Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

quoctrung

Well-Known Member
tuong_thuoc.jpg

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước hy vọng Thủ tướng sẽ nghiên cứu thư và trả lời cho dân rõ, giải quyết tận gốc vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: Lê Hiếu.

Trích thư của tướng Thước gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

'" Trước ý kiến chính đáng của nhiều đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo cao cấp, các lão thành trên các lĩnh vực và dư luận rộng rãi của nhân dân, Thủ tướng đã có Chỉ thị cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các cơ quan chức năng của Chính phủ phải làm rõ vụ việc và xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời rút kinh nghiệm để không xảy ra sự việc tương tự trong cả nước, giữ vững sự ổn định chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Dư luận rất hoan nghênh Chỉ thị của Thủ tướng và hy vọng, sự việc sẽ được giải quyết tận gốc vấn đề nhất là khi BCH trung ương đã có Nghị quyết về những vấn đề cấp bách, về xây dựng Đảng, lại liên quan đến vấn đề đất đai, vấn đề hết sức nóng bỏng đang chiếm trên 70% vụ việc khiếu kiện của cả nước.

Từ kinh nghiệm thực tế của mình khi làm Tư lệnh Quân khu 4 những năm 1990 giải quyết những tranh chấp đất đai, những sai phạm của cán bộ trên địa bàn, tôi xin góp một số ý kiến như sau:

- Sự việc này, nếu xảy ra vào những năm 1990 thì chẳng nói làm gì, nhưng những bài học này cách đây hơn 20 năm đã được Đảng, Nhà nước rút kinh nghiệm từ những vụ việc còn phức tạp hơn nhiều. Nhưng nay, tuy sự việc không đến nỗi phức tạp lắm mà để lại một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đang tác động xấu đến cả nước, đang để kẻ xấu lợi dụng, kích động là không thể chấp nhận được, thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo điều hành của các cấp xã, huyện là quá non nớt, nếu không nói là quá yếu kém, thể hiện tính chất là một bộ máy cường quyền, không đúng với bản chất Nhà nước của dân.

- Sự việc này nếu được giải quyết đến tận gốc, từ nguyên nhân để xảy ra sự việc và xử lý một cách nghiêm minh cả về mặt kỷ luật và pháp luật thì sẽ có tác dụng tốt đối với cả nước, nếu không hậu quả sẽ ngược lại. Bài học đó cách đây đã hơn 20 năm đã được khẳng định.

Xin nêu 2 vụ việc điển hình lúc bấy giờ tại Quân khu 4 để cùng nhau suy nghĩ:

Vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài giữa 2 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An năm 1992, đã tích tụ từ lâu nhưng lãnh đạo địa phương không kiên quyết giải quyết triệt để, dẫn đến tình trạng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND 2 xã huy động lực lượng dân quân vũ trang do 2 xã đội trưởng chỉ huy xây dựng công sự chướng ngại vật hầm hào để bảo vệ vùng đất tranh chấp. Đã xảy ra đấu súng giữa hai bên. Huyện, tỉnh không thể vào tiếp cận được, cán bộ nào vào đều bị bắt giữ, làm tắc nghẽn tê liệt giao thông quốc lộ 1.

Trước tình hình đó, Trung ương khiển trách lãnh đạo tỉnh và chỉ thị giải quyết ngay, bảo đảm thông suốt đường quốc lộ duy nhất Bắc - Nam. Vì sự việc đã quá kéo dài, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Quân khu cho lực lượng thiết giáp ra để dẹp loạn, nếu không trung ương sẽ không để tỉnh yên. Tôi nói rõ với lãnh đạo tỉnh, nếu vài trăm tên địch thì chẳng cần xe tăng thiết giáp, chỉ trong vòng 15 phút tôi sẽ giải quyết ngay. Nhưng đây là dân quân (2 xã 2 đại đội), là dân. Đưa xe tăng ra bắn ai? Chưa nói xe tăng, nếu không may nổ súng chết một người dân thì sự việc không dừng lại ở việc tranh chấp mấy mảnh ruộng mà sẽ biến thành một vấn đề chính trị lớn.

Lãnh đạo tỉnh hỏi giải quyết thế nào? Tôi trả lời, phải tháo ngòi nổ, không đổ dầu vào lửa. Tôi liền giao nhiệm vụ cho đồng chí đại tá, Tham mưu trưởng Quân khu sau này là trung tướng, Phó tổng Cục trưởng tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam mang theo 2 vệ binh không có vũ khí, một loa cầm tay vào tiếp cận, gặp gỡ anh em để tìm hiểu tình hình, tìm cách tháo gỡ tránh xảy ra xung đột.

Tuy là một cán bộ dày dạn trận mạc nhưng đồng chí Tham mưu trưởng vẫn băn khoăn và hỏi lại: Nếu vào em bị bắt thì làm sao? Tôi liền trả lời, sợ địch bắt anh tôi mới lo, chứ dân bắt anh thì việc gì phải lo. Dân không “thịt” anh đâu, trái lại còn cho anh ăn nữa nếu anh giải quyết có tình có lý. Khi tiếp cận trận địa, một số dân quân chưa biết đồng chí liền dọa bắt giữ. Nhưng đồng chí nói rõ nhiệm vụ Quân khu giao. Đồng thời, ra lệnh cho các xã đội trưởng nguyên là chiến sĩ thuộc Sư đoàn thu súng, lui quân.

Thế là chỉ trong một đêm, ta đã tháo được ngòi nổ. Lãnh đạo địa phương vào tổ chức nắm tình hình, xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo 2 xã. Sau đó, xử lý nghiêm kỷ luật những đồng chí chủ trị với động cơ lợi ích cục bộ, cá nhân đã không nghe sự chỉ đạo, để xảy ra sự việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng chung đến cả nước.

Sau khi tổ chức lại bộ máy lãnh đạo, tình hình từ đó dần đi vào ổn định. Bây giờ, khu công nghiệp Hoàng Mai đang phát triển mạnh mẽ. Hoàng Mai đã trở thành thị xã, cuộc sống nhân dân từ chỗ thường xuyên gây tranh chấp làm tê liệt sản xuất trước đây, nay đang trở thành một điểm sáng về chính trị và kinh tế của Nghệ An.

Vụ thứ hai là vụ Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Một thời gian dài, một số cán bộ lãnh đạo, chính quyền xã có những sai phạm nghiêm trọng, tham ô của dân. Khi nhân dân đấu tranh lại tìm cách trù dập, trả thù. Bị ức chế cao độ, một số người kích động nhân dân đứng lên chống lại, bắt số cán bộ có vấn đề, yêu cầu cấp thị xã giải quyết. Nhưng do nể nang, xã không kiên quyết xử lý.


Sự việc kéo dài, không được giải quyết, trở thành điểm nóng. Nhân dân bắt giữ số cán bộ sai phạm, rào làng chiến đấu, xây dựng công sự trận địa, chướng ngại vật, canh gác ngày đêm, không cho ai ra vào.

Trước tình hình đó, tỉnh và thị xã cho công an vào để giải quyết với mục đích bắt số người chủ mưu bắt giữ cán bộ trái phép. Vì cho rằng công an vào không phải để giải quyết vi phạm của cán bộ mà để bắt những người chống lại cán bộ chính quyền nên các chiến sĩ công an vào đều bị giữ lại. Tiếp đến, lãnh đạo công an thị xã tổ chức lực lượng, đem theo chó nghiệp vụ, xe cộ vào giải tỏa nhưng cũng đều bị giữ.

Tình hình đến tai trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chỉ thị cho BCH Quân sự tỉnh tổ chức lực lượng đặc công cùng với lực lượng đặc nhiệm của công an tổ chức bí mật đột nhập, tập kích lực lượng chống đối như một trận đánh.

Thấy chủ trương không phù hợp với nhiệm vụ quân đội, đồng chí Chỉ huy trưởng Tỉnh đội báo cáo lên Quân khu. Bộ Tư lệnh quân khu điện không được hành động theo phương án đó vì không đúng chức năng quân đội. Lúc đó, lãnh đạo tỉnh tỏ thái độ không bằng lòng và cho rằng Quân khu không ủng hộ tỉnh, nếu để kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của tỉnh.

Rút kinh nghiệm vụ Quỳnh Lưu - Nghệ An, Quân khu chỉ thị cho đồng chí Chỉ huy trưởng Tỉnh đội trực tiếp vào tiếp cận nhân dân để tìm cách tháo ngòi nổ, đưa vụ việc trở về giải quyết theo đúng luật pháp, có tình có lý.

Cũng như vụ Quỳnh Lưu, khi đồng chí Chỉ huy trưởng Tỉnh đội vào tiếp cận, một số người hung hăng cũng dọa bắt giữ như bắt các đồng chí công an. Với lý lẽ xác đáng, nói rõ quân đội không vào bắt dân mà tìm hiểu sự việc để đề nghị Tỉnh, quân khu giải quyết, bảo đảm lợi ích chính đáng của dân, cũng đồng thời là lợi ích quốc gia và hứa, nếu cán bộ sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm minh đến đó.

Hiểu rõ ra điều đó, nhân dân không nghe những thành phần quá khích nữa mà yêu cầu cấp trên vào giải quyết, ổn định tình hình cho dân làm ăn. Cuối cùng, số cán bộ tham nhũng bị cách chức. Một số bị đưa ra xét xử theo pháp luật, những “đầu sọ” quá khích, kích động quần chúng chống lại chính quyền cũng bị xét xử. Đời sống nhân dân trở lại bình thường và một thời gian sau, từ một điểm đen, xã Trung Lương với bộ máy mới được nhân dân lựa chọn đã trở thành một điểm sáng cho các địa phương trong quân khu.

Từ hai vụ việc trên, xem lại vụ Tiên Lãng thấy rằng, việc xem xét về mặt luật pháp xung quanh việc cấp đất, việc thu hồi đất tuy có phức tạp nhưng chắc không khó giải quyết lắm. Bởi trong luật pháp đã có những quy định cụ thể. Cũng biết rằng, luật đất đai của ta hiện nay còn những điểm không còn phù hợp với sự phát triển (việc này Quốc hội đang nghiên cứu để sớm sửa đổi) nhưng trước tình hình đó, lãnh đạo, chính quyền phải nắm vững quan điểm là luật pháp là để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của dân nên nếu có chỗ nào bộc lộ không còn phù hợp thì cần trên quan điểm lợi ích của dân cũng là lợi ích của Nhà nước để xử lý có tình có lý.

Nhưng theo dõi tình hình thì thấy rằng, hành động của xã, huyện (cả bộ máy) có quá nhiều sai phạm về quan điểm, nguyên tắc của một cấp chính quyền của dân, vì dân. Nhiều chủ trương vi phạm về quyền hạn, vi phạm về các bước giải quyết của một vấn đề dân sự, sai phạm trong cách sử dụng lực lượng vũ trang. Nói để cưỡng chế nhưng bộ phận chống đối chỉ có dăm ba người. Vì sao lại huy động đến hàng mấy chục (có tin nói hàng trăm) công an và bộ đội?

Sai phạm trong việc sử dụng hệ thống chính trị, mang tính chất một bộ máy cường quyền và hậu quả thì đã rõ: dân chuẩn bị vào tù (cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành động chống đối quyết liệt của những con người bản chất là lương thiện, có ý chí làm ăn theo định hướng của Đảng), còn lực lượng vũ trang thì không sử dụng đúng dẫn đến thương vong như một trận đánh?

Sự việc đã gây ra một hình ảnh xấu trước đất nước, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị của địa phương. Nếu không được giải quyết đúng mức thì sẽ tác động tiêu cực đến tình hình cả nước, khi mà vấn đề đất đai đang là vấn đề nóng bỏng của đất nước, trong đó nhiều nơi có nguyên nhân trực tiếp là do sai phạm của các cấp chính quyền ở đó.

Dư luận nhân dân yêu cầu Chính phủ phải có những kết luận đầy đủ về bản chất sự việc, nguyên nhân cơ bản của sự việc và có những biện pháp kiên quyết, xử lý một cách nghiêm minh, trước hết đối với những cán bộ đã để xảy ra sự việc trên quan điểm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giải quyết vụ việc đến tận gốc, để rút kinh nghiệm cho cả nước.

Bài học đắt giá này, nếu giải quyết tốt cũng là chìa khóa cho việc tháo gỡ những điểm nóng về đất đai hiện nay, mà nhiều nơi bắt nguồn từ động cơ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ có chức quyền.

Dư luận hoan nghênh Chỉ thị của Thủ tướng và mong rằng với tư cách là đại biểu Quốc hội của khu vực Hải Phòng, Thủ tướng sẽ thể hiện đầy đủ vai trò của người đại biểu của nhân dân, vì lợi ích của người dân và lợi ích của quốc gia, thực chất hai lợi ích chính đáng đó là không có mâu thuẫn.

Mong rằng, Chính phủ sẽ có một quyết định đúng đắn để công bố cho toàn dân rõ với tất cả niềm tin.

Hà Nội, ngày 3/2/2012"'


Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10


 
Chỉnh sửa lần cuối:

quoctrung

Well-Known Member
''Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Một ngày sau khi Văn phòng Chính phủ thông báo Thủ tướng sẽ chủ trì họp vụ Tiên Lãng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4 đã gửi tâm thư, đề nghị Thủ tướng giải quyết tận gốc, để rút kinh nghiệm cho cả nước.

Trao đổi với VnExpress, tướng Thước cho biết, ngày 3/2, ông đã viết bức thư "vài góp ý về giải quyết vụ Tiên Lãng, Hải Phòng" gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi hoàn thiện, tướng Thước trực tiếp ra bưu điện gửi chuyển phát nhanh.

Vị tướng già tin tưởng, thư đã đến tay Thủ tướng. "Tôi không yêu cầu Thủ tướng phải trả lời trực tiếp cho tôi mà chỉ mong Thủ tướng sẽ nghiên cứu, xem cụ thể vụ việc và trả lời dân bằng cách có quyết sách giải quyết đúng đắn, đảm bảo quyền và lợi ích của dân đồng thời cũng là lợi ích của đất nước", tướng Thước nói.

Về việc Thành ủy Hải Phòng đình chỉ công tác chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để kiểm điểm trách nhiệm trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn chiều 7/2, tướng Thước hoan nghênh nhưng vẫn chưa thỏa mãn.

Ông cho rằng, tuy chậm nhưng Hải Phòng đã có hành động tự kiểm điểm, đó là điều đáng mừng. "Tại sao phải một thời gian dài sau vụ cưỡng chế, sự bức xúc trong nhân dân rất lớn thì địa phương mới giải quyết hậu quả? Và rất nhiều lãnh đạo phát ngôn sai vụ việc vẫn không bị xử lý (như Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại)?", ông đặt câu hỏi.

Nguyên Tư lệnh quân khu 4 nhận định, một việc tày trời như thế không thể không có chỉ đạo của cấp cao nhất là thành phố Hải Phòng. Thế nên, việc kiểm điểm từ cấp huyện là chưa thỏa đáng.

tuong-thuoc4.jpg
Tướng Thước cho rằng mới chỉ kiểm điểm từ cấp huyện trở xuống là chưa thỏa đáng bởi một việc "tày trời" như thế không thể không có sự chỉ đạo của tỉnh. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo tướng Thước, trong cuộc họp, khi nêu tính chất của sự việc, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chỉ nhận "thiếu sót", không có từ nào là "sai lầm". Điều đó chưa thể hiện được sự nghiêm trọng của vụ việc.

"Rõ ràng vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, làm chưa đến nơi đến chốn, chưa đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, không có tình, không minh bạch và vi phạm vấn đề quốc phòng an ninh (khi sử dụng quân đội tham gia cưỡng chế). Tôi mong rằng Thủ tướng sẽ giải quyết một cách triệt để vụ việc để làm bài học răn đe vì 70% các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai", tướng Thước nói.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh quân khu 4, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10. Trên diễn đàn Quốc hội, tướng Quốc nổi tiếng là người thẳng thắn, có chính kiến trong các vấn đề thời sự nổi cộm.
 

quoctrung

Well-Known Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Like thật mạnh ... Bravo Tướng Thước \m/
Bộ đội Cụ Hồ chính hiệu ... :)>-
 

Wave125

Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

tuy chậm nhưng Hải Phòng đã có hành động tự kiểm điểm, đó là điều đáng mừng

Cái câu này nghe quá nhiều từ khi biết nhận thức.
 

tvtruc

Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Một tuồng hay, rất đáng xem.

Làm gì thì làm cuối cùng dân đen như ae bác Vương vẫn thiệt nhất.
 

CMCTI

Banned
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Không thấy nói tới mấy vụ ở Thái Bình nhỉ ?
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

quan lại hp hành xử như xhd trong phim hk
Bây giờ còn lại bao nhiêu bộ đội cụ Hồ như Bác Thước
 

ktq

Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý và giao cụ thể cho từng người dân để sử dụng với thời hạn và diện tích rõ ràng.

Thế nhưng đất này không có sẵn mà phải do người dân (ông Vươn) phải lấn biển mới có; khi ổn định rồi thì mới bắt đầu thu hoạch nên thời gian cả chục năm đầu coi như bỏ tiền ra nuôi số đề vậy.

Do đất đai phì nhiêu nên chắc chắn gia đình công Vươn sẽ thu được lợi nhuận cao, điều này có thể đã khiến cho các quan chức và cả một số người dân trong vùng cảm thấy khó chịu nên mới có chuyện thu hồi (cái này dân ta hay có lắm nhá).

Việc thu hồi này tự nó đã là một việc khó coi (chưa nói là trái luật hay không); khó coi hơn nữa là thực hiện vào gần cuối năm và càng khó coi hơn khi hủy hoại tài sản người dân trên đất này. (muốn viết "khôn nạn" thay cho "khó coi" mà nghĩ lại nên thôi).

Trước tiên là phải đuổi cổ mấy thằng ở xã trước và dằn mặt mấy anh dân nào ganh tị với gia đình bác Vươn, xong rồi mới tới huyện, thành phố; cuối cùng mới là xử bác Vươn nhà ta.
 

HEEL

New Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Một tuồng hay, rất đáng xem.

Làm gì thì làm cuối cùng dân đen như ae bác Vương vẫn thiệt nhất.

Đúng, nhưng dù sao dạo này báo chí làm mạnh tay, nhiều người có uy tín lên tiếng mạnh cũng là điều đáng mừng. Giống như người liệt toàn thân cựa quậy được ngón tay để ra hiệu.
 

nta139

Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

đúng là vẫn còn le lói 1 tia hy vọng... và hy vọng là tia sáng cuối đường hầm này không phải là ánh đèn của đầu xe lữa.
 

laoai76

New Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Quá buồn... "dân chuẩn bị vào tù (cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành động chống đối quyết liệt của những con người bản chất là lương thiện, có ý chí làm ăn theo định hướng của Đảng), còn lực lượng vũ trang thì không sử dụng đúng dẫn đến thương vong như một trận đánh?" .....chán thế là cùng....
 

Wanderman

Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Một tuồng hay, rất đáng xem.

Làm gì thì làm cuối cùng dân đen như ae bác Vương vẫn thiệt nhất.

Em cũng nghĩ thế! Nhưng em có một nghi vấn nhỏ là đợt này các bác quân đội rất hăng hái. Có thể đây là một nút thắt cho trò chơi chính trị đang có cán cân bị lệch mà phía quân đội đang bị nhẹ hơn - một truyền thống ít khi xảy ra từ xưa đến giờ. :D
 

CMCTI

Banned
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Giống mấy vụ ở Thái Bình năm 1997

Báo cáo sơ bộ về cuộc khảo sát xã hội tại Thái Bình cuối tháng sáu, đầu tháng bảy năm 1997

Tương Lai
Viện trưởng Viện Xã Hội Học,
Thành viên của Tổ Nghiên Cứu Ðổi Mới của Thủ tướng Chính phủ

Sự kiện đêm 26 rạng ngày 27/6/1997 ở xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình như một hồi chuông báo động khiến chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận lại về hậu phương vững chãi của chúng ta để có những suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân trong sự nghiệp Ðổi mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp.

An Ninh là lá cờ đầu của huyện Quỳnh Phụ, và cũng có thể nói là lá cờ đầu của Thái Bình, một điển hình tiên tiến đã từng là quê hương của phong trào 5 tấn trước đây và hiện nay luôn luôn là lá cờ đầu của nhiều phong trào quần chúng chiếm lĩnh đỉnh cao thành tích về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng v.v... Gần đây Thái Bình càng nổi bật trong việc triển khai chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt với 4 công trình lớn: Ðiện, Ðường, Trường, Trạm cùng tiến hành đồng thời và thu được những thành tích lớn, tạo ra một diện mạo khang trang đẹp đẽ của một tỉnh lúa đồng bằng sông Hồng mà khách tham quan có thể ngồi trên ô tô đi khắp các xã trong tỉnh trên con đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã rải nhựa hoặc lát gạch phẳng lì!

Ấy thế rồi, đêm 26, rạng 27/6/97 hàng ngàn nông dân nổi dậy đập phá chậu cảnh tường hoa, bàn xa lông tiếp khách, bát đĩa dùng liên hoan và chiêu đãi, kính tủ bàn của trụ sở ủy ban xã, một tòa nhà uy nghi, lộng lẫy vừa xây tốn hơn 800 triệu đồng. Rồi sau đó, dân kéo đi đập phá 8 ngôi nhà của bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch ủy ban, cán bộ địa chính và các bậc chức sắc khác nhau của xã (chỉ có một nhà của một người dân làm việc nấu nướng phục vụ hội nghị và khách của xã). Sau đêm hỗn loạn, giận dữ, đốt phá, sáng mai hoạt động của xã lại bình thường, người ta lại vẫn ra đồng họp chợ, đi lại chuyện trò vô tư!

Ba ngày sau sự kiện nói trên, theo yêu cầu của Tổ nghiên cứu Ðổi mới của Thủ tướng Chính phủ, đoàn cán bộ xã hội học chúng tôi về xã An Ninh, được bí thư Ðảng ủy tiếp tại trụ sở mà kính vỡ, mãnh bát đĩa vỡ, chậu cảnh vỡ vẫn ngổn ngang, kể cả một tượng Bác Hồ bằng thạch cao trắng bị vỡ vẫn nằm ở góc bàn trong hội trường và theo lời của bí thư Ðảng ủy xã thì "Hiện trường vẫn được giữ nguyên" như để nói lên tính phản loạn không thể dung tha được và cần phải trấn áp ngay của vụ bạo động 26-27/6/97.

Vấn đề gì đã diễn ra ở đây ? Nguyên nhân vì đâu ? Hậu quả ra sao ? Diễn biến sắp tới sẽ thế nào ? Cần có kiến nghị gì đây từ sự tiếp cận xã hội học. Ðó là vấn đề đặt ra cho chúng ta, ba nhóm nghiên cứu gồm 10 người.

Một nhóm về ở ngay trong lòng điểm nóng : xã An Ninh gồm 4 người (1 Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, Trưởng phòng xã hội học nông thôn, 1 bí thư chi bộ và là trợ lý của Viện trưởng, 1 Phó tiến sĩ Trưởng phòng tổ chức và đào tạo cán bộ, đảng viên, 1 nữ cán bộ nghiên cứu của phòng xã hội học nông thôn, đảng viên).

Một nhóm gồm ba cán bộ, do một Phó giáo sư, Phó tiến sĩ và là Phó viện trưởng phụ trách khoa học dẫn đầu, một cán bộ nghiên cứu, Phó phòng xã hội học nông thôn, một cán bộ trẻ (cả hai đều là người quê ở Thái Bình, đang có họ hàng ở Thái Bình) đi theo tuyến rộng, dọc theo đường Hà Nam, Nam Ðịnh, qua Tiền Hải, vòng về thị xã, qua Ðông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương để tìm hiểu âm vang và độ nhiễm cảm của các sự kiện bạo động trong tỉnh.

Một nhóm xuất phát sau một tuần, đến huyện Thái Thụy nơi có điểm nóng Thái Thịnh để đo sự diễn biến sau sự kiện An Ninh và dư luận quần chúng về các giải pháp của chính quyền Tỉnh đã áp dụng. Nhóm này gồm một Phó giáo sư, ba Phó tiến sĩ đều là đảng viên, trong đó có một chuyên gia đã từng có công trình nghiên cứu sâu về nông thôn và về Thái Bình, đang làm luận án Tiến sĩ sẽ bảo vệ tại Pháp về đề tài nông thôn Việt Nam.

Ðồng thời với các nhóm đi khảo sát tại Thái Bình, Viện trưởng Viện Xã hội học đã giao nhiệm vụ cho một Phó tiến sĩ phó trưởng phòng Xã hội học dân số và gia đình đang cùng với các cán bộ triển khai một đề tài nghiên cứu về hộ kinh tế gia đình và địa vị của người phụ nữ kết hợp khảo sát thêm về chủ đề như nhóm nghiên cứu sâu ở Thái Bình đang làm, hiện triển khai tại Hải Hậu, Nam Ðịnh. Cũng như thế, sau khi kết thúc nghiên cứu ở Thái Bình một tuần, Viện trưởng Viện Xã hội học đã trao nhiệm vụ cho một đoàn nghiên cứu tại 10 xã trong 3 tỉnh (Hà Nam, Nam Ðịnh, Ninh Bình) về đề tài biến động dân số thu thập thêm tư liệu về chủ đề như đã nghiên cứu ở Thái Bình, người phụ trách này là một nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ về dân số, là đảng viên, kết hợp với đồng chí bí thư chi bộ đã từng nghiên cứu ở Quỳnh Phụ, Thái Bình cùng tiến hành, và cũng chỉ hai đảng viên này thu thập số liệu để báo cáo trực tiếp cho Viện trưởng. Công việc đang được triển khai và sẽ bổ sung vào báo cáo tổng kết này.

Bản báo cáo tổng kết này là dựa trên các tư liệu thu thập được qua phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp, các văn bản của tỉnh, huyện, xã (băng ghi âm ghi lời người được hỏi và tập hồ sơ ghi lại nội dung đã thu vào băng) cùng với 8 báo cáo của các cán bộ đi khảo sát và sơ kết của nhóm khảo sát. Vì đây chỉ là thông tin được thu thập qua phỏng vấn, chuyện trò và lời người kể có thể là người trong cuộc, người chứng kiến, người nghe kể lại không khỏi bị khúc xạ theo lăng kính chủ quan, cho nên các số liệu, (cho dù ghi thành con số) cũng chỉ có ý nghĩa phỏng chừng, tương đối khác với thống kê và báo cáo chính thức của người có trách nhiệm ở địa phương. Người viết báo cáo, trong trường hợp có dẫn ra các số liệu cũng là để gợi lên tình huống, không mang tính biểu đạt thật chính xác.
 
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Một tuồng hay, rất đáng xem.

Làm gì thì làm cuối cùng dân đen như ae bác Vương vẫn thiệt nhất.
Đúng vậy nhưng cuối cùng vẫn là đình chỉ công tác, và sau đó chuyển công tác sang tỉnh khác ...
 

vuthehoa

New Member
Ðề: Bức thư của Tướng Thước gửi Thủ tướng : 'Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng'

Việc tương tự như vậy trong năm 2002 dẫn đến bí thư tỉnh ủy Gia lai và tư lệnh quân đoàn 3 đập bàn ghế với nhau,sau khi nhóm Đềga tự trị nổi lên đã tiến đến ủy ban tỉnh,bí thư tỉnh ủy có yêu cầu tư lệnh quân đoàn 3 chi viện quân số nhằm dẹp bạo loạn,nhưng xét thấy chưa đến mức và chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền nên tư lệnh không đáp ứng mà chỉ họp nội bộ bàn kế sách và báo cáo diễn biến lên trên,sau đó bí thư tỉnh ủy có nhận thức sai lệch về chức năng nhiệm vụ của QĐ đã đập bàn và nó các anh nằm trên đất của tôi thì phải phục tùng lệnh của tôi,Theo như đại tá Ngô Nhu bí thư riếng của trung tướng Đỗ Trung Dương thì sau đó lực lượng QĐ có tham gia nhưng với hình thức ban đầu cải trang vào và nắm tình hình cùng tìm biện pháp tháo gỡ,và tìm tận sào huyệt của những kẻ kích động nhân dân chống phá nhà nước XHCNVN,nếu tư lệnh quân đoàn 3 năm đó mà cũng tham gia vào dẹp bạo loạn bằng vũ trang thử hỏi tình hình chính trị bị bất ổn đến đâu,và vô hình chung chúng ta đã mắc vào bẫy của các thế lực đứng sau chống phá Đảng và nhà nước ta.

Nguồn bài viết:Bản thântham gia từ đầu đến cuối nên nắm rất rõ
Do vậy sự việc QĐ tham gia cưỡng chế dợt này đã làm sai chức năng của mình dẫn đến tình hình phức tạp thêm.
 
Bên trên