quốc, nhưng bởi vì Twitter quá nổi tiếng trong mạng xã hội trên thế giới nên nó đã thu hút sự chú ý cách đặc biệt từ nhà kiểm duyệt của nước này.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đã mất bình tĩnh đặc biệt bởi vai trò mạnh mẽ của thứ phương tiện truyền thông xã hội này trong mùa xuân Ả Rập và cuộc cách mạng Xanh 2009 tại Iran, do đó họ đã quyết định chặn cho nhanh và luôn!

Gmail là dịch vụ Google mới nhất bị hạn chế bởi những người kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Những dịch vụ khác của Google bao gồm dịch vụ tìm kiếm Search, Sites, Picasa và YouTube cũng đang bị gián đoạn nghiêm trọng tại đây theo các tiết lộ của công ty.
Thật ra, trong nhiều năm qua nếu các bạn ai rành về tin tức công nghệ cũng biết, Google và Bắc Kinh đã và đang có tranh cãi nảy lửa về nhiều vấn đề trong kiểm duyệt. Còn nhớ, trong năm 2010, Google đã chuyển hướng lưu lượng truy cập tìm kiếm Google từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông để thoát ra khỏi bàn tay kiểm duyệt đầy lông lá của chính phủ nước đông dân nhất thế giới này như là một bước khởi đầu cho việc rút ra khỏi thị trường này. Và kể từ đó các mối quan hệ giữa đôi bên đã được cải thiện rất ít.
Người sử dụng hiện nay được xác nhận là họ vẫn có thể truy cập Gmail bằng cách luồn lách sử dụng một mạng riêng ảo (VPN) với một khoản phí cho các thuê bao để phá vỡ Vạn lý tường lửa.
Trong khi đó, các trang web streaming video như Youku, Sohu và iQiyi hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc. Và dĩ nhiên những dạng “cây nhà lá vườn” này phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ chính phủ Trung ương.

Tới đây chắc có người sẽ hỏi: Vậy Facebook thì sao?
Xin thưa, Trung Quốc đã kéo màn, tắt đèn, đóng cửa Facebook từ năm 2009 rồi. Từ đó cho tới nay không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh có kế hoạch khôi phục lại quyền truy cập vào mạng truyền thông xã hội nổi tiếng mang tính toàn cấu của Mỹ này.
Một số nhà phân tích theo dõi các lệnh cấm cho rằng việc cấm đoán xảy ra vào lúc cao trào của cuộc bạo loạn nổ ra vào tháng Bảy năm đó giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán ở khu vực phía tây bất ổn của Tân Cương.
Nhưng những người khác nhẹ nhàng hơn (né chính trị) thì trích dẫn đến một động cơ khác đó là việc bảo hộ thương mại.
Công bằng mà nói, Trung Quốc cũng cho phép các mạng truyền thông xã hội trong nước được phép hoạt động tại các quốc gia đông dân này nhằm giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước. Tuy nhiên, những mạng xã hội này chịu rất nhiều sự kiểm duyệt cũng như bị “chỉ đạo” hoặc “định hướng” từ “trên”.
Với đa số người dân trong nước họ đành chấp nhận thôi vì đây là một thực tế của cuộc sống. Tuy nhiên với các hãng công nghệ phương Tây họ tuyệt đối không bao giờ chấp nhận quyền tự do thông tin bị xâm hại nghiệm trong như vậy. Bởi đó là một trong những tiêu chí sống còn, là “cần câu cơm” của họ. Bởi khi họ từ bỏ cái quyền ấy, hàng triệu triệu người dùng trên thế giới sẽ quay lưng với họ. Có lẽ khi đó họ còn khốn khổ khốn nạn hơn!
Phim nước ngoài

Những người kiểm duyệt tại Trung Quốc chỉ cho phép 34 phim nước ngoài được chiếu tại các rạp mỗi năm, đồng thời hạn chế truy cập vào các bộ phim bom tấn mới nhất của Hollywood.
Để được coi là những bộ phim đã được phê duyệt, chúng vẫn phải đối mặt với bàn tay sắt của bộ phận kiểm duyệt thuộc chính phủ. Họ cắt bất cứ điều gì Đảng cho là có mầm mống chỉ trích hoặc phá rối.
Các khán giả Trung Quốc yêu thích phim nước ngoài nói chung và phim của Hollywood nói riêng đang ngày đêm thỉnh cầu chính phủ (theo cơ chế xin – cho) mong được điều chỉnh để họ mở rộng hạn ngạch cho phim nước ngoài được phép chiếu tại đây.
Mặc dù có lợi thế thương mại (do thiếu vắng đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài), các nhà làm phim Trung Quốc đã và vẫn phải tiếp tục cụng đầu với Bắc Kinh về vấn đề kiểm duyệt. Được biết Trung Quốc đã bất ngờ dành lời khen ngợi cho đạo diễn Đài Loan Ang Lee khi ông đoạt giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất trong năm 2005. Thế nhưng mỉa mai thay bộ phim của ông, Brokeback Mountain, chưa bao giờ được phép chính thức trình chiếu ở Trung Quốc.
Sòng bạc

Bắc Kinh cấm đánh bạc vào năm 1949, và sòng bạc không được phép hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có lẫn bình dân thể hiện thái độ hướng đến thứ trò chơi may rủi này, một trò chơi truyền thống có từ hàng ngàn năm trên đất nước họ.
Ngày hôm nay, các lệnh cấm dường như đã không ngăn chặn được các hình thức kinh doanh cờ bạc biến tướng tại Trung Quốc từ việc thiết lập các hoạt động cờ bạc ngầm cho đến các trò xổ số kín đáo theo nhóm.
Chính sách cấm đoán này cũng được cho là đã làm tăng lên số lượng của các sòng bạc hoạt động ngoài tầm với của Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất của những vùng lãnh thổ này là Macau nơi mà người ta tự hào có một ngành công nghiệp bài bạc lớn hơn so với Las Vegas đến bảy lần!
Websites

Bắc Kinh được cho là có khả năng ngăn chặn truy cập vào hàng ngàn các trang web ở bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn. Nó bao gồm từ các mạng truyền thông xã hội cho đến các trang web máy chủ có nội dung khiêu dâm.
Kiểm duyệt cũng triệt để cấm người dùng Internet tại Trung Quốc truy cập vào các trang web chỉ trích Đảng Cộng sản hoặc giải quyết các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền.
Kết quả tìm kiếm và ngay cả các cuộc tán gẫu trên mạng truyền thông xã hội cũng bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Từ đó buộc người sử dụng Internet Trung Quốc phải thông minh tìm ra một ngôn ngữ thay thế khác để thảo luận về các tin tức hoặc các sự kiện lịch sử như cuộc biểu tình Thiên An Môn và sự đàn áp tàn khốc lúc đó.
Với sự tồn tại của một guồng máy kiểm duyệt cực lớn họat động do ngân sách nhà nước là tiền do nhân dân đóng và được mệnh danh là Great Firewall, người dân Trung Quốc buộc phải sử dụng mạng riêng ảo hoặc proxy như là cách duy nhất và an toàn để có thể truy cập vào các trang web bị cấm đoán.
Sách

Tổng cục Báo chí và Xuất bản chịu trách nhiệm kiểm duyệt tất cả các cuốn sách trước khi chúng được xuất bản ở Trung Quốc, và sự kiểm duyệt này của Trung Quốc là quy trình bắt buộc.
Những lời lẽ chỉ trích liên quan đến quyền con người, Tây Tạng hay Đảng Cộng sản đều bị giới hạn tối đa. Đừng nói chi những điều ấy, ngay cả báo cáo về sự giàu có của quan chức Trung Quốc cũng bị cấm nốt.
Các nhà xuất bản dù là vô tình hay cố ý phạm vào các quy tắc trên sẽ lập tức bị đóng cửa. Chỉ có một lựa cho các tác giả tại Trung Quốc: Đồng ý để bị kiểm duyệt hay là đứa con tinh thần của mình vĩnh viễn không có cơ hội đến với 1,4 tỉ độc giả tiềm năng.
Nếu bạn đến Trung Quốc chỉ có hai loại sách cho bạn đọc Hoặc là sách được nhập lậu vào Trung Quốc từ khu vực tự trị bao gồm cả Hồng Kông, nơi các nhà xuất bản có quyền tự do hơn. Hoặc là (giống như ở Việt Nam) sách từ các nhà sách trong thành phố tràn lan với đủ mọi thứ không đâu vớ vẩn trên cõi đời từ chủ tịch Tập Cận Bình đến nạn đói tàn phá Trung Quốc đã giết chết lên tới 45 triệu người trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt.
Snapchat

Chả phải chỉ có Facebook và Twitter là mạng truyền thông xã hội bị xui chặn ở Trung Quốc. Người dùng Trung Quốc cũng không thể truy cập vào Snapchat nốt.
Giữ chân, níu áo, đá nguội, câu giờ để kiềm chế các công ty phương Tây cũng là cách để đưa ra các công ty công nghệ cao của Trung Quốc có nhiều thời gian ăn cắp ý tưởng để phát triển mạng lưới của riêng mình.
Ngày nay ta có thể thấy các nền tảng tương tự nhưng đậm chất “cây nhà lá vườn” đang nở rộ như nấm sau mưa tại Trung Quốc.
Weibo và WeChat đang khoe hiện có hàng trăm triệu người sử dụng.