Angus_Bert
Film critic
Hãng truyền thông BBC đang có một dự án tham vọng - tạo ra dạng âm thanh lập thể nổi ngay trên những chiếc tai nghe, thứ hứa hẹn sẽ mang đến cho người nghe đài 'một trải nghiệm khác biệt hoàn toàn' chỉ bằng việc sử dụng hai hay nhiều chiếc micro để thu lại âm thanh 3D.
Các cuộc thử nghiệm hiện tại đang được tiến hành bởi phòng Nghiên cứu và Phát triển (RnD) của hãng, một trong số đó là bài thử nghiệm bao gồm 10 thành viên trong dàn giao hưởng BBC Philharmonic Orchestra đứng chơi nhạc xung quanh vài chiếc micro được đặt theo nhiều vị trí và khoảng cách khác nhau.
Bên cạnh đó thì cũng đang có một phương pháp thu âm vòm khác đang được triển khai - 'thu âm từ đầu không não'. Theo đó thì một chiếc đầu nhân tạo được đặc chế từ các vật liệu dùng trong nhạc cụ sẽ cho phép mô phỏng lại được mô hình sóng âm truyền tải trong đầu người thật. Ở hai bên tai của chiếc đầu nhân tạo này sẽ có hai chiếc micro để thu âm.
Chris Pike, một nhà khoa học lâu năm tại phòng R&D của BBC chia sẻ rằng phương pháp từ cái đầu giả này không hề hiệu quả như mong đợi ban đầu. Thay vào đó thì việc ghi lại âm thanh từ 6 kênh khác nhau có thể được hoàn thành bằng phần mềm để tạo ra một dải âm 3D thực tế hơn - tương tự như cách các hãng phim vẫn làm với hệ thống âm thanh vòng 5.1 tại gia.
Hãng BBC cũng muốn tiếp tục nghiên cứu công trình của mình bằng việc phát triển một thiết bị theo dõi chuyển động của đầu và sau đó thay đổi hướng phát âm thanh cho phù hợp tùy theo phần đầu của người nghe đang ở vị trí nào.
Các công ty khác như Dolby và DTS đã cho ra mắt các hệ thống âm thanh lập thể của riêng mình và giờ thì BBC đang tự mình phát triển hai chương trình để theo đuổi mục đích này. Tuy vậy thì một số chuyên gia trong ngành công nghiệp này lại chỉ trích khá nhiều về hệ thống âm thanh lập thể 3D. Hugh Robjohns, biên tập kĩ thuật của tạp chí 'Sound on Sound' cho rằng nó thật ra chỉ là 'một trò hề vô nghĩa của phòng marketing, tự sướng rằng có hệ thống giả lập này thật sự gây ấn tượng.'
BBC vẫn chưa có một bước tiến nào trong việc mang âm thanh vòm đến cho các tiêu chuẩn truyền phát hiện tại. Nhưng nếu như có có thật, thì hi vọng âm thanh 3D sẽ không có số phận bèo bọt như hinh ảnh 3D.
![]() |
Các cuộc thử nghiệm hiện tại đang được tiến hành bởi phòng Nghiên cứu và Phát triển (RnD) của hãng, một trong số đó là bài thử nghiệm bao gồm 10 thành viên trong dàn giao hưởng BBC Philharmonic Orchestra đứng chơi nhạc xung quanh vài chiếc micro được đặt theo nhiều vị trí và khoảng cách khác nhau.
Bên cạnh đó thì cũng đang có một phương pháp thu âm vòm khác đang được triển khai - 'thu âm từ đầu không não'. Theo đó thì một chiếc đầu nhân tạo được đặc chế từ các vật liệu dùng trong nhạc cụ sẽ cho phép mô phỏng lại được mô hình sóng âm truyền tải trong đầu người thật. Ở hai bên tai của chiếc đầu nhân tạo này sẽ có hai chiếc micro để thu âm.
Chris Pike, một nhà khoa học lâu năm tại phòng R&D của BBC chia sẻ rằng phương pháp từ cái đầu giả này không hề hiệu quả như mong đợi ban đầu. Thay vào đó thì việc ghi lại âm thanh từ 6 kênh khác nhau có thể được hoàn thành bằng phần mềm để tạo ra một dải âm 3D thực tế hơn - tương tự như cách các hãng phim vẫn làm với hệ thống âm thanh vòng 5.1 tại gia.
Hãng BBC cũng muốn tiếp tục nghiên cứu công trình của mình bằng việc phát triển một thiết bị theo dõi chuyển động của đầu và sau đó thay đổi hướng phát âm thanh cho phù hợp tùy theo phần đầu của người nghe đang ở vị trí nào.
Các công ty khác như Dolby và DTS đã cho ra mắt các hệ thống âm thanh lập thể của riêng mình và giờ thì BBC đang tự mình phát triển hai chương trình để theo đuổi mục đích này. Tuy vậy thì một số chuyên gia trong ngành công nghiệp này lại chỉ trích khá nhiều về hệ thống âm thanh lập thể 3D. Hugh Robjohns, biên tập kĩ thuật của tạp chí 'Sound on Sound' cho rằng nó thật ra chỉ là 'một trò hề vô nghĩa của phòng marketing, tự sướng rằng có hệ thống giả lập này thật sự gây ấn tượng.'
BBC vẫn chưa có một bước tiến nào trong việc mang âm thanh vòm đến cho các tiêu chuẩn truyền phát hiện tại. Nhưng nếu như có có thật, thì hi vọng âm thanh 3D sẽ không có số phận bèo bọt như hinh ảnh 3D.

Theo WhatHiFi