Angus_Bert
Film critic
Panasonic vừa tuyên bố rằng họ đang tiến hành một cuộc cách mạng với những chiếc cảm biến máy ảnh, giúp tăng độ nhạy màu lên gấp đôi với công nghệ mới có tên "Micro Color Splitters".
Có thể sẽ có rất nhiều người không biết rằng thực chất các pixel trên cảm biến máy ảnh bị "mù màu" và nó chỉ có thể thu nhận được thông tin màu sắc với sự giúp đỡ của các tấm lọc màu đặc biệt bao gồm các màu riêng rẽ như đỏ, xanh lá hay xanh dương. Chính thế mà mẫu Leica M Monochrom mới ra mắt thời gian vừa qua lại có thể cho chất lượng ảnh tuyệt vời khi giới hạn lại khả năng xuống còn chụp đen-trắng khi loại bỏ hệ thống Lưới lọc màu (Color Filter Array -CFA) cho phép ánh sáng thu nhận được đầy đủ và không thất thoát. Hệ thống Lưới lọc màu thì giờ cực kì phổ biến và vẫn cho chúng ta chất lượng hình ảnh rất tuyệt vời, nhưng lại có hạn chế khi chỉ thu nhận được một phần nào ánh sáng của hình ảnh lên cảm biến. Phần lớn ánh sáng bị chặn lại bởi các tấm lọc màu - Panasonic nói rằng thông thường lượng ánh sáng bị hao hụt này nằm vào khoảng 50-70%. Nhiếp ảnh thì ánh sáng là thứ quan trọng nhất đúng không, thế mà tại sao những chiếc camera hiện tại lại để lãng phí kì lạ thế nhỉ? ![]() Công nghệ Micro Color Splitters mới của Panasonic thì có một cách lọc màu hoàn toàn mới. Thay vì lọc từng phần màu sắc (dùng nhiều lớp lọc), thì hệ thống mới lại có chức năng như một lăng kính để chia tách ánh sáng thu nhận sang màu đỏ, xanh lá và xanh dương lên các pixel trên cảm biến. Thông tin màu sắc vẫn được thu nhận giống như hệ thống CFA, nhưng theo lí thuyết thì công nghệ này sẽ đảm bảo 100% lượng ánh sáng của hình ảnh. Thế việc thu nhận được 100% ánh sáng này giúp ích gì cho những chiếc máy ảnh? Không dễ để nhận ra nó sẽ giúp việc chụp các bức ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mạnh mẽ hơn rất rất nhiều. Những tác phẩm được tạo ra sẽ có độ nhiễu cực thấp trong điều kiện trên. Panasonic nói rằng Micro Color Splitters có thể tăng độ nhạy sáng của thiết bị lên gấp đôi. Có nghĩa rằng chiếc camera trang bị công nghệ này sẽ cho ảnh có độ nhiễu ở mức ISO 1600 tương đương với một chiếc máy tương tự nhưng trang bị cảm biến lọc màu Bayer ở mức ISO 800. Thật không tưởng. ![]() sự khác biệt sẽ là rất rõ ràng Thêm một điều khiến cho Micro Color Splitters thêm sức bá đạo là có có thể dễ dàng được trang bị lên các cảm biến máy ảnh hiện tại đang dùng công nghệ lọc màu Bayer, vì thế khâu thay đổi công nghệ không cần tiến hành quá phức tạp. Công nghệ mới này sẽ cạnh tranh trực tiếp với cảm biến có trên chiếc máy ảnh Sigma Foveon X3 - sử dụng 3 lớp cảm biến để thu nhận nhiều hơn ánh sáng so với cảm biến Bayer truyền thống. Thứ bất lợi hiển nhiên so với Micro Color Splitters của Foveon chính là Feveon là một loại cảm biến hoàn toàn mới, chứ không phải chỉ là một hệ thống lọc màu mới như công nghệ của Panasonic. Hiện tại vẫn chưa biết được thời điểm ra mắt của công nghệ Micro Color Splitter, nhưng chắc là sẽ sớm thôi. |