Bi, đừng sợ [2010] - phim của Phan Đăng Di gây nhiều dư luận trái chiều

poly

Banned
Kịch bản và Đạo diễn: Phan Đăng Di
Phó Đạo diễn: Jenny Trang Lê
Sản xuất: Claire-Agnès Lajoumard, Nguyễn Hoàng Điệp
Đồng sản xuất: ARTE France Cinéma, Trần Anh Dũng & Dominic Scriven Nguyễn Bảo Mai
Quay phim: Phạm Quang Minh
Dựng phim: Julie Beziau
Âm nhạc: Vũ Nhật Tân
Phát Hành: Hãng phim Thiên Ngân
Thời lượng: 88’


bi-dung-so.jpg

Bi, đừng sợ! là câu chuyện về các thành viên trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội với nhiều băn khoăn, nhiều niềm mong ước, khát vọng và cả những ẩn ức sâu kín muốn che giấu. Câu chuyện thực sự bắt đầu khi ông nội Bi trở về nhà sống cùng gia đình sau nhiều năm xa cách. Những nỗi niềm, những khoảng trời riêng của các thành viên trong gia đình cũng dần dần được hé lộ, đan xen nhiều niềm vui, nỗi buồn và cả những xúc cảm tê buốt như chính viên đá lạnh hiện hữu từ đầu đến cuối phim.


[video=youtube;sro70kC-JFg]http://www.youtube.com/watch?v=sro70kC-JFg[/video]
http://www.youtube.com/watch?v=sro70kC-JFg

[video=youtube;2bqjt8QMk7o]http://www.youtube.com/watch?v=2bqjt8QMk7o&feature=related[/video]
http://www.youtube.com/watch?v=2bqjt8QMk7o&feature=related


Ngày khởi chiếu: 18 /03/2011
Hà Nội: TTCP Quốc Gia
Hồ Chí Minh: Galaxy Tân Bình

Theo Galaxy
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: Bi ơi, đừng sợ : phim Việt Nam khởi chiếu 18/3/2011

Hình ảnh trong phim

img.php



Bi,_dung_so!_%284%29.jpg



Bi.jpg



Bi-Dung-so-1.jpg



Bi%201.jpg


Bi%202.jpg


Bi%203.jpg



Bi%204.jpg



Bi%205.jpg


bioi.jpg



1298623602-bi-dung-so-phim-viet-3.jpg


55361239-1298623602-bi-dung-so-phim-viet-6.jpg


E7538F_77c9c859c5b95f461dcd9fdd6fe31968.jpg


480518.jpg


bida.jpg
 

DanielTran

Well-Known Member
[2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Kịch bản và Đạo diễn: Phan Đăng Di
Phó Đạo diễn: Jenny Trang Lê
Sản xuất: Claire-Agnès Lajoumard, Nguyễn Hoàng Điệp
Đồng sản xuất: ARTE France Cinéma, Trần Anh Dũng & Dominic Scriven Nguyễn Bảo Mai
Quay phim: Phạm Quang Minh
Dựng phim: Julie Beziau
Âm nhạc: Vũ Nhật Tân
Phát Hành: Hãng phim Thiên Ngân
Thời lượng: 88’


bi-dung-so.jpg

Bi, đừng sợ! là câu chuyện về các thành viên trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội với nhiều băn khoăn, nhiều niềm mong ước, khát vọng và cả những ẩn ức sâu kín muốn che giấu. Câu chuyện thực sự bắt đầu khi ông nội Bi trở về nhà sống cùng gia đình sau nhiều năm xa cách. Những nỗi niềm, những khoảng trời riêng của các thành viên trong gia đình cũng dần dần được hé lộ, đan xen nhiều niềm vui, nỗi buồn và cả những xúc cảm tê buốt như chính viên đá lạnh hiện hữu từ đầu đến cuối phim.

Ngày khởi chiếu: 18 /03/2011
Hà Nội: TTCP Quốc Gia
Hồ Chí Minh: Galaxy Tân Bình

Theo Galaxy

Bộ phim này chung nhóm với Mùi đu đủ xanh, Trăng nơi đáy giếng.

Khác với đa số các phim giáo điều, đầy tham vọng kể ra một câu chuyện lớn lao với lưa thưa vài chi tiết minh họa khiên cưỡng; Bi, đừng sợ! là một bộ phim đầy ắp chi tiết, dày đặc ẩn dụ, và qua đó mập mờ phác lên một vài lát cắt của hiện thực.

Phim không dành cho nhóm khán giả thích phân biệt rạch ròi giữa đúng và sai, không dành cho nhóm khán giả thích điển hình hóa và khái quát hóa, cũng không dành cho nhóm khán giả muốn thông qua phim để giáo dục những khán giả khác.

Bi, đừng sợ! không tham gia cánh diều vàng là đúng! Nó chắc không thể đoạt giả cánh diều vàng! Cũng như, cánh diều vàng có lẽ không đủ tầm để chấm cho Bi, đừng sợ!

Vài cảm nhận viết vội!
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Cách Di chọn để yêu điện ảnh - TTOL lên bài ngày Chủ Nhật, 02/05/2010
Mã:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/376401/Cach-Di-chon-de-yeu-dien-anh.html

Bài này giải thích tại sao trong Bi đừng sợ phảng phất Mùi đu đủ xanh!

1993 - cái tên Việt đầu tiên được xướng lên ở Cannes: Trần Anh Hùng - giải camera vàng cho Mùi đu đủ xanh. Sự kiện phát lại trên màn hình chiếc tivi đen trắng đã đem đến cho Phan Ðăng Di, 17 tuổi, một giấc mơ mới.

1994 - năm đầu tiên của trường điện ảnh, Di đã sớm bộc lộ sự khác biệt của mình với các bạn cùng lớp không chỉ bởi vẻ ngoài lơ ngơ, trầm tĩnh đến kỳ lạ, mà còn bởi khối lượng khổng lồ sách Di đã đọc, phim Di đã xem.

2000 - kịch bản tốt nghiệp Tận cùng là biển của Di không đạt điểm cao nhất, thậm chí còn gây tranh cãi trong số các giám khảo kỳ tốt nghiệp, nhưng thếp giấy viết tay ấy là một hơi thở mới, khác hẳn cách viết kịch bản thông thường, giáo điều và đơn điệu. Di dùng chữ rất đẹp và thoại thì tuyệt vời. Ít ai biết Di âm thầm dành Tận cùng là biển cho thần tượng của mình: Trần Anh Hùng.

2003 - Trần Anh Hùng về nước và tham gia giảng dạy ở hội điện ảnh. Ðọc kịch bản của Di, người đạo diễn chỉ làm phim bằng kịch bản của mình vì sợ phải tư duy trên tư duy của người khác đã hỏi: tại sao không làm đạo diễn? Và lời khuyên anh Hùng dành cho Di - viên chức mẫn cán của Cục điện ảnh khi đó là: hãy trở thành một đạo diễn tự do, đồng thời học thật tốt tiếng Anh!

2005 - khi Bùi Thạc Chuyên đã chắc chắn sẽ làm Chơi vơi từ nguyên tác Tận cùng là biển, Di bắt nhịp chặt chẽ với cách tư duy phim nghệ thuật hiện đại từ người thầy Trần Anh Hùng để có hai phim ngắn Sen và Khi tôi 20. Nhưng cũng mất đến một năm, từ bối cảnh mùa hè chuyển sang mùa đông, gặp không biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp cho vai chính, Khi tôi 20 được làm xong.

2008 - Di lên đường đến Cannes trong hoạt động L’Atelier để tìm kiếm nhà đầu tư cho Bi, đừng sợ! Ðã hiển hiện trong đầu Di là Kiều Trinh vai bà mẹ, là Hoa Thúy vai người cô muộn chồng và cậu bé Phan Thành Minh khi đó mới 3 tuổi - cu Bi.

2009 - không lỡ hẹn với mùa hè như Khi tôi 20, Bi, đừng sợ! được quay vào những ngày oi ả nhất. Nhà máy rượu ở phố Lò Ðúc, bãi giữa sông Hồng, Nhà máy nước đá Yên Phụ, những quán bia hè phố, căn nhà cũ Cổ Nhuế... là các bối cảnh chính của phim.

NSƯT Mai Châu, người đã xuất hiện trong cả hai phim ngắn của Di, vừa khỏi cái chân đau; NSND Trần Tiến cũng được thuyết phục vào vai ông nội dù trước đó ông đã nói: "Bác làm việc cả 50 năm rồi, giờ chỉ muốn nghỉ ngơi thôi"; đạo diễn Hà Phong của Sân thượng (một phim ngắn được làm cùng thời với Khi tôi 20) sau nhiều bữa uống bia say mềm môi, sau nhiều lần tuyên bố líu lưỡi: "Anh quý Di và yêu kịch bản này lắm nhưng anh không đóng phim đâu..." cũng đã vào vai ông bố.

Nhưng xui rủi bắt đầu lộ diện. Một nhà sản xuất rút lui vì không dám mạo hiểm với độ rủi ro quá cao của dự án. Nhiều chuyện trục trặc khác và hết tiền!

2010 - 17 năm không phải quá dài cho một đời, nhưng là đáng kể với một giấc mơ. Bi, đừng sợ! được Tuần phê bình quốc tế của Cannes 2010 chọn đồng thời với lời đề nghị từ LHP Venice. Họ yêu cầu phim phải chiếu lần đầu tiên, Di nói đùa "như những gã đàn ông cổ điển và chuyên chính - chỉ đợi chờ những cô gái còn trinh nguyên!". Cannes đã chọn Bi, đừng sợ! từ bản dựng cuối để cơ hội tranh giải camera vàng đến gần với Di hơn bao giờ hết.

Từ thuở nhìn thấy một đốm sáng rồi đi theo, là cách Di chọn để yêu điện ảnh. "Giờ thì Di có mặt ở Cannes với bộ phim dài đầu tay của mình, chuyến hành trình 17 năm khởi đầu bằng mơ mộng đã có một điểm đến, với Di, thật lạ lùng và đầy ý nghĩa", Di nói.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Cách Di chọn để yêu điện ảnh - TTOL lên bài ngày Chủ Nhật, 02/05/2010 (10 tháng trước khi phim được công chiếu ở VN)
Mã:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/376401/Cach-Di-chon-de-yeu-dien-anh.html

Đoạn phỏng vấn Phan Đăng Di được trích từ catalogue chính thức của LHP Cannes 2010 (Hiệp hội Phê bình quốc tế LHP Cannes thực hiện).

* Dự án Bi, đừng sợ! từng có mặt tại L’Atelier de la Cinéfondation của Cannes 2008, anh có thể kể những khó khăn mà một nhà làm phim độc lập VN gặp phải trong môi trường điện ảnh thế giới?

- Việc đạo diễn tự mang dự án làm phim của mình đi giới thiệu tại các LHP quốc tế không phải là chuyện thường thấy trước đó tại VN. Bởi thế thoạt đầu khi thuyết trình trước các nhà đầu tư nước ngoài tôi cũng hơi bối rối. Nhưng đây chẳng phải là khó khăn gì đáng kể.

Khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ giới làm điện ảnh quốc tế biết rất ít về VN, thậm chí có người còn không biết ở VN chúng tôi nói ngôn ngữ gì. Cũng may là tại L’Atelier của Cannes năm trước những nhà đầu tư chịu cầm kịch bản của tôi về đọc, sau đó đều hồi âm và một vài người trong số họ còn đi xa hơn: đầu tư tiền để tôi làm phim.

* Phim của anh phân tách nhóm nhân vật nam và nhóm nhân vật nữ. Một bên là những người đàn ông “yếu” (uy quyền của người ông đau ốm, sự say xỉn của ông chồng, thơ trẻ của cậu con trai) và bên kia là những phụ nữ tìm cách tự giải phóng mình ra khỏi những ham muốn của đàn ông. Anh có nghĩ ta có thể hiểu rõ hơn về hiện trạng của một xã hội qua những quan sát về cuộc sống và hoàn cảnh những người phụ nữ trong xã hội đó?

- Điều đó là hiển nhiên, chí ít vì phụ nữ là một nửa thế giới và hơn thế là một nửa mạnh mẽ. Tôi tin điều này qua những gì tôi thấy được từ phụ nữ VN, họ mạnh không phải vì họ độc lập với nam giới hay họ nắm quyền điều khiển xã hội, họ mạnh vì có những niềm tin giản dị và nghiêm túc hơn với cuộc sống.

Sự nhẫn nại của họ trước những người đàn ông mà phần lớn là không trung thực, thiếu tự tin và dễ dàng ngả theo những khoái cảm tầm phào cũng cho thấy họ vững vàng hơn đàn ông về mặt tinh thần...

Trong một xã hội nhiều biến động như xã hội VN (chiến tranh, thiên tai, sự thay đổi liên tục các tín điều do đàn ông vẽ nên rồi lại xóa đi...) mà cuối cùng mọi chuyện vẫn trở nên ổn thỏa có lẽ nhờ vào tinh thần bền bỉ chịu đựng và đức hi sinh của phụ nữ. Chính trong tinh thần đó họ lặng lẽ học cách chấp nhận cuộc sống, thường thì không dễ dàng và chấp nhận những người đàn ông, thường là yếu đuối.

* Chúng ta có thể diễn giải hình ảnh của nước đá xuyên suốt qua bộ phim và qua các nhân vật là gì?

- Một cách có thể thấy được thì nước đá là thứ để giải cơn khát của mọi người, đá làm mát bia, làm dịu cơn hứng tình của người cô, làm giảm cơn đau của người ông. đá là nơi Bi ướp tươi những chiếc lá của nó, là một hiện hữu tê buốt nhưng cũng nhanh chóng tan chảy, như mọi thứ trên đời, có đó mà cũng biến mất ngay đó...

* Đi từ sự thơ trẻ đến cái chết, với cả dục vọng ở giữa quãng đường, phim của anh cô đọng sự tồn tại của loài người. Có phải anh có trong đầu một cấu trúc kể chuyện “học cuộc sống” thông qua ngôn ngữ của cơ thể không?

- Thật ra ba người đàn ông trong phim (Bi, bố Bi, ông nội Bi) chỉ là ba giai đoạn trong cuộc đời của một người đàn ông mà thôi. Một điểm chung của họ là từ bé tới lớn họ đều cần đàn bà. Họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời.

Họ cũng có một điểm chung nữa: luôn có một cái gì đó muốn sở hữu và phải giấu giếm, ngây thơ như Bi là một quả dưa hấu nhỏ. Đơn giản như bố là một cô bồ và bí ẩn như ông nội là một quá khứ đóng kín bao nhiêu năm... Như vậy với những người đàn ông, sự sinh ra, trưởng thành và chết đi của họ phải chăng là sự gia tăng mức độ khó của những câu hỏi mà chưa hẳn họ đã có lời giải đáp.

* Anh nhìn nền điện ảnh VN như thế nào và anh tự đặt mình vào đâu trong lịch sử của nó?

- Nền điện ảnh VN không phải không có những phim hay, nhưng thường thì đó là những phim hay đứng đơn lẻ. Nó như một phút xuất thần của một cá nhân nghệ sĩ trong một thời điểm thích hợp. Chưa thấy ở đây một chùm những tác phẩm hay của cùng một nghệ sĩ, thể hiện sự nhất quán trong phong cách và một quan điểm riêng của người làm phim về cuộc sống con người.

Tôi chỉ mới bắt đầu nên cũng không quan tâm lắm xem mình đang đứng ở đâu trong lịch sử. Quan tâm lớn nhất của tôi bây giờ là làm thế nào để có thể làm được phim tiếp theo đây.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Khán giả, “đừng sợ Bi” - bài của Phan Xi Nê khi phim được công chiếu ở VN
Mã:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/429440/Khan-gia-%E2%80%9Cdung-so-Bi%E2%80%9D.html

Đi kèm còn có nhận xét của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn của phim Trăng nơi đáy giếng.

Cảm xúc đến từ sự thật thô mộc (có spoils)

Với một giọng kể hết sức bình thản pha chút giễu cợt, Phan Đăng Di mô tả cuộc sống thường ngày của một gia đình bình thường như bao gia đình khác, với những trắc trở trong giao tiếp, sự cô đơn đô thị và mối liên hệ mong manh trong tình cảm gia đình. Tất cả đều trôi đi trong một hiện thực nguyên chất, trong veo, không tô vẽ nhưng đầy kịch tính, đầy ẩn dụ.

Tôi cho rằng để làm được điều này, người làm phim phải nghiên cứu để nắm chắc các bí quyết của thể loại. Cách kể của dòng phim này khác biệt so với dòng phim chính thống, mục đích nhằm để phản chiếu cuộc sống như vốn nó đang xảy ra. Tôi rất thích thú cảnh đôi tình nhân khoảng U40, cũng chơi trò lãng mạn tuổi teen leo qua các khối bêtông trên bãi biển. Một cảnh rất dài và rộng. Vừa cười vừa có thể khóc. Tôi thấy chưa thích lắm việc xây dựng anh chồng trẻ và ông bố như hai đường ray song song giữ mãi khoảng cách. Tôi nghĩ giá mà nó hơi ngoằn ngoèo một tí, có lúc như suýt chạm vào nhau rồi lại tách ra thì thú vị hơn chăng. Vì nghiên cứu con người, ta cần cho họ một cơ hội để cố lên và rồi cùng họ gặm nhấm sự thất bại thì thật là sướng, tâm phục khẩu phục.

Những cảnh quay ăn nhậu bia hơi trên hè phố thật không khác gì một cảnh quay phóng sự tài liệu. Các ông nốc bia, nói chuyện tào lao, hững hờ nhìn những cô gái trẻ. Cảnh đi xe buýt với hàng dãy người chờ xe ở bến. Cảnh sinh hoạt ở bãi sông. Đạo diễn xóa đi khoảng cách giữa hư cấu và tài liệu để cho chúng ta tìm hiểu nhân vật nóng sốt tại trận. Càng giống tài liệu càng thật.

Những người làm phim chúng ta thường mắc bệnh ủy mị (sentimental), có thể bị ảnh hưởng những tình tiết “melo” trong tuồng chèo cải lương. Chúng ta thường thích thú nhấn vào những giọt nước mắt, những cảnh kể lể đầy thổn thức, những cuộc chia tay bịn rịn. Rất mừng là trong Bi, đừng sợ!, đạo diễn đã giữ một giọng kể nhẹ nhàng và khách quan. Dòng phim hiện thực ra đời cũng là để chống lại dòng phim lãng mạn, chống lại sự sáo rỗng, sự minh họa. Cảm xúc đến từ sự thật thô mộc, từ cái đẹp của cuộc sống hằng ngày.

Trường hợp phim Bi, đừng sợ! có hai bản cắt để chiếu trong nước và không cắt để tham dự liên hoan phim, phát hành ở nước ngoài, theo tôi, là một tiền lệ hay. Ít nhất người làm phim có một cửa thoát để chọn lựa. Như điện ảnh Trung Quốc đã từng làm.

Nguyễn Vinh Sơn
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Bài phê bình của Nguyễn Thanh Sơn (spoils dữ dội nha)

BI, ĐỪNG SỢ...!

“ …Xin lửa
Lửa tắt
Xin nước mắt
Nước mắt chua…”

Một chiếc máy bay đồ sộ ầm ầm hạ cánh. Khuôn mặt ngây thơ của Bi ngước nhìn lên bầu trời, không phải một bầu trời “bi kịch lạc quan” xanh thăm thẳm hay một cánh diều ước lệ, mà là một bầu trời nặng nề, xám xịt đe dọa. Cảnh đột nhiên vụt tắt, tối đen. Chỉ bật lên tiếng nức nở cố nén lại của mẹ Bi, và tiếng gọi “mẹ…mẹ…mẹ” hoảng hốt của em. Có lẽ, trên toàn bộ phim, chỉ ở cảnh cuối này, đây là lần đầu tiên thấy Bi sợ.

Phải chăng Bi sợ vì cái thành phố, hay chính xác hơn, cái thế giới mà em đang sống? Một thành phố chật hẹp, với những căn hộ tập thể hay những ngõ ngách của phố cổ được xếp đặt như những hộp diêm, những con ngõ tối đen, quanh co, với những con người sống chui rúc trong đó như những con chuột. Một thành phố chỉ thấy hoạt động về đêm, những bãi bia hơi với người và những cốc vại bia xếp chật chội như nhau , những quán gội đầu bình dân (“gội bốn chục hay bốn nhăm?”), với không khí đặc quánh lại, nhễ nhại mồ hôi những khi mất điện, một thế giới tối tăm đè nặng xuống chúng ta

Hay em sợ những con người sống quanh em? Một thế giới đàn ông khắc nghiệt trong nhà máy nước đá, những cơ thể con trai trần trụi trong bối cảnh và ánh sáng lạnh lẽo của bóng đêm, của đá, sắt thép và nước lạnh, nơi sức mạnh thô bạo của người đàn ông to béo xăm trổ đứng trên cao tương phản với người bạn tên An của em nằm trần truồng khóc trong một góc nhà. Hay bố em, một người đàn ông không thấy ngôi nhà mình là tổ ấm, thà dật dờ đi tìm một cái gì đó ở những cốc bia hơi rẻ tiền, những quán gội đầu bình dân, để thấy cơ thể mình càng ngày càng trở nên rệu rã hơn là quay về với một người vợ khao khát yêu thương. Hay ông em, một người đàn ông sau những chuyến đi “kéo dài cả mười năm… không ai biết ông ấy làm gì”, trở về với con cháu thân tàn ma dại, hàng đêm chịu đựng những cơn đau dày vò, với cái hình ảnh ám ảnh của cái cần cổ kéo lên kéo xuống hệt như một cái đầu gà. Hay cô của em, một “cô gái già” ngày ngày bị dằng xé giữa hình ảnh của cậu học trò trẻ mặt trong sáng như thiên thần và một anh chủ thầu xây dựng có thể nhai rau ráu những chiếc càng cua. Hay mẹ em, người phụ nữ đầy yêu thương khát khao, nhưng mỗi tối chỉ nằm cạnh một người chồng rệu rã, say sưa…

Hay Bi sợ những giấc mơ, những bí ẩn nhỏ nhoi như quả dưa của em ngoài bãi sông rồi sẽ đến ngày bị lôi ra ngoài, chà đạp, dày xéo? Như loài hoa em đi tìm kiếm bên sông, giữa khung cảnh thơ mộng của bồ công anh, của lau của sậy, rồi cũng chỉ được mọi người gọi là “hoa cứt chó”? Hay em sợ, Bi sẽ không còn là Bi của ngày hôm nay, rằng tương lai u ám của em đã được định sẵn, trở thành bố em, ông em theo vòng quay của thời gian?

Nhưng mà Bi, đừng sợ..!

Bởi vì, thế giới em đang sống vẫn còn đó những cánh đồng trên bãi sông, với lau, với sậy, với hoa bồ công anh, với những con người trần truồng kiêu hãnh, tự nhiên đi lên từ thiên nhiên

Bởi vì, ngay cả thế giới khắc nghiệt của đám đàn ông trong nhà máy nước đá vẫn còn đó tiếng cười trong trẻo, vẫn còn ánh mắt chăm chú ngây thơ khi tất cả nhìn quả táo em lén bỏ vào hầm nước đá giờ đã nằm trong khối đá trong suốt, hay An, người bạn của em, vẫn chăm chú đẽo gọt đẽo những tảng nước đá của mình. Thế giới nam tính lạnh lùng đó cho dù quát nạt, hăm dọa, nhưng vẫn nhường đường cho Bi đi. Hay bố em, cuối cùng, có lẽ cảm nhận được sự mất mát không thể bù đắp của mình, cảm nhận được mối dây thân thuộc bị đứt khi ông em mất, lần đầu tiên mang em theo ra quán bia hơi, nơi chốn thân thuộc của mình, lặng nhìn em ăn uống. Hay ông em, với khuôn mặt khắc nghiệt, cay độc vẫn có thể ngồi kiên nhẫn xếp hình với em, và vẫn lặng ngắm cánh lá phong như nhớ về những ngày phiêu lưu đã xa và hẳn là tươi đẹp của mình. Hay cô em, chắc sẽ còn giữ mãi hình ảnh trong trẻo, đẹp đẽ của cậu học sinh trong đời sống của mình. Hay chính mẹ em, người mẹ rụt rè trong những ham muốn của mình, khép nép phục vụ chồng, bố chồng, lại là người duy nhất lặng lẽ cùng con ra mộ bố chồng, và bật khóc lặng lẽ thương cảm cho số phận của con người.

Một câu chuyện giản dị, những con người với số phận giản dị (với Bi, đó chỉ là “ông”, là “mẹ”, là “cô”, là “anh An”), được đặt trong một bối cảnh dồn nén, với những cảnh quay không trau chuốt, đôi lúc có cảm giác như chất “tài liệu”, vậy mà, “Bi, đừng sợ..” chắc chắn là bộ phim hay nhất của điện ảnh Việt nam trong năm nay. Phan Đăng Di đã lựa chọn một cách kể chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực chất, đã pha trộn một cách xuất sắc những hình ảnh tương phản, đôi lúc khốc liệt trong bộ phim của mình. Khán giả quen với những hình ảnh đẹp mỹ miều giả tạo của màn ảnh Việt nam hẳn sẽ sốc với hình ảnh con thạch sùng giẫy giẫy trong bô nước tiểu dưới gầm giường lại được bắt ngay qua cảnh bà vú và bà mẹ đang làm bánh chay-thứ bánh thanh sạch- cho mâm cơm cúng (và có lẽ đây là khác biệt chính của Phan Đăng Di so với Trần Anh Hùng, giữa một người cẩn trọng, duy mĩ trong từng hình ảnh với một người muốn đẩy sự đối lập tới tận cùng, mặc dù vẫn giữ được sự hài hòa của sự tương phản đó). Không chỉ có diễn xuất xuất sắc của Phan Thành Minh trong vai Bi (ánh mắt ngây thơ, không gượng ép, không giả tạo), dàn diễn viên khác của Bi, đừng sợ…cũng thể hiện tay nghề của Phan Đăng Di. Không có diễn viên thật sự xuất sắc, nhưng mỗi một nhân vật của anh đều được thể hiện rất “đủ” chất của nó, đều đạt tới “điểm dừng” cần thiết của nhân vật- cho dù, dàn diễn viên của anh, nếu nói thẳng, không phải là những diễn viên tài ba nhất của điện ảnh Việt nam hiện nay.

Nhiều người nhắc tới “ám ảnh tình dục” trong phim của Phan Đăng Di. Thực ra, ám ảnh, nếu có, trong phim của Di, là ám ảnh về cái tốt và cái xấu, về cái “thật” và cái “giả tạo”. Cho nên, thể hiện tình dục, nếu có, trong phim của Di, cũng chỉ là phản ánh tự nhiên của một cái thật, có thể trần trụi, nhưng như nó vẫn có như vậy trong cuộc đời, không né tránh, không duy mỹ, không đạo đức giả

Vì thế, Bi, và khán giả, đừng sợ…

Chúc mừng Phan Đăng Di về bộ phim này, về cách kể chuyện bằng hình ảnh một cách trong trẻo, vì tình cảm đôn hậu trong bộ phim. Dù vậy, không thể không lưu ý đến sự giống nhau trong câu chuyện, trong những trăn trở của Chơi vơi (mà anh là tác giả biên kịch) với Bi, đừng sợ…Sự trở lại của những ám ảnh là cần thiết, nhưng sự lặp lại dễ tạo thành một lối mòn, một “vùng câu chuyện” khiến tác giả đắm chìm một cách dễ chịu trong nó, làm giảm tính quyết liệt ở những sáng tạo tiếp theo. Cho nên, sẽ rất thú vị chờ đợi dự án tiếp theo của anh.
 

anh7otosaigon

Active Member
Ðề: Bi ơi, đừng sợ : phim Việt Nam khởi chiếu 18/3/2011

[video=youtube;vzwXRFazVAY]http://www.youtube.com/watch?v=vzwXRFazVAY[/video]
 

bth8888

Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Bi, đừng sợ - Đại Lâm Linh của Điện Ảnh VN (ai xem rồi thì vào) - Muare.vn

Gần đây, dư luận trong nước đang trở nên xôn xao náo nhiệt với bộ phim: Bi, đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di ). Bộ phim gây được tiếng vang lớn với cách làm phim mới lạ, táo bạo. Để không trở nên lạc hậu, tối nay em quyết ko sang thăm liên xô và mỹ, mà vào gu gờ gõ từ khóa : Bi, đừng sợ uncut
Và quả là bộ phim đã không làm em thất vọng. Những trường đoạn đoản đoạn lan man không nội dung khiến cho người xem có như bị táo bón. Những cú chuyển cảnh ngoạn mục không tuân theo một quy luật nào thể hiện tư duy trừu tượng đầy chất nghệ thuật của đạo diễn. Rõ ràng, anh đã thành công trong việc khiến cảm xúc của người xem lên xuống còn nhanh hơn các nhân vật trong phim tụt quần.
Tuy nhiên, đặc sản trong phim không phải là những điều nêu trên, mà là những cảnh phim người lớn. Những cảnh quay được cộp mác 18 cộng đã trở thành thứ ko thể thiếu của phim Việt gần đây, nhưng rõ ràng “ Bi, đừng sợ “ nằm ở một đẳng cấp trên hẳn. Những tiếng da thịt va vào nhau bì bạch , tiếng rên la uất nghẹn của nữ nhân vật cùng vỡi những khung hình mướt mát nhễ nhại mồ hôi khiến cho người xem trầm trồ. Cảnh cô giáo , cô của bi bị anh chủ thầu xây dựng nện ở ngoài bãi đá có lẽ là cảnh phim được đánh giá cao và để lại cho người xem nhiều điều suy tư nhất. Những nữ thanh niên thì không còn cảm thấy xấu hổ khi lên giường với bạn trai chỉ sau một vài lần đi chơi, vì họ biết chắc ngoài đời cũng ko ít cô giáo như thế thì người ta mới xây dựng thành phim. Cô giáo còn thế, học sinh thế là chuyện bình thường. Trong khi các nam thanh niên thì học được một chiêu mới của anh chủ thầu xây dựng, giả vờ ngã, bị đau chân trong khi đi chơi là một cách tốt để chén con gái nhà lành.
Bộ phim cũng không quên gửi một số thông điệp đến người xem. Với thế hệ học sinh, đó là thông điệp: “Đừng đá.i bậy, có thể cô giáo của bạn đang nhìn “ . Còn với các chị em phụ nữ thiếu hơi giai, phim lại gửi đến một lời nhắn nhủ rất hữu ích “ Dưa chuột và chuối tây là kiểu cũ. Hãy thử với nước đá “. Ngoài ra, bộ phim còn cung cấp 1 thông tin khá thú vị: vào quán gội đầu thư giãn, chỉ với bốn mươi ngàn đồng bạn sẽ đc gội đầu mát xa, thêm năm ngàn nữa, bạn được một chai la vi để giải nhiệt cuộc sống.
Mặc dù bộ phim vẫn còn những hạt sạn không đáng có, như cảnh cô giáo nhà phố cổ ( cụ thể là thấy thằng Bi chạy ra bãi sông Hồng chơi suốt, chắc là gần bãi sông Hồng ) , dạy học ở Phan Đình Phùng ( phố cửa Bắc ) nhưng lại ra bến xe Đại Học Giao Thông bắt xe buýt. Tuy nhiên , với mục đích vươn ra tầm quốc tế,hạt sạn này coi như không có.
Sau gần 1 năm phiêu lưu ở các Liên Hoan Phim nước ngoài, bộ phim đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả các nước bạn. Họ thấy một thế hệ đàn ông Việt u uất, sáng vật vờ, chiều bia hơi, tối Mát Xa. Họ thấy một thế hệ phụ nữ dâm dật, bấn loạn. Họ thấy nữ giáo viên Việt như rau một nốt… theo thông tin vỉa hè thì đạo diễn đang tiếp tục lên kế hoạch làm phần 2 của bộ phim với tựa đề “ cô của Bi, đừng sợ “để tiếp tục quảng bá hình ảnh người Việt với bạn bè Quốc tế.
Vâng, âm nhạc Việt Nam năm 2010 đã xôn xao với “Đại Lâm Linh “. Năm 2011, bộ môn nghệ thuật thứ 7 cũng không chịu kém cạnh với “ Bi, đừng sợ “ . Hàng loạt những nghệ sỹ có ăn có học thế hệ @ , không giống như những cha anh đi trước trầm mình trong chốn bình dân bụi bặm, mà úp mặt vào tường quay tay điên cuồng. Với thế giới quan méo mó, bệnh hoạn, họ làm nên những tác phẩm trúc trắc, chéo nghoe rồi tự khen hay với nhau. Họ cho rằng đại bộ phận công chúng Việt không biết xem, không biết đọc, không biết nghe …
Với “Bi, đừng sợ”, cộng đồng Việt tiếp tục chờ đợi một năm “ thoát xác “ của nền Nghệ thuật Việt Nam
 

poly

Banned
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

một bài revioew nhảm nhí
 

poly

Banned
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Sau khi chiếu giới thiệu Bi. Đừng Sợ tại liên hoan phim HongKong, đạo diễn Phan Đăng Di đã nhận được khoản tài trợ tương đượng 5000 Euro từ Quỹ Liên Hoan Phim Quốc Tế Paris 2011 cho dự án mới Cha Và Con.
The Paris Project Award went to Big Father, Small Father and Other Stories by PHAN Dang Di. The winner had received a prize in-kind worth €5,000 (approx. HK$54,600)
nguồn
http://www.haf.org.hk/haf/pdf/9th_HAF_Award_Press_Release_Eng_20110323a.pdf
 

Oilman

Active Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Download bản DVD đã lâu nhưng ráng nhịn chờ phim này ra rạp xem cho đã. Mới chiếu vài ngày phim đã bị tấn cộng hội đồng cả nhà báo lẫn khán giả.
Mình không dám ra rạp nữa vì nghĩ sẽ ra đó chứng kiến một số biểu hiện, phản ứng không hay. Quyết định xem tại nhà
Chẳng biết phải nói sao chỉ thấy buồn cho số đông khán giả Việt Nam.
Do đã ấn tượng với một số phim của TAH nên mình bắt nhịp vào thể loại này khá ngọt và thật sự thấy thích thú và xúc động vời những hình ảnh trong phim.
Xét về sex so với mấy phim nghệ thuật Châu âu thì thua xa (ví du như phim Hy Lạp đề cửa Oscar năm nay Dogtooth)
Có vài hình ảnh chưa hiểu lắm mà cũng chưa thấy ai phân tích, không biết mọi người có để ý không
- Cảnh người thanh niên hay chơi cùng Bi (An?) trần truồng trong phòng tắm xưởng đá, hình như đây là nạn nhân tình dục của ông chủ xâm mình?
- Cảnh ông bố vác đèn vào phòng ông nội, tại sao ông nội lại có vẻ mặt như vậy?

Kiều Trinh nói giọng Bắc nghe hơi khó chịu, thà nói giọng Nam cứ như Hải Yến nói giọng Bắc trong CDBT nghe dễ chịu hơn
 

poly

Banned
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

- Cảnh người thanh niên hay chơi cùng Bi (An?) trần truồng trong phòng tắm xưởng đá, hình như đây là nạn nhân tình dục của ông chủ xâm mình?
- Cảnh ông bố vác đèn vào phòng ông nội, tại sao ông nội lại có vẻ mặt như vậy?

1-chính xác rồi bác
2-thật ra xem kỹ sẽ biết từ xưa ông nội đã bò bà nội theo bóng hình khác, đoạn thoại đầu phim cho thấy cha Bi ko ưa khi ông nội về vì bệnh tật ko ai nuôi nên mới về, dĩ nhiên ông nội thấy ....nhục
 

mkat

New Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

em mới xem xong ,film hay nhưng mong rằng anh Di sẽ làm 1 film nào đó mà ko có sex - Khi Tôi 20 với Bi, Đừng sợ hay nhưng xem xong không dám giới thiệu cho mấy nhỏ bạn xem
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Bài bình luận của nick Thị Trần (hình như là một nhà văn?)
Mã:
http://www.facebook.com/notes/th%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A7n/t%C3%B4i-%C4%91%E1%BB%ABng-s%E1%BB%A3/10150112076416207

Hôm nay mới xem đầy đủ bản uncut của Bi, đừng sợ.

Nếu khán giả muốn kiếm một câu chuyện kịch tính – hồi hộp – hãi hùng…hay những khoảnh khắc lãng mạn kiểu cổ điển thì không nên xem phim này. Vì nó không có những điều đó.

Nó chỉ là những lát cắt ngập tràn hơi thở của cuộc sống đương đại – nhiều bế tắc – quẩn quanh gần như không lối thoát.

Nó trần trụi và thực tế, thực tế đến cay nghiệt và xộc thẳng vào những góc khuất – mong mỏi - ẩn ức thầm kín nhất của con người và phơi bày nó thẳng thừng không giấu giếm trên màn ảnh.

Nó làm tâm hồn khán giả mệt nhoài và quẩn quanh theo nhân vật.

Dễ thấy màu sắc dùng cho các nhân vật được chăm chút và rõ rệt ý đồ: xung quanh Bi luôn sáng tươi. Xung quanh ông và các nhân vật còn lại luôn u tối.

Tôi không thấy cái gì là chê bai, phỉ báng hay xa rời hiện thực như một bài báo đã viết.

Tôi thấy nó thực, đến mức riết róng và làm người ta đau đớn.

Dĩ nhiên, không nên lấy cái thước hiện thực làm thước đo cho nghệ thuật. Vì điều đó cũ kỹ, lạc hậu và lỗi thời. Nhưng tôi nói là để chia sẻ với nhà làm phim khi anh bị chụp cái mũ thế thôi.

Có một vệt nghĩa, mà tôi không chắc mình có hiểu đúng không. Nhưng nếu đúng thế thì nhà làm phim quá táo bạo (có thể cái này không một nhà phê bình nào dám nhắc đến trên báo). Đó là quan hệ giữa cô con dâu và bố chồng. Quan hệ của một ngựa già chồn chân đau đáu quá khứ và một phần con (trong người đàn bà) hừng hực sức sống mà bị bỏ rơi, không đoái hoài…Sự đồng cảm đó thật táo bạo và mạnh mẽ. Một số chi tiết (tôi cho rằng) cố ý để tạo ra sự đa nghĩa trong mối quan hệ này: cởi quần cho ông bố chồng trong khi gương mặt ông có nét biểu cảm khá lạ, lôi ra chiếc quần lót, tô son môi khi ra viếng mộ ông ngày giỗ đầu, tiếng khóc khá lạ…

Nếu nhìn bằng góc nhìn đạo đức Á Đông, những ẩn ý mà tôi vừa nêu rõ ràng rất khó để chấp nhận. Còn nhìn từ góc độ con người thì tôi cho rằng tác giả đã rất mạnh mẽ và dũng cảm, để xộc thẳng vào góc khuất của những con người – cả phần con lẫn phần người, dù đó là một quan hệ khá tế nhị.



Bạn có thể thích hay không thích Bi đừng sợ. Nhưng chắc chắn rằng, để công bằng, bạn sẽ thấy đó là một phim được làm một cách tử tế, chăm chút và có nhiều điều gửi gắm bên trong về một thế giới rạn vỡ, nứt gãy và không thể gắn kết dù họ vẫn sống chung dưới một mái nhà. Sự cô độc đã trở thành định mệnh của con người hay chính con người, do sự ích kỷ của mình đã tạo nên định mệnh của sự cô độc đó?

Tôi không biết. Không biết tác giả sẽ trả lời thế nào nếu tôi hỏi như vậy.

Tôi đọc lại những bài phê bình.

Và tôi nghĩ về những người sáng tác

Tôi! Đừng sợ!

Làm những gì mình nghĩ và tin là đúng, đi tiếp con đường mình chọn và xác tín.

Đừng nhìn ngó xung quanh làm gì.

Vậy đó.
 

Oilman

Active Member
Ðề: [2010] Bi, đừng sợ! - Phan Đăng Di [VN]

Trường hợp 'Bi, đừng sợ' và văn hóa xem phim
Phải mất một đêm suy nghĩ và sáng nay đọc các lời bình của bài ‘Bi, đừng sợ thu hút hơn 3000 lượt khách sau 3 ngày’, tôi mới quyết định viết và gửi đến VnExpress những bức xúc xung quanh cái gọi là văn hóa cinema của một số người Hà thành và nhận xét của khán giả/ độc giả. (Phiphi)

18h00

Sau khi mua vé xem bộ phim được đánh giá cao, Bi đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di), tôi lang thang quanh sân Trung tâm chiếu phim Quốc gia (Hà Nội), lòng vui khi thấy cách tổ chức: nhà gửi xe, cửa vào tương đối thoáng đãng, hợp lý. Tôi leo lên tầng hai, dùng một cốc nước giải khát, đọc sách chờ đến giờ vào phòng chiếu phim.

Vẫn một cảm giác vui hứng đi xem phim.
Một cảnh trong phim
Một cảnh trong phim "Bi, đừng sợ".

18h45

Tôi đến trước cửa phòng chiếu số 2.

“Xin vui anh chờ, khách chưa ra hết”.

18h50

Tôi bước vào phòng chiếu, hai hướng dẫn viên chi chỗ cho tôi. Lịch sự, chuyên nghiệp. Phòng chiếu rất rộng. Đẹp!

18h55

Tôi đưa mắt quanh phòng, sao buồn vậy, chỉ có khoảng 30 người xem. Phim hay vậy cơ mà! Tôi hơi thất vọng.

19h00

Bắt đầu phim. Đúng giờ quá!

Bi, đừng sợ - Bi, n’aie pas peur. Đạo diễn Phan Đăng Di.

Một số người nhấp nhỏm chuyển dịch chỗ trên mấy hàng ghế trước. Người cầm bỏng ngô, người cầm cốc nước. “Xin mời ngồi xuống đi, phim đã bắt đầu rồi!” – Tôi thầm nói.

Ghế của tôi hàng K, số 11, đoạn giữa phòng chiếu. Tôi đến rạp chiếu một tiếng trước giờ chiếu phim. Khi đến quầy mua vé, tôi đã xin cô bán vé chỗ ngồi ở những hàng đầu, nhưng tôi vẫn chỉ có chỗ hàng K. Tôi đã nghĩ chắc phim hay, mọi người đến trước đã lấy hết hàng đầu.

Một số người vẫn nhấp nhỏm và đằng sau tôi vang lên tiếng rả rích của bỏng ngô. Cả 9 hàng ghế trước tôi hầu như trống không. Tôi nhẹ nhàng lên ngồi ở ghế đầu hàng E.
Từ trái sang: Phan Thành Minh (vai Bi), NSND Trần Tiến (vai ông của Bi) và Hoa Thúy (vai cô của Bi).
Từ trái sang: Phan Thành Minh (vai Bi), NSND Trần Tiến (vai ông của Bi) và Hoa Thúy (vai cô của Bi).

Hoa Thúy – Người cô, Kiều Trinh – Người mẹ.

Khán giả vẫn tiếp tục vào phòng chiếu. Họ loay hoay không biết ngồi đâu mặc dù có số ghế. Những ánh đèn pin lướt nhanh qua mặt tôi, vô tình thôi, người dẫn đường chỉ có ý định soi sáng lối đi cho những khách đến muộn (ánh sáng của phòng chiếu đã tắt, ánh sáng của phim đâu đủ để tìm chỗ). Tôi cũng cảm thấy áy náy vì đã “tự cho phép” chuyển từ hàng K lên hàng E. Tôi chỉ sợ người đến sau sẽ đòi lại chỗ mà tôi đang chiếm đoạt.

NSND Trần Tiến – Người Ông, Hà Phong - Người Bố, Phan Thành Minh, Bi.

Phòng chiếu có vẻ đông đúc hơn. Người xem vẫn tiếp tục vào. Tiếng xì xào vẫn còn đây đó. Tiếng lạo xạo của túi nylon. Tiếng rí rách của bỏng ngô. Tiếng động của nhà máy nước đá đang vào ca làm việc (một cảnh trong phim). Tiếng của các nhân vật trong phim. Tiếng nhạc nền.

Tôi vươn người dựa cằm vào hàng ghế trước, cố tập trung dòng suy nghĩ vào diễn biến bộ phim.

19h20

Khán giả vẫn tiếp tục vào phòng chiếu phim. (Phim hay mà, muộn 20 phút cũng đáng để xem!). Một đoàn khoảng gần chục người, tay túi, tay bỏng ngô đứng ngay trên hàng lang hỏi bâng quơ. “Ơ, phim Việt Nam à?”

Tại sao có người vào phòng chiếu phim rồi mà vẫn chưa biết là mình đang xem phim gì! 40,000 đồng một vé vào cửa đấy!

Phải sau 30 phút trôi qua tôi mới bình tâm để xem tiếp phim. Hy vọng không còn ai vào phòng chiếu nữa. (Phan Đăng Di, cầu ước anh sẽ không bao giờ bị tra tấn trong phòng phim như ngày hôm nay!)

Chưa hết, cứ mỗi cảnh quay hơi “trần tục”, một số (đông) khán giả lại ồ lên cười!

Cảnh người cô của Bi (cô giáo) nhìn bối rối trước cái đẹp của người “đàn ông” (chàng sinh viên) khi đi xe khách hay qua trận bóng đá dưới mưa làm mọi người cười. Tôi còn nghe thấy ai đó nói: “Cô với chả trò”. Trong số khán giả, có ai đó đã ngồi im, theo dõi để thấy được ý nghĩa của sự cô đơn như những chiếc lá khô ướp, cái lạnh lẽo của những viên đá, cái thèm khát trần tục (quên đi cái trần truồng) của đời thường? Đã đành là ai cũng được tự do suy nghĩ !

Khán giả cười khi thấy ông của Bi (xin đạo diễn và những ai đã xem bộ phim cho phép dùng nhân vật Bi làm tâm điểm) nằm xoài, gần như hồn sắp lìa thân, nhìn những giọt nước đá đang chảy từ trên giường của ông lăn xuống nền nhà vô giác?

Tôi đã từng nhìn thấy những giây phút cuối của một cuộc đời, người sinh ra tôi, quằn quại đau đớn vì bệnh tình, những viên đá nhỏ lặng câm cũng đã giảm đi được nỗi đau của ông. Những viên đã sẽ tan ra nước, sẽ trở về với đất, sẽ ngấm vào lòng đất và tan biến như một vòng đời.

Cuối phim, người mẹ dẫn Bi ra thăm mộ ông nội của Bi, một kết thúc rất hay. Một vòng đời đã qua đi được một năm, những vòng đời khác vẫn còn tiếp diễn. Chơi vơi như tiếng khóc nấc lên bên nấm mồ của người mẹ. Vô tư với những cánh chuồn bay của Bi. Trống vắng vì ta không được chia tay với bố của Bi. Cô đơn vì ta không được nhìn lại nét đẹp mà buồn sâu kín của người cô. Và cũng thanh thản vì nấm mộ đã bắt đầu lên cỏ xanh.
Nguyễn Hà Phong vào vai bố của Bi.
Nguyễn Hà Phong vào vai bố của Bi.

Đang xáo trộn với dòng suy nghĩ và lắng nghe những nốt nhạc (xin lỗi Vũ Nhật Tân) thì các ánh đèn của phòng chiếu bừng sáng, hai cửa ra vào rộng mở. Bốn nhân viên giữ rèm chờ khách ra. Nhiệt tình, tận tụy thế là cùng! Lại còn được cảm ơn tạm biệt với một giọng ngọt ngào nữa: "Cảm ơn quí vị đã đến xem phim tại…"

Thật tiếc cho những ai đã đóng góp cho sự "ra đời" (không dám nói đến sự thành công) của bộ phim.

"Nhà rạp" có biết được những đạo diễn đã phải vắt óc để tìm được kết cục bộ phim. Đôi khi chỉ là màn hình trắng (hoặc đen) với nền nhạc (hoặc âm thanh) cũng đủ để kéo người xem đến một tâm trạng tiếp theo? Xin đừng quan tâm quá mà mời "khách hàng" ra quá sớm vậy. Kẻ đứng, người chen chân để đi ra cửa càng nhanh càng tốt.

Tôi bàng hoàng không muốn rời phòng chiếu. Vỏng vọng bên tai là những "câu kết" của các khán giả xem phim buổi hôm đó.

"Ơ, hết rồi à?"

"Chả hiểu gì cả!"

"Khó hiểu nhỉ?"

Lòng buồn trĩu vì tôi thấy phim rất hay, rất "nghệ", rất thành công. Tôi đi lang thang dọc theo phố Láng Hạ rồi vẫy taxi đi về hướng “trung tâm văn minh: Hồ Hoàn Kiếm”.

Tôi chỉ muốn gửi một nhắn tin đến Phan Đăng Di: "Di ơi, đừng sợ".

Phiphi
Trường hợp 'Bi, đừng sợ' và văn hóa xem phim - VnExpress
 
Bên trên