scotty
Well-Known Member
Lytro vẫn có thể xem là sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ, mặc dù giờ đây mọi tính năng của nó không còn lạ nữa cũng như đã có những đánh giá không cao về chiếc máy ảnh "chụp trước lấy nét sau" này. Nhưng xét về mặt quảng bá và bán ra một sản phẩm độc đáo như Lytro, vẫn còn nhiều điều đáng để tìm hiểu. Hay nói cách khác, nếu đã hiểu mọi tính năng kỹ thuật bên trong cái vỏ hình chữ nhật của Lytro, bạn sẽ làm cách nào để chào bán ra thị trường một thứ khác lạ so với những gì mà người ta đã biết? Đó chính là, Lytro biến mỗi một người dùng thành "chim mồi", hay là người chào hàng. Chuyện đó diễn ra như thế nào?
Một tình huống quen thuộc diễn ra như sau:
Trước tiên, nó khiến người gợi chuyện về nó lúc nào cũng khó có thể nói cho suông sẻ và tự nhiên, và đó là mục đích khiến người ta buộc phải lấy cái máy ảnh Lytro ra và chụp thử một hình. Chính cái hình dáng "khác lạ" của Lytro mới khiến bè bạn và người lạ không cưỡng được mà buộc miệng hỏi: "Nó là của nợ gì thế?". Người dùng chính là "bảng quảng cáo ngoài trời". Sau đó, họ sẽ hỏi người chủ sở hữu Lytro cách hoạt động của thiết bị lạ hoắc này. Người kia thì chắc phải sẵn lòng mà giải thích cho họ về mặt công nghệ bên trong, và nhấn mạnh việc mua chiếc máy ảnh này của mình là cấp tiến, tân thời hay đại loại là thật tuyệt vời. Lúc này, người dùng vô hình chính thức trở thành một người chào hàng miễn phí cho Lytro. Liệu "trò" này có hiệu quả? Tất nhiên là còn có nhiều yếu tố khác để định sự thành công của Lytro, trong đó có mức giá khá "cứng" của nó là $400. Đến lúc này vẫn chưa có cuộc thăm dò chính thức nào để biết có bao nhiêu người tiêu dùng thực sự có nhu cầu và muốn sử dụng nó hay không. Nhưng nói về marketing thì cách trên là một mấu chốt quan trọng, và rất là hay để xem hướng đi của Lytro như là một dạng nghiên cứu tình huống về cách quảng bá chào hàng một sản phẩm công nghệ hoàn toàn mới lạ.
Xem thêm: |