Bí mật của các sản phẩm được góp vốn crowdfunding

pegasus3390

Well-Known Member
attachment.php


Bạn vẫn tường nghe về các dự án crowdfunding trị giá hàng triệu USD để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời và đảm bảo nó sẽ được đưa ra thị trường. Và những dự án đó đang dần được mở ra với các sản phẩm loa thông minh, đồng hồ thông minh, máy in 3D, máy giữ lạnh… Tuy nhiên làm thế nào mà những dự án có mức góp vốn lên đến 10 triệu USD góp vốn lại thất bại?

Trong khi có rất nhiều lý do để thất bại thì mỗi trong những lý do lớn nhất đó chính là việc xuất xưởng các sản phẩm đó. Để tạo ra một sản phẩm làm việc như yêu cầu thì cần phải có nhiều yếu tố ngoài nhu cầu thị trường. Đó là khả năng điều tiết các vấn đề từ mẫu thử, tạo ra kết cấu và các chuỗi cung ứng. Nếu như chiến dịch góp vốn không đầy đủ các yếu tố đó thì nó sẽ trượt dốc rất nhanh dù là có đủ vốn cần thiết.

Chính quy mô là thứ các Startup về sản phẩm khó kiểm soát được

Khi người ta nhận được hàng triệu USD tiền vốn từ Kickstarter hoặc Indiegogo, thực ra họ thường nhận đủ tiền để tạo ra sản phẩm mẫu (mặc dù mọi người vẫn tưởng sản phẩm đã có sẵn và giới thiệu trên các video), đó là tiền tạo ra hạt giống, còn trồng lên cái cây là chuyện khác. Còn mọi người nghĩ tất cả công nghệ đã có sẵn rồi, họ cũng có tiền rồi, có lý do nào mà thất bại nữa đâu.

Và chính “thực tế” này đã được trở thành mặc định. Khi đó đến thời gian dự kiến để chuyển hàng thì mọi thứ đổ vỡ. Và từ đó mọi người lại kết luận lại là 1 dự án đó tại sao có đến 10 triệu USD mà vẫn không đủ. Còn nhóm sản xuất thì bị mắc kẹt giữa việc có đủ tiền để tạo ra bản mẫu chạy tốt và số tiền để sản xuất đủ sản phẩm cho khách hàng đã đặt trước.

Tiến thoái lưỡng nan sau cuộc góp vốn.

Đầu tiên, dể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, công ty phải đặt mua rất nhiều linh kiện khác nhau, từ nhựa, khuôn, các thành phần điện tử hay các cổng kết nối. Đồng thời những dự án góp vốn lớn thành công đồng nghĩa với việc số lượng đơn hàng sẽ rất lớn, và với một sản phẩm chưa từng được sản xuất công nghiệp, công ty cần phải có nhiều nguồn cung cấp hàng hóa.

Điều tiếp theo là để thu hút nhiều người tham gia góp vốn cho dự án thì các công ty mới thường phải đưa ra giá khá thấp so với chi phí tạo ra thành phẩm, có khi còn thấp hơn. Trong khi đó số tiền 10 triệu USD còn phải đủ để sản xuất đủ các thành phẩm, điều này dẫn đến lợi nhuận có được sẽ rất thấp hoặc là không có.

Thực ra lý do đằng sau việc crowdfunding là tạo ra bản mẫu (prototype). Những người sáng lập thường không biết được chi tiết của mức chi phí để tạo ra sản phẩm bởi chưa có ai tạo ra trước đây. Và tiền dành cho R&D chắc chắn là rất nhiều. Nó tùy thuộc vào từng sản phẩm, một sản phẩm kết nối internet hoặc một thiết bị đeo được cần 2 – 4 triệu USD để phát triển và biến ý tưởng trở thành có thể sản xuất đại trà. Chi phí cho việc phát triển sẽ bao gồm chi phí thiết kế, lập trình phần mềm và các linh kiện để tạo ra sản phẩm mẫu, đến khi mọi thứ được như ý rồi thì họ nhận ra không còn đủ tiền hoặc quy mô không đủ để sản xuất.

Nói cho cùng thì cũng như người làm phần mềm không biết về phần cứng, người làm sản phẩm lại thiếu kiến thức về chi phí lẫn quy trình sản xuất đại trà thành phẩm sẽ dẫn đến thất bại dù quy mô có vẻ rất “thành công”.

6 bước trong quy trình tạo ra một sản phẩm:

Bản mẫu 0: chủ yếu để người ta có thể hình dung sản phẩm sẽ thế nào (thường mang thiết kế và hình dạng là chính)
Bản mẫu 1: đây là “sản phẩm” đầu tiên có thể thấy được. Nó có lẽ sẽ không giống như sản phẩm cuối cùng nhưng ít nhất nó cũng mang được một số tính năng cốt lõi của sản phẩm (tưởng tượng Prototype 1 của 1 chiếc điện thoại bạn sẽ thấy màn hình, bo mạch, dây kết nối lộn xộn và không đẹp mắt chút nào, càng không giống mẫu số 0)
EVT (kiểm tra về kỹ thuật): đây là một trong những giai đoạn đầu tiên để đảm bảo là sản phẩm cuối cùng sẽ có thể trải nghiệm giống như những gì đã giới thiệu. Lúc này các kỹ sư bắt đầu kiểm tra xem họ có thể tạo ra một vài sản phẩm tương tự và hoạt động như mẫu thử hay không.
DVT (kiểm tra về thiết kế): Đây là khi người ta bắt đầu sản xuất ra nhiều hơn đồng thời kiểm tra xem những sản phẩm này có thể hoạt động ổn định như nhau hay không đồng thời sản phẩm này cũng cần phải được “đóng gói” vào thiết kế yêu cầu (giống như quảng cáo). Đến bước này thì thường chúng ta có thể gọi là sản phẩm đã hoàn chỉnh.
PVT (kiểm tra về việc sản xuất): Khi đã có sản phẩm hoàn chỉnh rồi thì đây là bước liên hệ với các nhà sản xuất để có thể sản xuất được hàng triệu sản phẩm có thể hoạt động giống nhau, hình dạng giống nhau và có thể sản xuất ra càng nhanh càng tốt.
RTM (đưa vào sản xuất): và thế là người ta có được hàng trăm, hàng triệu sản phẩm giống nhau.

Một điều khác cần nói là những giai đoạn có khi cần phải có nhiều thử nghiệm khác nhau do đó chúng ta sẽ không bất ngờ nghe về EVT1, EVT2 hoặc DVT1 và DVT2

Mọi chuyện dù cho có vẻ suôn sẻ. Nhưng vấn đề vẫn luôn xảy ra. Khi người ta đưa sản phẩm vào sản xuất số lượng lớn, cần phải có 10 tuần để cho các thiết bị sản xuất, khoảng 12 – 14 tuần để có những thành phần cốt lõi. Sau khi có tất cả bạn cần đều đã có sẵn thì cũng cần phải lắp ghép các thành phần lại với nhau. Để đảm bảo tất cả vận hành trơn tru thì một khoản đặt cọc không hoàn lại có giá từ 30.000 – 100.000 USD để tạo riêng các máy móc bạn cần để tạo ra các máy móc cho việc sản xuất đại trà. Khi tất cả đã sẵn sàng thì chuyển cho nhà máy ở châu Á để sản xuất và cũng cần 1 kỹ sư viết firmware cho sản phẩm có mặt ở đó để kiểm tra mọi thứ ngay tại xưởng.

Thực sự để thành công được trong lĩnh vực ngày, các start-up không chỉ hiểu rõ về những gì mình đang làm mà còn cần biết quy trình sản xuất. Khi thu hút vốn thì cần phải dự trù 1 khoảng từ 10-30% lượng vốn cần thiết để thu hút vốn. Tốt nhất là nên thực sự thực hiện giai đoạn DVT trước khi crowdfunding bởi vì khi đã thu hút đủ vốn thì thời gian còn lại sẽ rất giới hạn kể cả việc sản xuất lẫn kiểm tra. Việc tìm hiểu về các đối tác sản xuất cũng là việc quan trọng bởi vì ngoài chi phí thì thời gian và quy mô sản xuất khi thực hiện đại trà sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thành phẩm cuối cùng.

 
Bên trên