Định nghĩa về điều tốt là một việc không khó làm
Cái khó là phân biệt được cái tốt với vẻ đẹp của cái ác.
Hôm nay câu chuyện của chúng ta sẽ xoay quanh một thể loại phim đặc biệt, đó là phim về thế giới tội ác có tổ chức, trong đó vai chính hay người hùng là những ông trùm ma túy và bọn trộm cướp. Chủ đề này hơi nghịch lý và không thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang ở độ tuổi mà hàng tuần phải viết những bài văn kết thúc bằng câu: Em xin hứa cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi và người có ích cho xã hội... hay những thứ đại loại như vậy, thì bạn không cần đọc tiếp bài viết này.
Trong cuốn sách triết học Lost Paradise, quỷ Satan được mô tả như một thiên thần rất đẹp và hết sức thông minh. Trong thực tế, không phải lúc nào cái ác cũng khoác áo choàng đen và mang nanh vuốt cho chúng ta nhận ra.
Tôi tin là một nền điện ảnh hướng tới giá trị nhân bản phải biết cách tiếp cận và mô tả cái ác với bản chất thực của nó cho khán giả xem phim hiểu và phân biệt được đâu là cái xấu đâu là điều tốt. Rất tiếc phải nói là ở VN chúng ta chưa bao giờ đi đến gần sự thực về cái ác trong phim ảnh, tất cả chỉ là khái niệm và ước lệ...
Điện ảnh Mỹ đã làm được điều đó, khi cho ra đời những bộ phim kinh điển về băng đảng, xã hội đen, mafia và trộm cướp giết chóc dưới góc nhìn của chính những kẻ ác chứ không phải dưới cái nhìn phán xét của xã hội.
Trong báo Nhân dân những năm 60, có một bài phê phán nền điện ảnh (tư bản) Mỹ là suy đồi, trụy lạc trong đó có nói rằng hơn 90% phim ảnh Mỹ hằng năm có nội dung về những vụ giết người cướp bóc (ngày nay chắc cũng vậy thôi). Suy ra là điện ảnh cách mạng tiến bộ thì không thể có phim về cái ác, về xã hội đen như thế được. Có phải như vậy là tốt không ?
Trong phim ảnh Việt nam, hình ảnh muôn đời về những tay trùm xã hội đen là những lão già mặt mũi bặm trợn, râu xồm xoàm, cặp mắt gian xảo, đeo kính đen sì, đóng bởi vài khuôn mặt quen thuộc như Lý Huỳnh, Lê Cung Bắc... Tất cả đều lộ rõ vẻ dữ và ác , nhưng không bao giờ ta hiểu được bên trong cái đầu ấy và cặp kính đen sì đó có những suy nghĩ gì, chưa bao giờ ta hiểu được cuộc đời của những ông trùm đó và nhân cách của họ. Vai phản diện và những ông trùm trong phim VN chỉ có vai trò là ngồi hút thuốc, la hét chỉ đạo bọn đàn em và phải nhanh chóng giơ tay đầu hàng chiến sĩ công an Lý Hùng (đẹp trai). Chấm hết ! tất cả chỉ có thế. Đó không phải là kẻ ác, mà chỉ là những con rối và bức tượng tô vẽ không hơn.
Trong khi đó, phim Mỹ cho ta thấy cái ác đang sống, ăn, nói, hít thở và suy nghĩ, chúng điềm tĩnh và vui vẻ hứng thú nói chuyện về những điều ác chúng làm, chúng có cá tính mạnh mẽ và có nguyên tắc. Chúng có một số phận, biết yêu biết ghét và đau khổ như mọi con người khác. Và ta nhận rõ đâu là gốc rễ của tội ác và điều ác từ những con người thực như thế.
Đó là bố già Don Vito Corlleon (God Father 1) với dáng vẻ chậm chạp, lạnh lùng vô cảm nhưng mưu mô khủng khiếp và trái tim như lò lửa, đó là gã lưu manh Scarface dữ tợn hay ông trùm con Micheal Corleon (Godfather 1,3) không từ một tội ác nào và luôn giữ vẻ mặt điềm tĩnh và vô cảm đến ghê rợn, một tay anh chị Tommy De Vito (Good Fellas) xấc láo và tàn bạo, tay trùm ma túy và trộm cướp Henry Hill ranh mãnh (Good Fellas), tay trùm buôn lậu vũ khí Do thái Yuri Orlov tham lam, khôn ngoan và thích triết lý (Lord of War) một Beat Takeshi -Otomo mặt trơ trơ, khù khờ nhưng tàn bạo và độc ác như quỷ dữ, một ông trùm ma túy da đen Frank Lucas (American gangster), tay anh chị đào hoa Amsterdam Vallon (Gangs of Newyork)...
Danh sách còn rất dài, nhưng những nhân vật trên đều có mẫu số chung là những kẻ khôn ngoan và hết sức nguy hiểm vì sự độc ác, ích kỉ của chúng. Nhưng về mặt nghệ thuật, tất cả những vai diễn trên thể hiện tài năng siêu đẳng và ghi dấu thành công rực rỡ của những diễn viên thủ vai. Để diễn tả được nhân cách của những vai ác này là vô cùng khó, có những kẻ ác hung dữ (Scarface), Frank White (King of newyork), có những kẻ ác trơ trơ như gỗ đá (bố già Corleone, Beat Takeshi), có kẻ ác vui nhộn (chú hề trong Batman, Tommy De Vito, Henry Hill) và có kẻ ác hào hoa phong nhã, lịch thiệp (tên cướp John Dillinger trong Public Enemy)... Có vẻ như hành động bạo lực (đâm chém, lăn xả, bắn súng...) chỉ là trò đơn giản nhất với những vai diễn này. ể tả được cái ác, các diễn viên phải diễn bằng ánh mắt, trong mắt họ phải có lửa, có sự tham lam, sự xảo quyệt, và sự căm thù, sự xúc động... Cái nhìn lạnh lẽo đầy đe dọa của Micheal Corleone, cái nhếch môi của Beat Takeshi trở thành dấu ấn vô giá của hình ảnh về cái ác trong phim ảnh.
Ngược với phim ảnh VN, phim ảnh về tội ác Mỹ không đề cao vai trò người cảnh sát. Thật vậy, tội ác đi đến một mức độ hoàn hảo tự nó sẽ tạo ra quyền lực và vỏ bọc mà pháp luật và cảnh sát không thể làm gì nổi, nhưng dưới bầu trời và sự phán xét của xã hội, của lương tâm, cái ác vẫn là cái ác. Tiếp cận cái ác và cắt xẻ mô tả phân tích về nó trong phim ảnh là cách duy nhất đấu tranh tiêu diệt chúng, vì khi khán giả xem, hiểu và cảm nhận được, họ sẽ xa lánh cái ác và không làm điều ác.
Phim ảnh về tội phạm có giá trị phải cho ta thấy quá trình tha hóa và tuột dốc của một con người từ chỗ bình thường đi đến thái cực độc ác và xấu xa. trong phim Good Fellas, bằng giọng kể vui nhộn của tên trùm henry Hill, ta thấy rõ cái ác không tự nhiên sinh ra, nó bắt nguồn từ ngay trong gia đình, trong khu phố, khi một đứa bé con nghịch ngợm, rơi vào vòng tay của băng nhóm tội phạm, nơi nó thấy (méo mó) về vẻ đẹp huy hoàng của thế giới ngầm, thấy cuộc sống của những ông trùm mà nó gọi là "những kẻ thông thái" và cuộc đời đen tối đó dạy nó biết cách trở thành trùm ma túy.
Phim ảnh về tội phạm có giá trị không đi đến mức cực đoan và ước lệ khi mô tả về cái ác. Những tay trùm là những con người, biết yêu, biêt khóc và có những nét đẹp kì lạ với những nguyên tắc về danh dự, tình bạn, tình huynh đệ, tính nghĩa hiệp... dù đó là những tình cảm ích kỉ nhất, nhưng chúng rất thực. Các bố già đều có một tình yêu (trong đó tuổi trẻ và tình yêu lãng mạn của bố già Corleone còn được tô điểm bằng giai điệu tuyệt vời của âm nhạc), bố già có gia đình, yêu vợ con, và bảo vệ những người yếu thế, thân thuộc. Thật khó để phân biệt điều tốt và vẻ đẹp của cái ác. Rõ ràng ta biết Micheal Corleone là một con quỷ máu lạnh, nhưng ta không thể chối cãi tình yêu cao cả và khao khát hướng thiện của hắn. Bi kịch trong lòng của những bố già, ông trùm làm nên giá trị của bộ phim. Chúng cho ta thấy chỉ có hành vi ác độc chứ không có con người độc ác.
Trong cuộc chiến chống cái ác, không gì hiệu quả hơn là cho khán giả thấy sự thật là kết cục của kẻ ác không bao giờ tốt đẹp, gieo gió sẽ gặt bão, cái xấu sẽ bị tàn lụi. Trong tất cả phim về tội phạm đều có chung một kết cục như vậy. Trong phim Outrage, thế giới băng đảng Yakuza hoàn toàn đen tối, nó là một chuỗi những mưu mô hèn hạ tiêu diệt lẫn nhau giữa các ông trùm, kẻ chơi súng sẽ chết vì súng, lần lượt tất cả những kẻ đi vào thế giới ngầm chỉ còn con đường chết.
Trong phim Casino, đạo diễn Martin Scorese cho ta thấy vòng quay của số phận của những tay trùm mafia, từ cảnh rực rỡ huy hoàng tràn ngập đèn màu và đô la, gái đẹp đến chỗ những cuộc thanh toán đẫm máu và man rợ vào cuối phim, không chỉ những tay trùm bị giết mà cả gia đình họ cũng bị thủ tiêu như ta thấy cha con của tên ma giáo Santoro có một kết cục bi thảm. Bố già Micheal Corleone chết gục trong cô đơn lạnh lẽo, mất tất cả những gì quí nhất, như một sự trừng phạt ghê gớm nhất đối với hắn, Scarface bị chết thảm, Yuri Orlov mất đứa em trai và bị bắt, Frank Costello (Departed) bị bắn chết... tất cả chứng tỏ cho ta thấy rằng tội ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt, nợ máu không chỉ phải đền bằng máu, mà sự trừng phạt còn khủng khiếp hơn rất nhiều về mặt tinh thần, đó là cái giá phải trả cho những kẻ đánh đổi linh hồn để chạy theo đồng tiền và quyền lực.
Đó mới thực sự là cách mô tả về cái ác, rất đẹp, mà cũng rất dữ dội. Một tư duy làm phim mà không biết bao giờ kịch bản điện ảnh Việt nam mới có được.
Cái khó là phân biệt được cái tốt với vẻ đẹp của cái ác.
Hôm nay câu chuyện của chúng ta sẽ xoay quanh một thể loại phim đặc biệt, đó là phim về thế giới tội ác có tổ chức, trong đó vai chính hay người hùng là những ông trùm ma túy và bọn trộm cướp. Chủ đề này hơi nghịch lý và không thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang ở độ tuổi mà hàng tuần phải viết những bài văn kết thúc bằng câu: Em xin hứa cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi và người có ích cho xã hội... hay những thứ đại loại như vậy, thì bạn không cần đọc tiếp bài viết này.

Trong cuốn sách triết học Lost Paradise, quỷ Satan được mô tả như một thiên thần rất đẹp và hết sức thông minh. Trong thực tế, không phải lúc nào cái ác cũng khoác áo choàng đen và mang nanh vuốt cho chúng ta nhận ra.
Tôi tin là một nền điện ảnh hướng tới giá trị nhân bản phải biết cách tiếp cận và mô tả cái ác với bản chất thực của nó cho khán giả xem phim hiểu và phân biệt được đâu là cái xấu đâu là điều tốt. Rất tiếc phải nói là ở VN chúng ta chưa bao giờ đi đến gần sự thực về cái ác trong phim ảnh, tất cả chỉ là khái niệm và ước lệ...
Điện ảnh Mỹ đã làm được điều đó, khi cho ra đời những bộ phim kinh điển về băng đảng, xã hội đen, mafia và trộm cướp giết chóc dưới góc nhìn của chính những kẻ ác chứ không phải dưới cái nhìn phán xét của xã hội.
Trong báo Nhân dân những năm 60, có một bài phê phán nền điện ảnh (tư bản) Mỹ là suy đồi, trụy lạc trong đó có nói rằng hơn 90% phim ảnh Mỹ hằng năm có nội dung về những vụ giết người cướp bóc (ngày nay chắc cũng vậy thôi). Suy ra là điện ảnh cách mạng tiến bộ thì không thể có phim về cái ác, về xã hội đen như thế được. Có phải như vậy là tốt không ?
Trong phim ảnh Việt nam, hình ảnh muôn đời về những tay trùm xã hội đen là những lão già mặt mũi bặm trợn, râu xồm xoàm, cặp mắt gian xảo, đeo kính đen sì, đóng bởi vài khuôn mặt quen thuộc như Lý Huỳnh, Lê Cung Bắc... Tất cả đều lộ rõ vẻ dữ và ác , nhưng không bao giờ ta hiểu được bên trong cái đầu ấy và cặp kính đen sì đó có những suy nghĩ gì, chưa bao giờ ta hiểu được cuộc đời của những ông trùm đó và nhân cách của họ. Vai phản diện và những ông trùm trong phim VN chỉ có vai trò là ngồi hút thuốc, la hét chỉ đạo bọn đàn em và phải nhanh chóng giơ tay đầu hàng chiến sĩ công an Lý Hùng (đẹp trai). Chấm hết ! tất cả chỉ có thế. Đó không phải là kẻ ác, mà chỉ là những con rối và bức tượng tô vẽ không hơn.
Trong khi đó, phim Mỹ cho ta thấy cái ác đang sống, ăn, nói, hít thở và suy nghĩ, chúng điềm tĩnh và vui vẻ hứng thú nói chuyện về những điều ác chúng làm, chúng có cá tính mạnh mẽ và có nguyên tắc. Chúng có một số phận, biết yêu biết ghét và đau khổ như mọi con người khác. Và ta nhận rõ đâu là gốc rễ của tội ác và điều ác từ những con người thực như thế.
Đó là bố già Don Vito Corlleon (God Father 1) với dáng vẻ chậm chạp, lạnh lùng vô cảm nhưng mưu mô khủng khiếp và trái tim như lò lửa, đó là gã lưu manh Scarface dữ tợn hay ông trùm con Micheal Corleon (Godfather 1,3) không từ một tội ác nào và luôn giữ vẻ mặt điềm tĩnh và vô cảm đến ghê rợn, một tay anh chị Tommy De Vito (Good Fellas) xấc láo và tàn bạo, tay trùm ma túy và trộm cướp Henry Hill ranh mãnh (Good Fellas), tay trùm buôn lậu vũ khí Do thái Yuri Orlov tham lam, khôn ngoan và thích triết lý (Lord of War) một Beat Takeshi -Otomo mặt trơ trơ, khù khờ nhưng tàn bạo và độc ác như quỷ dữ, một ông trùm ma túy da đen Frank Lucas (American gangster), tay anh chị đào hoa Amsterdam Vallon (Gangs of Newyork)...

Danh sách còn rất dài, nhưng những nhân vật trên đều có mẫu số chung là những kẻ khôn ngoan và hết sức nguy hiểm vì sự độc ác, ích kỉ của chúng. Nhưng về mặt nghệ thuật, tất cả những vai diễn trên thể hiện tài năng siêu đẳng và ghi dấu thành công rực rỡ của những diễn viên thủ vai. Để diễn tả được nhân cách của những vai ác này là vô cùng khó, có những kẻ ác hung dữ (Scarface), Frank White (King of newyork), có những kẻ ác trơ trơ như gỗ đá (bố già Corleone, Beat Takeshi), có kẻ ác vui nhộn (chú hề trong Batman, Tommy De Vito, Henry Hill) và có kẻ ác hào hoa phong nhã, lịch thiệp (tên cướp John Dillinger trong Public Enemy)... Có vẻ như hành động bạo lực (đâm chém, lăn xả, bắn súng...) chỉ là trò đơn giản nhất với những vai diễn này. ể tả được cái ác, các diễn viên phải diễn bằng ánh mắt, trong mắt họ phải có lửa, có sự tham lam, sự xảo quyệt, và sự căm thù, sự xúc động... Cái nhìn lạnh lẽo đầy đe dọa của Micheal Corleone, cái nhếch môi của Beat Takeshi trở thành dấu ấn vô giá của hình ảnh về cái ác trong phim ảnh.



Ngược với phim ảnh VN, phim ảnh về tội ác Mỹ không đề cao vai trò người cảnh sát. Thật vậy, tội ác đi đến một mức độ hoàn hảo tự nó sẽ tạo ra quyền lực và vỏ bọc mà pháp luật và cảnh sát không thể làm gì nổi, nhưng dưới bầu trời và sự phán xét của xã hội, của lương tâm, cái ác vẫn là cái ác. Tiếp cận cái ác và cắt xẻ mô tả phân tích về nó trong phim ảnh là cách duy nhất đấu tranh tiêu diệt chúng, vì khi khán giả xem, hiểu và cảm nhận được, họ sẽ xa lánh cái ác và không làm điều ác.
Phim ảnh về tội phạm có giá trị phải cho ta thấy quá trình tha hóa và tuột dốc của một con người từ chỗ bình thường đi đến thái cực độc ác và xấu xa. trong phim Good Fellas, bằng giọng kể vui nhộn của tên trùm henry Hill, ta thấy rõ cái ác không tự nhiên sinh ra, nó bắt nguồn từ ngay trong gia đình, trong khu phố, khi một đứa bé con nghịch ngợm, rơi vào vòng tay của băng nhóm tội phạm, nơi nó thấy (méo mó) về vẻ đẹp huy hoàng của thế giới ngầm, thấy cuộc sống của những ông trùm mà nó gọi là "những kẻ thông thái" và cuộc đời đen tối đó dạy nó biết cách trở thành trùm ma túy.
Phim ảnh về tội phạm có giá trị không đi đến mức cực đoan và ước lệ khi mô tả về cái ác. Những tay trùm là những con người, biết yêu, biêt khóc và có những nét đẹp kì lạ với những nguyên tắc về danh dự, tình bạn, tình huynh đệ, tính nghĩa hiệp... dù đó là những tình cảm ích kỉ nhất, nhưng chúng rất thực. Các bố già đều có một tình yêu (trong đó tuổi trẻ và tình yêu lãng mạn của bố già Corleone còn được tô điểm bằng giai điệu tuyệt vời của âm nhạc), bố già có gia đình, yêu vợ con, và bảo vệ những người yếu thế, thân thuộc. Thật khó để phân biệt điều tốt và vẻ đẹp của cái ác. Rõ ràng ta biết Micheal Corleone là một con quỷ máu lạnh, nhưng ta không thể chối cãi tình yêu cao cả và khao khát hướng thiện của hắn. Bi kịch trong lòng của những bố già, ông trùm làm nên giá trị của bộ phim. Chúng cho ta thấy chỉ có hành vi ác độc chứ không có con người độc ác.
Trong cuộc chiến chống cái ác, không gì hiệu quả hơn là cho khán giả thấy sự thật là kết cục của kẻ ác không bao giờ tốt đẹp, gieo gió sẽ gặt bão, cái xấu sẽ bị tàn lụi. Trong tất cả phim về tội phạm đều có chung một kết cục như vậy. Trong phim Outrage, thế giới băng đảng Yakuza hoàn toàn đen tối, nó là một chuỗi những mưu mô hèn hạ tiêu diệt lẫn nhau giữa các ông trùm, kẻ chơi súng sẽ chết vì súng, lần lượt tất cả những kẻ đi vào thế giới ngầm chỉ còn con đường chết.
Trong phim Casino, đạo diễn Martin Scorese cho ta thấy vòng quay của số phận của những tay trùm mafia, từ cảnh rực rỡ huy hoàng tràn ngập đèn màu và đô la, gái đẹp đến chỗ những cuộc thanh toán đẫm máu và man rợ vào cuối phim, không chỉ những tay trùm bị giết mà cả gia đình họ cũng bị thủ tiêu như ta thấy cha con của tên ma giáo Santoro có một kết cục bi thảm. Bố già Micheal Corleone chết gục trong cô đơn lạnh lẽo, mất tất cả những gì quí nhất, như một sự trừng phạt ghê gớm nhất đối với hắn, Scarface bị chết thảm, Yuri Orlov mất đứa em trai và bị bắt, Frank Costello (Departed) bị bắn chết... tất cả chứng tỏ cho ta thấy rằng tội ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt, nợ máu không chỉ phải đền bằng máu, mà sự trừng phạt còn khủng khiếp hơn rất nhiều về mặt tinh thần, đó là cái giá phải trả cho những kẻ đánh đổi linh hồn để chạy theo đồng tiền và quyền lực.
Đó mới thực sự là cách mô tả về cái ác, rất đẹp, mà cũng rất dữ dội. Một tư duy làm phim mà không biết bao giờ kịch bản điện ảnh Việt nam mới có được.