Bí ẩn của cảm biến CCD

Angus_Bert

Film critic
Chắc một người chơi nhiếp ảnh bình thường sẽ phán vanh vách về kích thuớc cảm biến trên một chiếc máy ảnh. Dẫu vậy, những ai tự tin như thế thì cũng nên ngồi xuống một chút để nghe xem bạn có biết điều này không nhé.

47202-albums25018-picture57833.jpg

Không biết rằng có thể bạn có hiểu rõ cách thức họat động của những chiếc cảm biến kia không nhỉ. Nếu như không thì không sao, không biết cứ nói là không biết và sẽ có người dạy cho bạn, Bill Hammack là người đó. Tay vọc vạch này đã phá anh những chiếc màn hình LCD cho đến ổ đĩa cứng để giải trí và dạy lại cho nguời khác, lần này thì đến lượt cảm biến CCD. Thiết bị này được coi như là trái tim và linh hồn của một chiếc máy ảnh kĩ thuật số, biến những chùm photon ánh sáng thu vào được qua tấm nền cùng với bộ xử lí cực kì phức tạp để chuyển thành hình ảnh. Thứ khiến CCD thật sự ấn tượng chính là những giải pháp xuất sắc cho các vấn đề như độ nhiễu hay việc tái tạo màu. Coi video để tìm hiểu kĩ hơn nhé.

[video=youtube;wsdmt0De8Hw]http://www.youtube.com/watch?v=wsdmt0De8Hw&feature=player_embedded[/video]​

6497-albums22709-picture49541.jpg


Theo Engadget

 

boyvipcc16

Active Member
Ðề: Bí ẩn của cảm biến CCD

Khác với CPU, bộ cảm biến này có khả năng ghi nhận lại ánh sáng bên ngoài
biến những chùm photon ánh sáng thu vào được qua tấm nền cùng với bộ xử lí cực kì phức tạp để chuyển thành hình ảnh

Khi chụp 1 bức ảnh nó dc thu lại trên 1 bảng mạch trên bộ cảm biến (Có 3 màu Đỏ, Xanh lá & Xanh dương), nó ko khác gì những ô vuông người ta gọi đó là Pixel (Zoom bức hình các bạn sẽ thấy). Và sau đó chúng sẽ sắp xếp lại với nhau thành 1 bức ảnh hoàn chỉnh... Trc có xem 1 ctrình nói về cách hoạt động của 1 máy ảnh

Mình diễn đạt có hơi khó hiểu, sai sót xin mọi người sửa sai giùm:">
 

DAI_NGUYEN™

Active Member
Ðề: Bí ẩn của cảm biến CCD


có lần ra chỗ sắt vụn kếm đồ chơi em thấy cái máy ảnh hỏng , lấy về nghịch, tháo ra nhác thấy cái cảm biến đó em cũng đoán là nó
kể mà cái video kia có sub thì tốt em nghe kém nên chẳng hiểu gì, chỉ đoán đc chút chút
 
Ðề: Bí ẩn của cảm biến CCD

KHông hiểu mấy, mark lại mai nghe kỹ hơn. giờ đi ngủ thôi.
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Bí ẩn của cảm biến CCD

Không ai đọc bài này à.
Thấy hay cất công làm phụ đề Tiếng Việt cho bà con coi.
[video=youtube;7izZ9agjQOI]http://www.youtube.com/watch?v=7izZ9agjQOI[/video]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Haxen

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn của cảm biến CCD

Nguyên lý hoạt động của CCD

CCD bao gồm một mạng lưới như bàn cờ các điểm bắt sáng (điểm ảnh, pixel). Các điểm này lại được phủ các lớp lọc màu (thường là 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lam và xanh dương (Red, Green, Blue) để mỗi điểm chỉ bắt một màu nhất định. Do các điểm ảnh được phủ các lớp lọc màu khác nhau và được đặt xen kẽ nhau nên màu nguyên thủy tại một điểm của hình ảnh thật sẽ được tái hiện bằng màu từ một điểm ảnh chính kết hợp với các màu bù được bổ sung từ các điểm xung quanh bằng phương pháp nội suy.
Khi chụp ảnh, cửa trập mở ra, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm (thể hiện bằng độ khác nhau về điện áp) sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị (để đọc các giá trị khác nhau của mỗi điểm ảnh). Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.

Để dễ tưởng tượng quy trình xử lý ảnh của CCD, bạn hãy hình dung mỗi một điểm ảnh là một người cầm một xô nước. Khi ánh sáng tràn vào cũng giống như cơn mưa xuống, và mỗi người tùy theo độ dày đặc của cơn mưa (ánh sáng mạnh yếu thể hiện nên bức ảnh) sẽ hứng được một lượng nước khác nhau ở xô của mình. Sau khi số lượng nước của mỗi người đã được ghi nhớ, hàng ngoài cùng (hàng 1) sẽ đổ nước vào một cái rãnh (bộ đọc giá trị). Rãnh này sẽ ghi nhớ số lượng từng xô nước của hàng 1. Số lượng nước của hàng 2 được truyền đến cho hàng 1 rồi lại đổ vào rãnh, rãnh lại ghi nhớ số lượng nước của hàng 2. Rồi hàng 3 đổ vào hàng 2, hàng 4 đổ vào hàng 3, cứ thế truyền tay cho đến hết hàng cuối cùng là coi như thông tin về toàn bộ bức ảnh (màu sắc, đậm nhạt, sáng tối…) đã được truyền xong, tất cả mọi người lại sẵn sàng cho một cơn mưa khác tới (một kiểu ảnh mới).
Nhưng chính việc phải đọc thông tin theo từng hàng lần lượt một này khiếp cho chip CCD có bất lợi đó là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng (do nước từ xô người này bị bắn sang xô người khác), thiếu sáng (do xô người này truyền sang xô người kia không hết)… Để xử lý vấn đề này, một bộ đọc ảnh có kích cỡ bằng mạng lưới các hạt sáng được bổ sung xen kẽ (cạnh hàng người nào cũng có rãnh để đổ nước) để làm tăng tốc độ xử lý ảnh mà không bị suy giảm chất lượng, do đó quá trình đọc ảnh chỉ qua một lần đổ dữ liệu. Nhưng sự cải thiện này đòi hỏi phải có thêm không gian trên chip. Mà để sản xuất chip CCD cần có những thiết bị, phòng lab chuyên dụng, khiến cho giá thành CCD đã đắt lại càng thêm đắt.
 
Bên trên