xicklo
Well-Known Member
Văn chương không tốt nên đây không thật sự là một bài review mà chỉ là chút chia sẻ cảm nhận về phim.
Sau khi xem xong, bộ phim đọng lại cho em nhiều điều. Vậy nên viết ra đôi lời.
[video=youtube;wd5f3jJ_QrI]https://www.youtube.com/watch?v=wd5f3jJ_QrI[/video]
Sơ Lược Nội Dung: ( có tiết lộ tình tiết trong phim)
Han Ki – Một tên ma cô, làm nghề chăn dắt gái mại dâm. Một ngày hắn gặp 1 cô sinh viên 21 tuổi - Sun Hwa. Han Ki yêu cô ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Với tính cách bất cần đời, hắn lao đến và cưỡng hôn cô mặc kệ rằng cô đang đi chung với người yêu. Hắn bị Sun Hwa và những người gần đó sỉ nhục. Han Ki muốn trả thù, hắn xúi đàn em lừa Sun Hwa, gắn cho cô tội ăn cắp, rồi ép cô kí giấy bán thân, biến Sun Hwa trở thành gái bán hoa. Thế nhưng, hắn vẫn yêu cô.
Han Ki trộm nhìn Sun Hwa tiếp khách qua tấm gương. Mỗi khi lén nhìn những cuộc làm tình của Sun Hwa với khách làng chơi thì Han Ki lại càng yêu cô. Hắn trút giận lên tên khách đã lấy đi trinh tiết của cô. Han Ki yêu Sun Hwa nhưng hắn sợ, hắn nhận thức được mình là một tên dưới đáy xã hội, hắn sợ hắn làm vấy bẩn lên Sun Hwa – thiên thần của hắn. Vì vậy hắn chỉ dám nhìn cô qua tấm gương, hoặc khi cô ngủ. Tình tiết Han Ki luôn nhìn Sun Hwa qua tấm gương, còn Sun Hwa thì nhìn Han Ki qua tấm ảnh, có lẽ là một hình ảnh ẩn dụ: sự chia cách biệt giữa 2 tầng lớp xã hội, giữa gã ma cô mà cô gái nhà lành.
Diễn xuất:
Tuy không nói, không diễn tả nhưng ta luôn cảm thấy trong anh có một nỗi đau lớn lao, một tâm hồn bị tổn thương, một sự đồng cảm giành cho anh. Tuy bị chính đàn em đâm nhưng anh vẫn cố giấu hung khí để anh em không bị rắc rối.
Sun Hwa thống hận Han Ki sau khi biết được chính Han Ki đã dựng bẫy lừa mình.
Nhưng nhìn Han Ki bị đâm thì cô đã khóc, chắc cô cũng không hiểu tại sao mình khóc. Đỉnh điểm đến khi Sun Hwa biết Han Ki phải đối mặt với án tử hình vì tội giết người thì Sun Hwa tình cảm trong cô đối với gã tồi đã bộc phát ( tình cảm này có lẽ được giải thích bằng “Hội chứng Stockholm”.)
Diễn xuất của nữ chính rất tuyệt vời. Cái cách chuyển đổi trạng thái vô cung tự nhiên, không bị gò ép. Từ hình ảnh cô nữ sinh hồn nhiên gây thơ, đến đau khổ khi bị cưỡng hiếp, rồi thành người đàn bà quyến rũ khi thấm mùi tình dục, rồi tận hưởng nó. Là gái điếm nhưng cô ngày một đẹp hơn, từ cái nháy mắt, cái nhấc tay. Hình ảnh này có lẽ cũng ẩn dụ: luôn có một tâm hồn đẹp trong mỗi con người, một đóa hoa đẹp giữa rừng cỏ dại.
Cũng giống đa phần phim khác của đạo diễn Kim Ki Duk. Bộ phim vô cùng ít thoại, các nhân vật chủ yếu diễn bằng ánh mắt, bằng hành động. Nhân vật nam chính từ đầu đến cuối phim chi nói được đúng 1 câu. Phim không có những câu thoại đắt giá, văn chương, nhưng diễn xuất, ánh mắt của nhân vật đã thay thế cho mọi lời nói hoa mỹ. Có lẽ ông muốn người xem tự cảm nhận, mỗi người có một cảm xúc riêng cho mình.
Cả bộ phim hầu như toàn hình ảnh ở một khu phố đèn đỏ tồi tàn. Phản ánh một thảm trạng ở nhiều nước châu Á bấy giờ: Ma cô và đĩ điếm, chính quyền làm ngơ. Phim của Kim Ki Duk luôn trần trụi và bạo lực và tình dục. Bạo lực đến từ những thứ tầm thường nhất, nhưng vũ khí thô sơ nhất – trong phim là một miếng thủy tinh to dài được cắt nhọn, đâm thủng bụng rồi bẻ gãy. Một cảnh bạo lực đến gai người.
Tình tiết thật chậm nhưng lại thật cuốn hút, không thể rời mắt khỏi màn hình.
Cái kết:
Lại một lần nữa, phim của đạo diễn Kim lại mang đến cho người xem cái kết khó hiểu, gây hoang mang.
Sun Hwa và Han Ki đã đến với nhau, nhưng cái cách họ đến với nhau thật lạ, thật độc. Họ bên nhau mà hầu như không chạm vào người nhau. Một tình yêu không cần tình dục, chỉ cần gần nhau, chỉ cần tâm hồn đồng cảm là đủ.
Tuy vậy, đó vẫn là cái kết khá “đắng”: Han Ki trở Sun Hwa đi khắp nơi trên chiếc xe tải, khi cần tiền thì Han Ki dọn đệm sau xe để Sun Hwa “bán dâm lưu động”. Có lẽ hình ảnh này một phần nói rằng họ đến bên nhau nhưng vẫn không thật sự bên nhau, Han Ki không dám vấy bẩn thiên thần của mình.
Một đoạn phỏng vấn với đạo diễn về phim: ( sưu tầm)
- Thưa ông Kim, có lần ông đã nói rằng điểm bắt đầu cho các bộ phim của ông là sự thù ghét. Vậy cơn giận nào khiến ông làm cuốn phim "Bad Guy"?
Tôi dùng từ "Thù Ghét" trong một hoàn cảnh nào đó, và chúng ta không nên dùng nó khi không đúng hoàn cảnh. Sự thù ghét tôi muốn nói đến không phải là một sự thù ghét cụ thể, một người chống lại một cá nhân. Thay vào đó chỉ là một cảm giác thù ghét nhau và đôi khi chính tôi cũng không hiểu được. Vì có quá nhiều điều khó hiểu nên tôi làm phim để khám phá nó.
- Qua "Bad Guy", ông muốn tìm thấy điều gì?
Một câu hỏi tôi thường hỏi, đó là tại sao mặc dù chúng ta được sinh ra như nhau, đều có những quyền lợi, đặc tính, lành lặn như nhau, nhưng khi trưởng thành chúng ta lại bị phân chia và xếp vào những thành phần khác nhau. Tại sao chúng ta thường đánh giá mỗi người qua vẻ bên ngoài? Có quan trọng không khi chúng ta xấu hay đẹp, giàu hay nghèo? Qua những phân ranh đó, càng trưởng thành chúng ta càng bị phân chia vào những giai cấp khác nhau, và không còn hòa nhập với nhau được nữa. Tôi muốn nói, là nếu có thể được, làm sao những tầng lớp khác nhau có thể cùng nhau hòa nhập.
- Vậy ông đã tìm ra câu trả lời chưa?
Câu trả lời của tôi, là mỗi con người chúng ta phải tôn trọng nhau mà không phải vì tầng lớp, vẻ bên ngoài, hay tiền bạc. Còn ý định mong muốn của tôi là làm bộ phim này để đối diện với khán giả. Tôi chắc mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng họ.
- Nhân vật chính trong "Bad Guy", anh "ma cô" Hang-gi, là một nhân vật hoàn toàn im lặng, không thể nói hay diễn tả cho những hành động của anh ta. Lý do gì cho sự im lặng này?
Lý do cho sự im lặng trong phim của tôi là phải có một điều gì đó đã để lại vết thương sâu xa trong những nhân vật này. Họ từng tin tưởng vào con người và bị phản bội. Họ từng được nói "I love you", và người nói đã không hề coi trọng lời nói đó. Bởi vì mất đi sự tin tưởng, kỳ vọng nên họ đâm ra bạo lực. Những vết thẹo đó là kinh nghiệm trong cuộc đời họ.
- Vậy có thể nói "Bad Guy" là cuốn phim tự thuật về cuộc đời của ông?
Phải nói là tôi không thực sự thích những người như nhân vật Hang-gi. Thế nhưng có lần tôi bị một người đàn ông làm việc ở Red Light District. Ông ta đánh tôi mà tôi chẳng hiểu tại sao. Lúc đó tôi ghét ông lắm. Trong hoàn cảnh đó tôi đã không hiểu ông ta, mặc dù tôi đã cố gắng. Qua cuốn phim này tôi muốn dò xét tâm lý của nhân vật chính để tìm hiểu xem tại sao anh ta lại làm như vậy.
- So với các phim trước thì phần đông phụ nữ đã cho rằng "Bad Guy" xúc phạm đàn bà, có phải không?
Đúng. 90% phụ nữ đã đưa ra những phê bình rất tiêu cực về "Bad Guy". Nhưng ông nhìn trong rạp xem, đến 80% khán giả là phụ nữ. Nhìn những con số cụ thể và nhìn lại những lời phê bình quả là trái ngược. Nếu như anh nghĩ rằng Kim Ki Duk lấy sự bất hạnh của phụ để "vẽ" phim, thì đó mới là nguy hiểm. Chứ nếu anh nhìn nó như sự miêu tả một thực trạng đã có sẵn trong xã hội thì anh không thể ghét "Bad Guy" được.
Volker Hummel, February 2002
Sau khi xem xong, bộ phim đọng lại cho em nhiều điều. Vậy nên viết ra đôi lời.


[video=youtube;wd5f3jJ_QrI]https://www.youtube.com/watch?v=wd5f3jJ_QrI[/video]
Sơ Lược Nội Dung: ( có tiết lộ tình tiết trong phim)
Han Ki – Một tên ma cô, làm nghề chăn dắt gái mại dâm. Một ngày hắn gặp 1 cô sinh viên 21 tuổi - Sun Hwa. Han Ki yêu cô ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Với tính cách bất cần đời, hắn lao đến và cưỡng hôn cô mặc kệ rằng cô đang đi chung với người yêu. Hắn bị Sun Hwa và những người gần đó sỉ nhục. Han Ki muốn trả thù, hắn xúi đàn em lừa Sun Hwa, gắn cho cô tội ăn cắp, rồi ép cô kí giấy bán thân, biến Sun Hwa trở thành gái bán hoa. Thế nhưng, hắn vẫn yêu cô.

Han Ki trộm nhìn Sun Hwa tiếp khách qua tấm gương. Mỗi khi lén nhìn những cuộc làm tình của Sun Hwa với khách làng chơi thì Han Ki lại càng yêu cô. Hắn trút giận lên tên khách đã lấy đi trinh tiết của cô. Han Ki yêu Sun Hwa nhưng hắn sợ, hắn nhận thức được mình là một tên dưới đáy xã hội, hắn sợ hắn làm vấy bẩn lên Sun Hwa – thiên thần của hắn. Vì vậy hắn chỉ dám nhìn cô qua tấm gương, hoặc khi cô ngủ. Tình tiết Han Ki luôn nhìn Sun Hwa qua tấm gương, còn Sun Hwa thì nhìn Han Ki qua tấm ảnh, có lẽ là một hình ảnh ẩn dụ: sự chia cách biệt giữa 2 tầng lớp xã hội, giữa gã ma cô mà cô gái nhà lành.


Diễn xuất:
Tuy không nói, không diễn tả nhưng ta luôn cảm thấy trong anh có một nỗi đau lớn lao, một tâm hồn bị tổn thương, một sự đồng cảm giành cho anh. Tuy bị chính đàn em đâm nhưng anh vẫn cố giấu hung khí để anh em không bị rắc rối.
Sun Hwa thống hận Han Ki sau khi biết được chính Han Ki đã dựng bẫy lừa mình.
Nhưng nhìn Han Ki bị đâm thì cô đã khóc, chắc cô cũng không hiểu tại sao mình khóc. Đỉnh điểm đến khi Sun Hwa biết Han Ki phải đối mặt với án tử hình vì tội giết người thì Sun Hwa tình cảm trong cô đối với gã tồi đã bộc phát ( tình cảm này có lẽ được giải thích bằng “Hội chứng Stockholm”.)
Diễn xuất của nữ chính rất tuyệt vời. Cái cách chuyển đổi trạng thái vô cung tự nhiên, không bị gò ép. Từ hình ảnh cô nữ sinh hồn nhiên gây thơ, đến đau khổ khi bị cưỡng hiếp, rồi thành người đàn bà quyến rũ khi thấm mùi tình dục, rồi tận hưởng nó. Là gái điếm nhưng cô ngày một đẹp hơn, từ cái nháy mắt, cái nhấc tay. Hình ảnh này có lẽ cũng ẩn dụ: luôn có một tâm hồn đẹp trong mỗi con người, một đóa hoa đẹp giữa rừng cỏ dại.

Cũng giống đa phần phim khác của đạo diễn Kim Ki Duk. Bộ phim vô cùng ít thoại, các nhân vật chủ yếu diễn bằng ánh mắt, bằng hành động. Nhân vật nam chính từ đầu đến cuối phim chi nói được đúng 1 câu. Phim không có những câu thoại đắt giá, văn chương, nhưng diễn xuất, ánh mắt của nhân vật đã thay thế cho mọi lời nói hoa mỹ. Có lẽ ông muốn người xem tự cảm nhận, mỗi người có một cảm xúc riêng cho mình.

Cả bộ phim hầu như toàn hình ảnh ở một khu phố đèn đỏ tồi tàn. Phản ánh một thảm trạng ở nhiều nước châu Á bấy giờ: Ma cô và đĩ điếm, chính quyền làm ngơ. Phim của Kim Ki Duk luôn trần trụi và bạo lực và tình dục. Bạo lực đến từ những thứ tầm thường nhất, nhưng vũ khí thô sơ nhất – trong phim là một miếng thủy tinh to dài được cắt nhọn, đâm thủng bụng rồi bẻ gãy. Một cảnh bạo lực đến gai người.
Tình tiết thật chậm nhưng lại thật cuốn hút, không thể rời mắt khỏi màn hình.
Cái kết:
Lại một lần nữa, phim của đạo diễn Kim lại mang đến cho người xem cái kết khó hiểu, gây hoang mang.
Sun Hwa và Han Ki đã đến với nhau, nhưng cái cách họ đến với nhau thật lạ, thật độc. Họ bên nhau mà hầu như không chạm vào người nhau. Một tình yêu không cần tình dục, chỉ cần gần nhau, chỉ cần tâm hồn đồng cảm là đủ.
Tuy vậy, đó vẫn là cái kết khá “đắng”: Han Ki trở Sun Hwa đi khắp nơi trên chiếc xe tải, khi cần tiền thì Han Ki dọn đệm sau xe để Sun Hwa “bán dâm lưu động”. Có lẽ hình ảnh này một phần nói rằng họ đến bên nhau nhưng vẫn không thật sự bên nhau, Han Ki không dám vấy bẩn thiên thần của mình.
Một đoạn phỏng vấn với đạo diễn về phim: ( sưu tầm)
- Thưa ông Kim, có lần ông đã nói rằng điểm bắt đầu cho các bộ phim của ông là sự thù ghét. Vậy cơn giận nào khiến ông làm cuốn phim "Bad Guy"?
Tôi dùng từ "Thù Ghét" trong một hoàn cảnh nào đó, và chúng ta không nên dùng nó khi không đúng hoàn cảnh. Sự thù ghét tôi muốn nói đến không phải là một sự thù ghét cụ thể, một người chống lại một cá nhân. Thay vào đó chỉ là một cảm giác thù ghét nhau và đôi khi chính tôi cũng không hiểu được. Vì có quá nhiều điều khó hiểu nên tôi làm phim để khám phá nó.
- Qua "Bad Guy", ông muốn tìm thấy điều gì?
Một câu hỏi tôi thường hỏi, đó là tại sao mặc dù chúng ta được sinh ra như nhau, đều có những quyền lợi, đặc tính, lành lặn như nhau, nhưng khi trưởng thành chúng ta lại bị phân chia và xếp vào những thành phần khác nhau. Tại sao chúng ta thường đánh giá mỗi người qua vẻ bên ngoài? Có quan trọng không khi chúng ta xấu hay đẹp, giàu hay nghèo? Qua những phân ranh đó, càng trưởng thành chúng ta càng bị phân chia vào những giai cấp khác nhau, và không còn hòa nhập với nhau được nữa. Tôi muốn nói, là nếu có thể được, làm sao những tầng lớp khác nhau có thể cùng nhau hòa nhập.
- Vậy ông đã tìm ra câu trả lời chưa?
Câu trả lời của tôi, là mỗi con người chúng ta phải tôn trọng nhau mà không phải vì tầng lớp, vẻ bên ngoài, hay tiền bạc. Còn ý định mong muốn của tôi là làm bộ phim này để đối diện với khán giả. Tôi chắc mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng họ.
- Nhân vật chính trong "Bad Guy", anh "ma cô" Hang-gi, là một nhân vật hoàn toàn im lặng, không thể nói hay diễn tả cho những hành động của anh ta. Lý do gì cho sự im lặng này?
Lý do cho sự im lặng trong phim của tôi là phải có một điều gì đó đã để lại vết thương sâu xa trong những nhân vật này. Họ từng tin tưởng vào con người và bị phản bội. Họ từng được nói "I love you", và người nói đã không hề coi trọng lời nói đó. Bởi vì mất đi sự tin tưởng, kỳ vọng nên họ đâm ra bạo lực. Những vết thẹo đó là kinh nghiệm trong cuộc đời họ.
- Vậy có thể nói "Bad Guy" là cuốn phim tự thuật về cuộc đời của ông?
Phải nói là tôi không thực sự thích những người như nhân vật Hang-gi. Thế nhưng có lần tôi bị một người đàn ông làm việc ở Red Light District. Ông ta đánh tôi mà tôi chẳng hiểu tại sao. Lúc đó tôi ghét ông lắm. Trong hoàn cảnh đó tôi đã không hiểu ông ta, mặc dù tôi đã cố gắng. Qua cuốn phim này tôi muốn dò xét tâm lý của nhân vật chính để tìm hiểu xem tại sao anh ta lại làm như vậy.
- So với các phim trước thì phần đông phụ nữ đã cho rằng "Bad Guy" xúc phạm đàn bà, có phải không?
Đúng. 90% phụ nữ đã đưa ra những phê bình rất tiêu cực về "Bad Guy". Nhưng ông nhìn trong rạp xem, đến 80% khán giả là phụ nữ. Nhìn những con số cụ thể và nhìn lại những lời phê bình quả là trái ngược. Nếu như anh nghĩ rằng Kim Ki Duk lấy sự bất hạnh của phụ để "vẽ" phim, thì đó mới là nguy hiểm. Chứ nếu anh nhìn nó như sự miêu tả một thực trạng đã có sẵn trong xã hội thì anh không thể ghét "Bad Guy" được.
Volker Hummel, February 2002