Uchiha_Madara
Nghỉ hưu

Girls Generation được tạo ra từ máy chiếu tạo ảnh ảo
Ở Hàn Quốc, một đất nước mà ngành công nghiệp giải trí khổng lồ nằm bên cạnh các tiện ích công nghệ cao, vì vậy nên việc xảy ra một sự hợp nhất giữa hai thứ này là điều đã được dự đoán trước.
Success Museum Entertainment (SM) và Yang Goon Entertainment (YG), hai công ty giải trí hàng đầu của Hàn Quốc đang vươn tầm nhìn của họ đến những cấp độ tiếp theo. Mục tiêu toàn cầu hóa văn hóa Hàn Quốc với việc sử dụng máy chiếu 3D tiên tiến để tạo ra hình ảnh ba chiều thực của các nghệ sĩ. Với một fan hâm mộ Kpop, điều này được đón nhận, nhưng đây có phải là hướng đi chính xác?
[video=youtube;GULSLVmVEAw]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=GULSLVmVEAw[/video]
Có nhiều lý do khiến các công ty sử dụng hình ảnh ba chiều cho mục đích toàn cầu hóa, đẩy mạnh làn sóng Korean. Với lịch trình bận rộn của các thần tượng và chi phí khổng lồ cần thiết để đến các nước khác nhau, các công ty giải trí xem xét giải pháp ba chiều này như là một câu trả lời cho vấn đề đó. Điều này đã được đưa ra như là giả thuyết về một phương pháp kinh tế và hiệu quả hơn trong việc mang các ngôi sao đến với người hâm mộ của họ tại các nơi khác nhau trên thế giới.
[video=youtube;A55JiPWdTmM]http://www.youtube.com/watch?v=A55JiPWdTmM&feature=player_embedded[/video]
SM có kế hoạch tổ chức một concert có tên là "V-Theater", đặc biệt với những màn trình diễn ảo vào tháng 8 này. Nó cuối cùng sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch với kế hoạch mở rộng đã có trong dự án. Còn với YG, họ thậm chí đã thành lập một K-Pop Hologram: YG tại công viên giải trí Everland ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, nơi các cảnh quay ba chiều của PSY ngôi sao nổi tiếng thế giới sẽ được trình diễn vào đầu tháng này.
SM đã được cho là đã thử nghiệm công nghệ này trong cả thập kỷ qua, nhưng công ty chỉ mới tìm thấy thành công trong tháng 1 năm nay với showcase của Girls Generation ở Gangnam cũng như trong một cuộc triển lãm công nghệ ảo được tổ chức vào cuối tháng 8, COEX.
[video=youtube;iyVa-f-wNeM]http://www.youtube.com/watch?v=iyVa-f-wNeM&feature=player_embedded[/video]
Hiện tại, chất lượng âm nhạc và hình ảnh với công nghệ này là một dấu hỏi? Nếu các nghệ sĩ thậm chí không xuất hiện tại các buổi biểu diễn, nó thực sự được coi là chương trình giải trí chất lượng? Nó có thể được phổ biến với một số người, nhưng cá nhân tôi cảm thấy rằng thời gian sẽ đào thải xu thế này. Những người hâm mộ có thể sẽ đón nhận điều này một cách tiêu cực, bác bỏ nó như một số loại chương trình làm tiền. Vấn đền không phải là giá vé bao nhiêu, nhưng tôi sẽ không trả tiền để xem ảnh ảo của thần tượng mình trên sân khấu.
Đây là một công nghệ sáng tạo, công nghệ ba chiều đã được sử dụng trước đây khi làm sống lại huyền thoại âm nhạc một thời. Phiên bản nổi của rapper Tupac và Elvis Presley đã được tạo ra trong vài năm trước và nó có ý nghĩa hơn khi các nghệ sĩ không còn nữa. Vocaloid Hatsune Miku, một thần tượng ba chiều, cũng đã trở nên phổ biến rộng lớn tại Nhật Bản.
Tóm lại, đây là điều tốt để 'làm sống lại' những nghệ sỹ đã chết, nhưng biến nó thành một công cụ để mang thần tượng đi biểu diễn khắp nơi thì khó có thể ủng hộ, khi xem một buổi biểu diễn thực sự với những nghệ sỹ bằng xương bằng thịt sẽ mang lại những trải nghiệm và cảm giác tuyệt vời mà những nghệ sỹ ảo không thể mang lại được.
Nguồn: asia.cnet.com
Chỉnh sửa lần cuối: