Bạn muốn định cư Hoa Kỳ nhưng vẫn chưa hiểu rõ về Luật Di Trú Mỹ?

Bạn muốn định cư Mỹ nhưng vẫn chưa hiểu rõ về Luật Di Trú Mỹ? Một số ít các điều lệ pháp lý căn bản trong Bộ Luật Di Trú Mỹ (US Immigration Law), mà những điều lệ này rất thông dụng cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ theo các diện nhập cảnh khác nhau (Different Types of Nonimmigrant Visas) được liệt kê theo thứ tự dưới đây:

Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ tạm thời (Temporary Visas):
  • Loại chiếu khán B-1 Visa (Temporary Business Visitor) được cấp cho những người có dịch vụ thương mại với những cơ quan, công ty hay hãng xưởng tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn như đến tham dự các cuộc hội thảo, gặp khách hàng, ký kết các thỏa thuận thương mại v.v.. Loại này không được phép đến Hoa Kỳ làm việc.
  • Loại chiếu khán B-2 Visa (Temporary Visitor For Pleasure). Loại chiếu khán này được cấp cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc để nghỉ hè tại đây hoặc du lịch trong ngắn ngày. Loại này có thể được cấp cho phép nhập cảnh nhiều lần vào Hoa Kỳ, mỗi lần tối đa 6 tháng và phải có sự bảo đảm về tài chính. Loại này cũng có thể cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do chữa bệnh. Nhưng phải có giấy tờ của bác sĩ hay của bệnh viện chứng nhận là sẽ chữa bệnh cho bệnh nhân và cần phải nêu rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu.
  • Loại chiếu khán C Visa. Loại này được cấp cho những người đến viếng thăm một quốc gia khác, nhưng trên đường đi hay trên đường về, muốn ghé qua Hoa Kỳ. Loại này có thể xin định cư Mỹ tối đa 1 tháng, nhưng không thể xin đổi sang một loại chiếu khán khác và loại chiếu khán này cũng không được phép xin gia hạn.
  • Loại chiếu khán E-1 và E-2 Visa. Loại này được cấp cho những nhà đầu tư thương mại với Hoa Kỳ mà những nước này đã ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Nga và Trung Quốc, v.v…
  • Loại chiếu khán F-1 Visa dành cho đối tượng là du học sinh. Loại này đòi hỏi du học sinh phải có đủ điểm khả năng Anh Ngữ tối thiểu tuỳ theo yêu cầu các trường đại học đòi hỏi, hoặc cấp cho những du học sinh nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
ban-da-hieu-ro-luat-di-tru-de-dinh-cu-tai-my-6-1-300x169.jpg

Loại chiếu khán F-1 Visa cho du học sinh

  • Loại chiếu khán H Visa (Temporary Worker). Loại này cấp cho nhân công được thuê mướn làm việc tại các nông trại, hoặc những ngoại kiều đến học việc (Trainees) và cấp cho những thân nhân trong gia đình của những nhân công làm việc tại nông trại như vợ chồng hoặc con cái. Loại chiếu khán này chỉ có giá trị tối đa từ 1 năm cho đến 3 năm. Loại chiếu khán học việc chỉ có giá trị tối đa là 2 năm và thân nhân trong gia đình như vợ chồng hoặc con cái cũng có thể được đi theo bằng loại chiếu khán H-4.
  • Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (hôn thê hay hôn phu). Những người này khi đã nhập cư Mỹ rồi thì phải lập hôn thú trong vòng 3 tháng, quá hạn này mà không làm hôn thú thì phải trở về nguyên quán. Nếu những người này có con dưới tuổi vị thành niên thì vẫn có thể được phép đưa vào Hoa Kỳ.
ban-da-hieu-ro-luat-di-tru-de-dinh-cu-tai-my-2.jpg

Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (hôn thê hay hôn phu)

  • Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo như Nhà Thờ, Chùa, các trường học tôn giáo, cơ quan truyền giáo, các tổ chức tôn giáo từ thiện phi lợi nhuận. Những người này chỉ cần có giấy chứng thực là hội viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo tại quê nhà và phải có giấy xác nhận của cơ quan tôn giáo ở đây là sẽ chấp nhận đương sự vào làm việc cho cơ quan đủ thời gian (Full-time job) và cơ quan tuyển dụng phải chứng minh có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương sự. Đối với hầu hết trường hợp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo loại chiếu khán này, đương sự phải chứng tỏ được là mình sẽ quay trở về nguyên quán sau khi giấy chiếu khán hết hạn. Ngoại trừ có một số ít loại chiếu khán này, sau khi làm việc liên tục được 2 năm cho cơ quan, đương sự có thể xin chuyển đổi sang loại chiếu khán di dân (Immigrant Visa) thay vì loại chiếu khán không di dân (Nonimmigrant Visa). Sự chuyển đổi sang loại này rất có giới hạn và ít người hội đủ điều kiện.
    ban-da-hieu-ro-luat-di-tru-de-dinh-cu-tai-my-4-1.jpg

    Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo
Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân (Immigrant Visas) gồm có:
  1. Những công dân có quốc tịch Hoa Kỳ (US Citizens) có thể bảo trợ những người có liên hệ ruột thịt (Immediate relatives) như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột vào Hoa Kỳ theo diện di dân để trở thành thường trú ngay khi những người này đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên những công dân không có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ là thường trú nhân vẫn có thể bảo lãnh đi Mỹ cho vợ hoặc chồng, con cái độc thân dưới 21 tuổi, hoặc con cái độc thân từ 21 tuổi trở lên, nhưng thời gian nhập cảnh Hoa Kỳ phải chờ đợi lâu hơn công dân có quốc tịch Hoa Kỳ.
  2. Tất cả có 4 Loại Thích Ứng Ưu Tiên (4 Preference Categories) được áp dụng cho vấn đề bảo trợ những thân nhân ruột thịt vừa kể trên:
  • Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Nhất (First Preference Category). Loại này bao gồm người có quốc tịch được quyền bảo trợ cha mẹ, vợ chồng hay con cái dưới 21 tuổi không bị chi phối bởi thời gian chỉ định (Quota). Tuy nhiên cha mẹ có quốc tịch vẫn có quyền bảo trợ những người con trưởng thành trên 21 tuổi còn độc thân. Nếu con cái đã lập gia đình thì không thuộc vào diện này nữa mà thuộc vào Loại Diện Thứ Ba (Third Preference Category), phải chờ lâu hơn để có thể đoàn tụ với cha mẹ.
  • Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Hai (Second Preference Category). Thường trú nhân có thể bảo trợ cho vợ hay chồng như người có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng phải chờ đợi lâu hơn từ 4 đến 5 năm mới có giấy chiếu khán nhập cảnh. Trong thời gian chờ đợi giấy chiếu khán, nếu người chồng hay người vợ nhập quốc tịch thì không phải chờ đợi lâu nữa. Thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái còn độc thân bất cứ ở tuổi nào. Cha hay mẹ thường trú nhân (Permanent resident parent) vẫn có thể bảo trợ cho con cái riêng (Stepchildren) của hai bên, nếu giá thú ký trước ngày người con riêng đủ 18 tuổi. Cha hay mẹ thường trú nhân cũng có thể bảo trợ cho con nuôi trước khi chúng đủ 16 tuổi, nhưng ít nhất cha hay mẹ phải sống chung với những người con này được 2 năm.
  • Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Ba (Third Preference Category). Cha mẹ có quốc tịch có thể bảo trợ cho con cái đã lập gia đình cùng với các cháu còn độc thân và dưới 21 tuổi.
  • Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Tư (Fourth Preference Category). Anh, chị, em có quốc tịch Mỹ có thể bảo trợ cho anh, chị em độc thân hay đã lập gia đình. Anh, chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha (Half-brother or half-sisters) có quốc tịch vẫn có thể bảo trợ cho nhau và những người con dưới 21 tuổi còn độc thân vẫn được quyền theo cha mẹ của chúng.
Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí tại:

Địa chỉ: Lầu 5 Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: (84 28) 38 222 102 – Hotline: 0944 46 42 43
Xem thêm tại webiste : http://baolanhdinhcu.net/
 
Bên trên