lengockhanhi
Film critic
Bài viết này nằm trong loạt 7 bài tổng kết về lịch sử phát triển thú vui điện ảnh tại Việt Nam.
Video CD (viết tắt VCD) không hẳn là một loại dĩa (như DVD hay Bluray) mà đúng hơn là một định dạng lưu trữ. Định dạng phim này được phát minh từ năm 1993 dưới sự liên kết của Sony, Philips và JVC, cũng là thương hiệu của những máy chơi dĩa VCD đầu tiên. Dĩa VCD sử dụng hình ảnh mã hóa chuẩn MPEG-1, độ phân giải 352x240 (NTSC) và 352x288 (PAL) theo tỉ lệ 4:3. Tốc độ khung hình là 23.976 fps cho NTSC, 25 fps cho PAL. Bitrate video hằng định 1,150 kbps. Âm thanh VCD sử dụng codec: MPEG-1 Audio Layer II, tần số 44,1 KHz với 2 kênh (stereo), Bitrate: 224 kbps. Dĩa VCD không có Playback menu hay lựa chọn phụ đề, âm thanh. Một số phim VCD có 2 ngôn ngữ thực chất là đã hi sinh 1 kênh âm thanh cho mỗi ngôn ngữ, và như vậy ta chỉ nghe được âm thanh Mono.
Nếu xem VCD trên một TV CRT kích thước màn hình nhỏ, ta có thể tạm chấp nhận rằng hình ảnh vidéo của VCD so sánh được với băng VHS, và VCD có một ưu điểm mà băng VHS không có, chính là sự trung thành của bản sao và bền bỉ của dữ liệu theo thời gian. Thậm chí người ta sẵn sàng tin rằng kĩ thuật số luôn tốt hơn tín hiệu analog, giống như dĩa CD Audio thì hay hơn băng cassette, nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận ban đầu.
VCD chỉ là thử nghiệm đầu tiên trên con đường kĩ thuật số, một bước dò dẫm của công nghệ trước khi nó lên đến đỉnh cao thực sự. Đối với những người xem phim sành điệu thuộc dạng vidéophile, đĩa VCD có giá trị kém, nếu không muốn nói là vô giá trị, nó là định dạng video kỹ thuật số tiêu chuẩn đầu tiên và vì thế còn rất nhiều nhược điểm. Để dễ hình dung, các bạn có thể hiểu rằng phim DVD có độ phân giải cao hơn gấp 4 lần so với VCD, còn phim HD trên dĩa Bluray chúng ta xem ngày nay có độ phân giải cao hơn VCD tới 16 lần. Hình ảnh trên VCD có bitrate vô cùng nghèo nàn, dễ dàng bị vỡ thành từng ô vuông đủ màu trên màn hình (về mặt này thì những sọc nhiễu của băng VHS còn dễ chịu hơn, theo ý kiến cá nhân Nhi thấy). Tệ hơn nữa, chỉ cần một vết trầy xước trên mặt dĩa cũng đủ khiến cho dĩa bị đứng hình luôn, không thể nào xem tiếp được. Cuối cùng, VCD chỉ cho phép chứa tối đa 74 phút phim nên một phim phải cần tới 2 dĩa, và chúng ta phải thay dĩa giữa chừng, rất bất tiện. Tất cả ưu thế của VCD là về giá trị kinh tế… chấm hết.
Phải chờ đến năm 1997 thì người Việt Nam mới lần đầu được biết tới dĩa VCD, nhưng đó không phải là những VCD Home Video chính thức có bản quyền như ở Hong Kong hay các nước Châu Á khác, thực chất những VCD phim tại VN đều có nguồn gốc bất hợp pháp, với nội dung copy lại từ dĩa DVD (!) Vậy đó, khán giả Việt Nam luôn bị chậm trễ một vài năm về công nghệ so với thị trường Home Video chính thống trên thế giới. Ở cuối bài Nhi sẽ giải thích vì sao lại có chuyện này.
Hình: Logo nguyên bản của định dạng VCD năm 1993 do JVC và Sony phát minh.
Hình: Một đầu chơi VCD-CD thế hệ cũ, thường kết hợp với chức năng karaoke.
Hình: Model phổ biến nhất của JVC ở VN khoảng năm 1997: đầu chơi VCD và karaoke có khả năng tự đổi 3 dĩa.
Hình: Bìa dĩa VCD phim Đổ Thần - VCD chính thức phát hành tại Hong Kong bởi hãng Mỹ Á, hiện nay một số trang web bán dĩa Hong Kong vẫn còn kinh doanh dĩa VCD.
Tại Việt Nam, trở về năm 1997...
Những tựa phim đầu tiên xuất hiện dưới định dạng VCD đều là những phim Action hoặc kinh dị, chúng đủ sức gây tò mò cho khán giả, như: Rambo III, Die Hard, Anh Hùng Bản Sắc, Commando, Deep Rising … Ban đầu VCD xuất hiện thưa thớt tại các cửa hàng cho thuê băng Video lớn, và giá cho thuê của nó không hề rẻ, chúng chủ yếu phục vụ cho những người xem phim bằng máy tính, vì đầu chơi dĩa VCD lúc này vẫn chưa phổ biến, chỉ có hàng nội địa của Nhật. Chất lượng hình ảnh của những phim ban đầu này cũng rất nghèo, vì giới hạn của card video thời điểm đó và VCD được tạo ra ở nhà các đầu nậu dĩa chứ không phải sản xuất theo công nghiệp như dĩa Hong Kong, nhưng độ bền của chúng rất đáng nể. Những dĩa VCD này chép trên dĩa CD Rom Recordable chất lượng cao, dày và nặng và chép thủ công (chúng ta cần nhớ là khoảng năm 1996 những ổ ghi CD-Rom có giá trên trời và tốc độ nhanh như… con rùa (1x-2x). Về sau này dĩa lậu được chép hàng loạt, sử dụng phôi dĩa dỏm nên chỉ xem được thời gian ngắn là hư hỏng, phải cho vào thùng rác.
Sau giai đoạn thử nghiệm, VCD dần dần có chỗ đứng của mình, đánh bạt hoàn toàn băng VHS, và nó không những được cho thuê, mà còn được bán. Giá VCD rất rẻ so với túi tiền của người dân nên rất được ưa chuộng. Một số cửa hàng còn cho phép khách mang dĩa cũ xem xong ra đổi dĩa mới. Ngoài thị trường trôi nổi, còn có những thương hiệu sản xuất VCD có uy tín như trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Cao Thắng (chuỗi cửa hàng Mắt Vàng), dĩa của những tiệm này được mã hóa, không thể sao chép được, hình ảnh đẹp và phụ đề chính xác, nên rất được yêu thích. Đây chính là tiền thân của hoạt động kinh doanh DVD sau này của các thương hiệu nêu trên. Các bạn chắc còn nhớ mình xem những phim như Saving Private Ryan, Gladiator, Mummy chính từ những dĩa VCD chất lượng cao này.
Hình: Một cửa hiệu băng dĩa (lậu) trên đường Huỳnh thúc Kháng, TP. HCM, đây là thánh địa nổi tiếng của mọi thời kì với dân chơi phim ảnh.
Hình: Một cửa hàng bán dĩa CD và VCD điển hình có thể gặp trên mọi miền đất nước VN
Hình: Một cửa hàng bán dĩa VCD điển hình ở châu Á
Những thành quả của thời kì VCD
Về mặt xã hội, thời kì VCD đối với cộng đồng Việt Nam cũng mang ý nghĩa như đối với công nghệ vậy, nó là một sự phấn đấu mạnh mẽ cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc chuyển mình trong sự thưởng thức phim ảnh. Nếu không có dĩa VCD, và người Việt Nam vẫn giữ thói quen thuê băng VHS để xem phim, trong 10 năm hoặc lâu hơn nữa sẽ không bao giờ chúng ta biết đến thú vui điện ảnh đích thực. Thời kì VCD đã có rất nhiều đóng góp, trong đó nhiều thay đổi có tính cách mạng.
1) Thay đổi đầu tiên mà VCD mang lại là thông tin về phim ảnh, chỉ một tấm hình nhỏ làm bìa dĩa, nhưng nó đã giúp thay đổi hoàn toàn nhân thức của khán giả về việc phân loại, hệ thống phim. Khi còn xem phim trên băng VHS khán giả được biết rất ít, hay hoàn toàn mù mờ về thế giới điện ảnh. Nhãn băng VHS chỉ đủ để ghi tên phim (bằng tiếng việt, và được đặt bừa bãi vô tội vạ), tên diễn viên và dòng chữ : thuyết minh hay phụ đề, hết. Nếu mọi việc cứ tiếp tục như vậy không bao giờ chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về phim ảnh.
Một bìa dĩa VCD cung cấp thông tin nhiều hơn : hình ảnh poster phim, khuôn mặt các diễn viên, và quan trọng nhất là : tên phim bằng tiếng anh, kèm theo tên đạo diễn, diễn viên. Người viết bài này đã từng quản lý, hệ thống hóa việc xem phim của mình chính từ những bìa dĩa VCD như thế. Với tên gốc và poster, người xem không còn bị lạc vào mê hồn trận của những tên phim và phân định rõ ràng phim nào có giá trị và phim nào nhảm nhí. Họ chủ động sn tìm và chọn lọc phim để xem chứ không há miệng chờ sung rụng may rủi như trước.
Nhi bắt đầu săn tìm phim hay để xem bằng trang Imdb và Amazon từ rất sớm, khoảng năm 1999 Nhi đã in ra một danh sách hàng trăm phim có điểm số cao, và trong đầu ghi nhớ những cái tựa này, để vớt ngay khi chúng xuất hiện trong những cái rổ dĩa ngoài chợ trời, và Nhi không bao giờ bị mắc lừa bởi những tựa phim giả, phim rẻ tiền như lúc còn thuê băng VHS nữa.
2) Thay đổi tất yếu kéo theo, chính là về số lượng phim. Thụ hưởng lớn nhất chúng ta có từ công nghệ VCD chính là dòng phim Hong Kong. Chưa bao giờ khán giả Việt Nam lại có được một cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về điện ảnh Hong Kong như ở thời VCD. Vào thời kì băng VHS, phim Hong Kong phát hành theo kiểu rải rác, may rủi, với một chất lượng hình ảnh và âm thanh rất nghèo nàn, cộng với việc đặt tên không hệ thống, khiến khán giả « biết mà như chưa biết ».
Nhờ việc phát hành VCD phim Hong Kong, chúng ta mới được xem trọn vẹn và dễ dàng những dòng phim huyền thoại như: phim kiếm hiệp của Từ Khắc, Trình tiểu Đông, phim Cương Thi, phim hài Châu Tinh Trì, phim Thành Long, phim xã hội đen... Ngay cả sau này khi có DVD và Bluray, chúng ta cũng chưa bao giờ được xem phim Hong Kong nhiều và hay như thời VCD, có những tựa phim gần như thất truyền và chỉ được thấy trên VCD.
Dòng phim thứ hai được hệ thống hóa chính là thể loại kinh dị Mỹ, nhờ thông tin poster, tên phim chính xác và nguồn dĩa dồi dào mà chỉ trong 4 năm từ 1999-2003 dĩa VCD đã mang thể loại kinh dị đến cho khán giả Việt Nam. Tỉ lệ phát hành lúc đó là cứ 3 phim Mỹ thì đã có 2 phim kinh dị. Lần lượt những phim kinh dị huyền thoại như The Thing, Ma Đinh, Ma Cây, Zombie, Phanstasm, The Omen cho tới phim kinh dị Stephen Kings ra mắt khán giả. Rất nhiều bạn trẻ chưa từng xem phim kinh dị đã làm quen và yêu thích với thể loại này từ nguồn dĩa VCD. Ngoài ra phải kể tới một vài thành công nhỏ nữa của thời kì VCD, là đem những serie TV như Hồ Sơ X, CSI đến với khán giả, lần đầu người Việt biết khái niệm xem những series TV của Mỹ lôi cuốn ra sao tại nhà.
3) Tính phổ biến và dễ dàng trong việc sưu tập:
Dĩa VCD thực chất chỉ là 1 cái CD-Rom, vì thế chúng cực kì dễ sản xuất, sao chép. Chưa bao giờ thế giới ngầm phim lậu tại VN lại phát triển khủng khiếp như những năm đầu thế kỉ 21. Gần như mọi nhà đều có đầu dĩa VCD và truyền hình màu, và máy vi tính không còn là ước mơ quá cao xa với các bạn sinh viên. Chỉ cần 1 máy tính cộng với 1 ổ ghi CD-Rom loại bèo thì mỗi người đều có thể tự tạo cho mình một thư viện phim cá nhân. Thú sưu tầm phim chưa bao giờ dễ dàng và phổ biến như vậy. Dĩa trắng mua giá sỉ tại các hiệu buôn, mỗi cọc 50-100 cái, tha hồ chép phim để dành, rồi in nhãn dĩa. Nếu không có thời kì VCD, có lẽ khái niệm chơi phim không phổ biến như bây giờ, khán giả không còn đi thuê phim rồi trả, họ muốn giữ cho riêng mình những bộ phim hay.
Như đã nói ở trên, nhược điểm quan trọng nhất của VCD chính là chất lượng hình ảnh âm thanh nghèo nàn. Tuy nhiên VCD lại tồn tại ở VN lâu đến mức kinh ngạc (mãi đến năm 2005 dĩa VCD vẫn chưa bị khai tử tại VN, trong khi ở Nhật nó đã chính thức chết ngủm chỉ vài năm khi DVD ra đời). Thực ra ngay từ năm 2000 thì những phim VCD « chất lượng cao » tại VN thực chất chỉ là bản copie nghèo nàn của phim gốc trên DVD.
Nguyên nhân chính có lẽ vì rào cản ngôn ngữ. Phim DVD có mặt ở VN từ rất sớm, khoảng năm 1996 đã có những dĩa DVD đầu tiên, và những đầu DVD player của Pioneer, Sony… nhưng chúng chỉ nằm trong tay những tay videophile rất giàu có, hoặc những đầu nậu làm dĩa lậu. Cho tới năm 2004 dĩa DVD không cách nào phổ biến được dù giá của chúng ngày càng hạ, đến mức rẻ mạt, vì người ta vẫn chưa nghĩ ra cách đưa tiếng Việt vào dĩa DVD. Chỉ có những người đọc hoặc nghe tốt tiếng Anh mới có thể xem được phim DVD, bản thân Nhi cũng phải cắn răng xem phim thời gian đầu (hơn 1 năm) mà trong đầu cứ lùng bùng, để đánh đổi chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp của DVD. Khi DVD có phụ đề VN xuất hiện thì cũng đã gần hết năm 2005, và chỉ 2 năm sau đó đến lượt dĩa Bluray ra đời khai tử DVD. Các bạn thấy đó: Chính rào cản ngôn ngữ chứ không phải kinh tế đã khiến dân Việt Nam mình luôn bị tụt hậu về công nghệ giải trí so với nước ngoài như thế nào.
Vài hôm nữa Nhi sẽ viết tiếp chủ đề này.
Video CD (viết tắt VCD) không hẳn là một loại dĩa (như DVD hay Bluray) mà đúng hơn là một định dạng lưu trữ. Định dạng phim này được phát minh từ năm 1993 dưới sự liên kết của Sony, Philips và JVC, cũng là thương hiệu của những máy chơi dĩa VCD đầu tiên. Dĩa VCD sử dụng hình ảnh mã hóa chuẩn MPEG-1, độ phân giải 352x240 (NTSC) và 352x288 (PAL) theo tỉ lệ 4:3. Tốc độ khung hình là 23.976 fps cho NTSC, 25 fps cho PAL. Bitrate video hằng định 1,150 kbps. Âm thanh VCD sử dụng codec: MPEG-1 Audio Layer II, tần số 44,1 KHz với 2 kênh (stereo), Bitrate: 224 kbps. Dĩa VCD không có Playback menu hay lựa chọn phụ đề, âm thanh. Một số phim VCD có 2 ngôn ngữ thực chất là đã hi sinh 1 kênh âm thanh cho mỗi ngôn ngữ, và như vậy ta chỉ nghe được âm thanh Mono.
Nếu xem VCD trên một TV CRT kích thước màn hình nhỏ, ta có thể tạm chấp nhận rằng hình ảnh vidéo của VCD so sánh được với băng VHS, và VCD có một ưu điểm mà băng VHS không có, chính là sự trung thành của bản sao và bền bỉ của dữ liệu theo thời gian. Thậm chí người ta sẵn sàng tin rằng kĩ thuật số luôn tốt hơn tín hiệu analog, giống như dĩa CD Audio thì hay hơn băng cassette, nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận ban đầu.
VCD chỉ là thử nghiệm đầu tiên trên con đường kĩ thuật số, một bước dò dẫm của công nghệ trước khi nó lên đến đỉnh cao thực sự. Đối với những người xem phim sành điệu thuộc dạng vidéophile, đĩa VCD có giá trị kém, nếu không muốn nói là vô giá trị, nó là định dạng video kỹ thuật số tiêu chuẩn đầu tiên và vì thế còn rất nhiều nhược điểm. Để dễ hình dung, các bạn có thể hiểu rằng phim DVD có độ phân giải cao hơn gấp 4 lần so với VCD, còn phim HD trên dĩa Bluray chúng ta xem ngày nay có độ phân giải cao hơn VCD tới 16 lần. Hình ảnh trên VCD có bitrate vô cùng nghèo nàn, dễ dàng bị vỡ thành từng ô vuông đủ màu trên màn hình (về mặt này thì những sọc nhiễu của băng VHS còn dễ chịu hơn, theo ý kiến cá nhân Nhi thấy). Tệ hơn nữa, chỉ cần một vết trầy xước trên mặt dĩa cũng đủ khiến cho dĩa bị đứng hình luôn, không thể nào xem tiếp được. Cuối cùng, VCD chỉ cho phép chứa tối đa 74 phút phim nên một phim phải cần tới 2 dĩa, và chúng ta phải thay dĩa giữa chừng, rất bất tiện. Tất cả ưu thế của VCD là về giá trị kinh tế… chấm hết.
Phải chờ đến năm 1997 thì người Việt Nam mới lần đầu được biết tới dĩa VCD, nhưng đó không phải là những VCD Home Video chính thức có bản quyền như ở Hong Kong hay các nước Châu Á khác, thực chất những VCD phim tại VN đều có nguồn gốc bất hợp pháp, với nội dung copy lại từ dĩa DVD (!) Vậy đó, khán giả Việt Nam luôn bị chậm trễ một vài năm về công nghệ so với thị trường Home Video chính thống trên thế giới. Ở cuối bài Nhi sẽ giải thích vì sao lại có chuyện này.

Hình: Logo nguyên bản của định dạng VCD năm 1993 do JVC và Sony phát minh.

Hình: Một đầu chơi VCD-CD thế hệ cũ, thường kết hợp với chức năng karaoke.
Hình: Model phổ biến nhất của JVC ở VN khoảng năm 1997: đầu chơi VCD và karaoke có khả năng tự đổi 3 dĩa.

Hình: Bìa dĩa VCD phim Đổ Thần - VCD chính thức phát hành tại Hong Kong bởi hãng Mỹ Á, hiện nay một số trang web bán dĩa Hong Kong vẫn còn kinh doanh dĩa VCD.
Tại Việt Nam, trở về năm 1997...
Những tựa phim đầu tiên xuất hiện dưới định dạng VCD đều là những phim Action hoặc kinh dị, chúng đủ sức gây tò mò cho khán giả, như: Rambo III, Die Hard, Anh Hùng Bản Sắc, Commando, Deep Rising … Ban đầu VCD xuất hiện thưa thớt tại các cửa hàng cho thuê băng Video lớn, và giá cho thuê của nó không hề rẻ, chúng chủ yếu phục vụ cho những người xem phim bằng máy tính, vì đầu chơi dĩa VCD lúc này vẫn chưa phổ biến, chỉ có hàng nội địa của Nhật. Chất lượng hình ảnh của những phim ban đầu này cũng rất nghèo, vì giới hạn của card video thời điểm đó và VCD được tạo ra ở nhà các đầu nậu dĩa chứ không phải sản xuất theo công nghiệp như dĩa Hong Kong, nhưng độ bền của chúng rất đáng nể. Những dĩa VCD này chép trên dĩa CD Rom Recordable chất lượng cao, dày và nặng và chép thủ công (chúng ta cần nhớ là khoảng năm 1996 những ổ ghi CD-Rom có giá trên trời và tốc độ nhanh như… con rùa (1x-2x). Về sau này dĩa lậu được chép hàng loạt, sử dụng phôi dĩa dỏm nên chỉ xem được thời gian ngắn là hư hỏng, phải cho vào thùng rác.
Sau giai đoạn thử nghiệm, VCD dần dần có chỗ đứng của mình, đánh bạt hoàn toàn băng VHS, và nó không những được cho thuê, mà còn được bán. Giá VCD rất rẻ so với túi tiền của người dân nên rất được ưa chuộng. Một số cửa hàng còn cho phép khách mang dĩa cũ xem xong ra đổi dĩa mới. Ngoài thị trường trôi nổi, còn có những thương hiệu sản xuất VCD có uy tín như trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Cao Thắng (chuỗi cửa hàng Mắt Vàng), dĩa của những tiệm này được mã hóa, không thể sao chép được, hình ảnh đẹp và phụ đề chính xác, nên rất được yêu thích. Đây chính là tiền thân của hoạt động kinh doanh DVD sau này của các thương hiệu nêu trên. Các bạn chắc còn nhớ mình xem những phim như Saving Private Ryan, Gladiator, Mummy chính từ những dĩa VCD chất lượng cao này.


Hình: Một cửa hiệu băng dĩa (lậu) trên đường Huỳnh thúc Kháng, TP. HCM, đây là thánh địa nổi tiếng của mọi thời kì với dân chơi phim ảnh.

Hình: Một cửa hàng bán dĩa CD và VCD điển hình có thể gặp trên mọi miền đất nước VN

Hình: Một cửa hàng bán dĩa VCD điển hình ở châu Á
Những thành quả của thời kì VCD
Về mặt xã hội, thời kì VCD đối với cộng đồng Việt Nam cũng mang ý nghĩa như đối với công nghệ vậy, nó là một sự phấn đấu mạnh mẽ cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc chuyển mình trong sự thưởng thức phim ảnh. Nếu không có dĩa VCD, và người Việt Nam vẫn giữ thói quen thuê băng VHS để xem phim, trong 10 năm hoặc lâu hơn nữa sẽ không bao giờ chúng ta biết đến thú vui điện ảnh đích thực. Thời kì VCD đã có rất nhiều đóng góp, trong đó nhiều thay đổi có tính cách mạng.
1) Thay đổi đầu tiên mà VCD mang lại là thông tin về phim ảnh, chỉ một tấm hình nhỏ làm bìa dĩa, nhưng nó đã giúp thay đổi hoàn toàn nhân thức của khán giả về việc phân loại, hệ thống phim. Khi còn xem phim trên băng VHS khán giả được biết rất ít, hay hoàn toàn mù mờ về thế giới điện ảnh. Nhãn băng VHS chỉ đủ để ghi tên phim (bằng tiếng việt, và được đặt bừa bãi vô tội vạ), tên diễn viên và dòng chữ : thuyết minh hay phụ đề, hết. Nếu mọi việc cứ tiếp tục như vậy không bao giờ chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về phim ảnh.
Một bìa dĩa VCD cung cấp thông tin nhiều hơn : hình ảnh poster phim, khuôn mặt các diễn viên, và quan trọng nhất là : tên phim bằng tiếng anh, kèm theo tên đạo diễn, diễn viên. Người viết bài này đã từng quản lý, hệ thống hóa việc xem phim của mình chính từ những bìa dĩa VCD như thế. Với tên gốc và poster, người xem không còn bị lạc vào mê hồn trận của những tên phim và phân định rõ ràng phim nào có giá trị và phim nào nhảm nhí. Họ chủ động sn tìm và chọn lọc phim để xem chứ không há miệng chờ sung rụng may rủi như trước.
Nhi bắt đầu săn tìm phim hay để xem bằng trang Imdb và Amazon từ rất sớm, khoảng năm 1999 Nhi đã in ra một danh sách hàng trăm phim có điểm số cao, và trong đầu ghi nhớ những cái tựa này, để vớt ngay khi chúng xuất hiện trong những cái rổ dĩa ngoài chợ trời, và Nhi không bao giờ bị mắc lừa bởi những tựa phim giả, phim rẻ tiền như lúc còn thuê băng VHS nữa.
2) Thay đổi tất yếu kéo theo, chính là về số lượng phim. Thụ hưởng lớn nhất chúng ta có từ công nghệ VCD chính là dòng phim Hong Kong. Chưa bao giờ khán giả Việt Nam lại có được một cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về điện ảnh Hong Kong như ở thời VCD. Vào thời kì băng VHS, phim Hong Kong phát hành theo kiểu rải rác, may rủi, với một chất lượng hình ảnh và âm thanh rất nghèo nàn, cộng với việc đặt tên không hệ thống, khiến khán giả « biết mà như chưa biết ».
Nhờ việc phát hành VCD phim Hong Kong, chúng ta mới được xem trọn vẹn và dễ dàng những dòng phim huyền thoại như: phim kiếm hiệp của Từ Khắc, Trình tiểu Đông, phim Cương Thi, phim hài Châu Tinh Trì, phim Thành Long, phim xã hội đen... Ngay cả sau này khi có DVD và Bluray, chúng ta cũng chưa bao giờ được xem phim Hong Kong nhiều và hay như thời VCD, có những tựa phim gần như thất truyền và chỉ được thấy trên VCD.
Dòng phim thứ hai được hệ thống hóa chính là thể loại kinh dị Mỹ, nhờ thông tin poster, tên phim chính xác và nguồn dĩa dồi dào mà chỉ trong 4 năm từ 1999-2003 dĩa VCD đã mang thể loại kinh dị đến cho khán giả Việt Nam. Tỉ lệ phát hành lúc đó là cứ 3 phim Mỹ thì đã có 2 phim kinh dị. Lần lượt những phim kinh dị huyền thoại như The Thing, Ma Đinh, Ma Cây, Zombie, Phanstasm, The Omen cho tới phim kinh dị Stephen Kings ra mắt khán giả. Rất nhiều bạn trẻ chưa từng xem phim kinh dị đã làm quen và yêu thích với thể loại này từ nguồn dĩa VCD. Ngoài ra phải kể tới một vài thành công nhỏ nữa của thời kì VCD, là đem những serie TV như Hồ Sơ X, CSI đến với khán giả, lần đầu người Việt biết khái niệm xem những series TV của Mỹ lôi cuốn ra sao tại nhà.
3) Tính phổ biến và dễ dàng trong việc sưu tập:
Dĩa VCD thực chất chỉ là 1 cái CD-Rom, vì thế chúng cực kì dễ sản xuất, sao chép. Chưa bao giờ thế giới ngầm phim lậu tại VN lại phát triển khủng khiếp như những năm đầu thế kỉ 21. Gần như mọi nhà đều có đầu dĩa VCD và truyền hình màu, và máy vi tính không còn là ước mơ quá cao xa với các bạn sinh viên. Chỉ cần 1 máy tính cộng với 1 ổ ghi CD-Rom loại bèo thì mỗi người đều có thể tự tạo cho mình một thư viện phim cá nhân. Thú sưu tầm phim chưa bao giờ dễ dàng và phổ biến như vậy. Dĩa trắng mua giá sỉ tại các hiệu buôn, mỗi cọc 50-100 cái, tha hồ chép phim để dành, rồi in nhãn dĩa. Nếu không có thời kì VCD, có lẽ khái niệm chơi phim không phổ biến như bây giờ, khán giả không còn đi thuê phim rồi trả, họ muốn giữ cho riêng mình những bộ phim hay.
Như đã nói ở trên, nhược điểm quan trọng nhất của VCD chính là chất lượng hình ảnh âm thanh nghèo nàn. Tuy nhiên VCD lại tồn tại ở VN lâu đến mức kinh ngạc (mãi đến năm 2005 dĩa VCD vẫn chưa bị khai tử tại VN, trong khi ở Nhật nó đã chính thức chết ngủm chỉ vài năm khi DVD ra đời). Thực ra ngay từ năm 2000 thì những phim VCD « chất lượng cao » tại VN thực chất chỉ là bản copie nghèo nàn của phim gốc trên DVD.
Nguyên nhân chính có lẽ vì rào cản ngôn ngữ. Phim DVD có mặt ở VN từ rất sớm, khoảng năm 1996 đã có những dĩa DVD đầu tiên, và những đầu DVD player của Pioneer, Sony… nhưng chúng chỉ nằm trong tay những tay videophile rất giàu có, hoặc những đầu nậu làm dĩa lậu. Cho tới năm 2004 dĩa DVD không cách nào phổ biến được dù giá của chúng ngày càng hạ, đến mức rẻ mạt, vì người ta vẫn chưa nghĩ ra cách đưa tiếng Việt vào dĩa DVD. Chỉ có những người đọc hoặc nghe tốt tiếng Anh mới có thể xem được phim DVD, bản thân Nhi cũng phải cắn răng xem phim thời gian đầu (hơn 1 năm) mà trong đầu cứ lùng bùng, để đánh đổi chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp của DVD. Khi DVD có phụ đề VN xuất hiện thì cũng đã gần hết năm 2005, và chỉ 2 năm sau đó đến lượt dĩa Bluray ra đời khai tử DVD. Các bạn thấy đó: Chính rào cản ngôn ngữ chứ không phải kinh tế đã khiến dân Việt Nam mình luôn bị tụt hậu về công nghệ giải trí so với nước ngoài như thế nào.
Vài hôm nữa Nhi sẽ viết tiếp chủ đề này.