torune
Film critic
Brandcameo Product Placement là giải thưởng thường niên do brandchannel.com - website chuyên theo dõi tình hình quảng cáo của các nhãn hiệu được lồng ghép trong những thước phim chiếu rạp. Dĩ nhiên ở một vài hạng mục, những phim nổi tiếng sẽ được xướng tên nhưng không vì lý do diễn viên xuất sắc hay hòa âm ánh sáng.
Các tiêu chí chỉ xoay quanh một chủ đề duy nhất: đánh bóng tên tuổi của thương hiệu. Được biết, hội đồng Brandcameo đã bắt đầu xuất hiện 15 năm về trước và tiến hành theo dõi việc quảng cáo sản phẩm trong phim. Năm qua, tức 2014, đã có 35 phim thành công về mặt thương mại lẫn danh tiếng lọt vào danh sách theo dõi của Brandcameo. Ước tính, trung bình có 13,3 sản phẩm được quảng cáo trong 1 phim . Sau đây, mời bạn đọc điểm qua danh sách ứng cử viên thắng giải Brandcameo Product Placement 2015.
Thương hiệu xuất hiện nhiều nhất trong toàn bộ các phim chiếu rạp: Apple
Quả táo cắn dở đã xuất hiện trong 9/35 tựa phim được đánh giá, theo sau là Sony và Coca-Cola. Đây cũng là lần đầu tiên, Apple đạt được danh hiệu này. Mặc dù không xuất hiện trong 'The Lego Movie', nhưng ông trùm Lord Business liên tục đề cập tới iPod Shuffle. Bên cạnh đó, pha quảng cáo lộ liễu nhất của Apple là cảnh phim Black Widow và Captain America đột nhập vào App Store. Những nhãn hàng từng giữ thương hiệu này là: Budweiser (2013) và Mercedes-Benz (2012).
Phim sở hữu số lượng sản phẩm quảng cáo nhiều nhất: 'Transformer: Age of Extinction'
Tổng cộng có 55 thương hiệu khác nhau được quảng bá trong phần phim thứ 4 về các người máy: Armani, Beats, Black Duck (周黑鸭), Budweiser, Bushnell, Cadillac, Chevrolet, Coca-Cola, Goodyear, Gucci, Indian Motorcycles, Lenovo, Lukfook, Nike, Nutrilite, Oakley, Oshkosh Defense, Pangu Plaza, Red Bull, Victoria's Secret, Yili milk, C'estbon(怡宝)... và hơn thế nữa. Thú vị ở chỗ, hai tựa phim từng sở hữu danh hiệu này đều là sản phẩm điện ảnh của Michael Bay: 'Pain & Gain' (thắng giải năm 2014 với 39 sản phẩm) và 'Transformers: Dark of the Moon' (thắng giải năm 2011 với 71 sản phẩm).
Phim quảng cáo sản phẩm được giải Oscar: 'The Theory of Everything' và bột giặt "Tide"
Bột giặt Tide xuất hiện trong một cảnh phim Stephen Hawking tán tỉnh Jane Wilde bằng việc trao tặng cô một bịch bột giặt.
Quảng cáo vô duyên nhất trong phim: 'Transformers: Age of Extinction' và "Beats"
Trong một cảnh phim, chiếc loa Beats Pill là lớp vỏ ngụy trang của một Autobot.
Sản phẩm quảng cáo hỗ trợ kịch bản phim: 'Nightcrawler' và "Dodge"
Chiếc Dodge Challenger 392 SRT màu đỏ đã được phóng viên Lou Bloom (Jake Gyllenhaal) sử dụng trong suốt quá trình tác nghiệp.
Quảng cáo dựa hơi phim: 'Godzilla' và "Snickers"
Kẹo sô-cô-la Snickers không xuất hiện trong phim. Thay vào đó, thương hiệu mượn hình ảnh quái vật trong một clip quảng cáo.
Quảng cáo ấn tượng nhất trong phim: 'The Lego Movie' và "Lego"
Dễ thấy 'The Lego Movie' là thành quả từ quá trình cộng sinh của các nhà làm phim Hollywood và thương hiệu đồ chơi nổi tiếng nhất nhì thế giới. Được biết, doanh số bán đồ chơi Lego tăng mạnh trong suốt 6 tháng sau khi phim đồng thời là clip quảng cáo kéo dài gần 2 tiếng được công chiếu trên màn ảnh rộng.
Giải thưởng Forrest Gump: 'Chef' và "El Jefe"
Danh hiệu này nghe khá lạ lẫm và không ăn nhập gì. Cần lời giải thích? Spoiler nhẹ cho độc giả chưa coi Forrest Gump, còn với độc giả đã xem tựa phim xuất sắc này rồi, hẵn còn nhớ anh Gump của chúng ta đã gây dựng cơ nghiệp với nghề bắt tôm, lập nên hẳn một công ty có tên Bubba Gump Shrimp. Do đó, Giải thưởng Forrest Gump tôn vinh những thương hiệu tưởng tượng, nhưng nhờ hiệu ứng phim, nó được các nhà đầu tư biến giấc mơ thành sự thật. Thành công của phim 'Chef' đã tạo động lực cho các nhà đầu tư (ngoài đời) xây dựng hẳn một nhà hàng El Jefe, song song với việc duy trì xe bán bánh mì lưu động cùng thương hiệu.
Giải thưởng xây dựng thương hiệu: '22 Jump Street'
Phim thành công nhờ xây dựng chuỗi phim Jump Street độc đáo cùng nhờ nhá hàng vô số phần tiếp theo trong đoạn cuối phim.
Quảng cáo tệ nhất trong phim: 'Transformers: Age of Extinction' và "Pangu Plaza"
Sau khi 'Transformers 4' được công chiếu, giữa đoàn làm phim và chủ sở hữu "Pangu Plaza" đã xảy ra bất đồng, họ cho rằng tòa cao ốc này không được quảng cáo đúng như trong hợp đồng (trị giá 1,6 triệu USD) , do đó không mang lại hiệu ứng như mong đợi.
Giải thưởng cho quảng cáo sản phẩm nhái: 'Dumb and Dumber To' và 'KEN Conference'
KEN Conference là một sản phẩm tưởng tượng, nhái theo thương hiệu TED, và đã được sử dụng trong phim hài 'Dumb and Dumber To'.
Các tiêu chí chỉ xoay quanh một chủ đề duy nhất: đánh bóng tên tuổi của thương hiệu. Được biết, hội đồng Brandcameo đã bắt đầu xuất hiện 15 năm về trước và tiến hành theo dõi việc quảng cáo sản phẩm trong phim. Năm qua, tức 2014, đã có 35 phim thành công về mặt thương mại lẫn danh tiếng lọt vào danh sách theo dõi của Brandcameo. Ước tính, trung bình có 13,3 sản phẩm được quảng cáo trong 1 phim . Sau đây, mời bạn đọc điểm qua danh sách ứng cử viên thắng giải Brandcameo Product Placement 2015.
Thương hiệu xuất hiện nhiều nhất trong toàn bộ các phim chiếu rạp: Apple
Quả táo cắn dở đã xuất hiện trong 9/35 tựa phim được đánh giá, theo sau là Sony và Coca-Cola. Đây cũng là lần đầu tiên, Apple đạt được danh hiệu này. Mặc dù không xuất hiện trong 'The Lego Movie', nhưng ông trùm Lord Business liên tục đề cập tới iPod Shuffle. Bên cạnh đó, pha quảng cáo lộ liễu nhất của Apple là cảnh phim Black Widow và Captain America đột nhập vào App Store. Những nhãn hàng từng giữ thương hiệu này là: Budweiser (2013) và Mercedes-Benz (2012).
[video=youtube;bs5bbWSrzBQ]https://www.youtube.com/watch?v=bs5bbWSrzBQ[/video]
Phim sở hữu số lượng sản phẩm quảng cáo nhiều nhất: 'Transformer: Age of Extinction'
Tổng cộng có 55 thương hiệu khác nhau được quảng bá trong phần phim thứ 4 về các người máy: Armani, Beats, Black Duck (周黑鸭), Budweiser, Bushnell, Cadillac, Chevrolet, Coca-Cola, Goodyear, Gucci, Indian Motorcycles, Lenovo, Lukfook, Nike, Nutrilite, Oakley, Oshkosh Defense, Pangu Plaza, Red Bull, Victoria's Secret, Yili milk, C'estbon(怡宝)... và hơn thế nữa. Thú vị ở chỗ, hai tựa phim từng sở hữu danh hiệu này đều là sản phẩm điện ảnh của Michael Bay: 'Pain & Gain' (thắng giải năm 2014 với 39 sản phẩm) và 'Transformers: Dark of the Moon' (thắng giải năm 2011 với 71 sản phẩm).
Phim quảng cáo sản phẩm được giải Oscar: 'The Theory of Everything' và bột giặt "Tide"
Bột giặt Tide xuất hiện trong một cảnh phim Stephen Hawking tán tỉnh Jane Wilde bằng việc trao tặng cô một bịch bột giặt.
Quảng cáo vô duyên nhất trong phim: 'Transformers: Age of Extinction' và "Beats"
Trong một cảnh phim, chiếc loa Beats Pill là lớp vỏ ngụy trang của một Autobot.
Sản phẩm quảng cáo hỗ trợ kịch bản phim: 'Nightcrawler' và "Dodge"
Chiếc Dodge Challenger 392 SRT màu đỏ đã được phóng viên Lou Bloom (Jake Gyllenhaal) sử dụng trong suốt quá trình tác nghiệp.
[video=youtube;XqbbRj3ekCo]https://www.youtube.com/watch?v=XqbbRj3ekCo[/video]
Quảng cáo dựa hơi phim: 'Godzilla' và "Snickers"
Kẹo sô-cô-la Snickers không xuất hiện trong phim. Thay vào đó, thương hiệu mượn hình ảnh quái vật trong một clip quảng cáo.
Quảng cáo ấn tượng nhất trong phim: 'The Lego Movie' và "Lego"
Dễ thấy 'The Lego Movie' là thành quả từ quá trình cộng sinh của các nhà làm phim Hollywood và thương hiệu đồ chơi nổi tiếng nhất nhì thế giới. Được biết, doanh số bán đồ chơi Lego tăng mạnh trong suốt 6 tháng sau khi phim đồng thời là clip quảng cáo kéo dài gần 2 tiếng được công chiếu trên màn ảnh rộng.
Giải thưởng Forrest Gump: 'Chef' và "El Jefe"
Danh hiệu này nghe khá lạ lẫm và không ăn nhập gì. Cần lời giải thích? Spoiler nhẹ cho độc giả chưa coi Forrest Gump, còn với độc giả đã xem tựa phim xuất sắc này rồi, hẵn còn nhớ anh Gump của chúng ta đã gây dựng cơ nghiệp với nghề bắt tôm, lập nên hẳn một công ty có tên Bubba Gump Shrimp. Do đó, Giải thưởng Forrest Gump tôn vinh những thương hiệu tưởng tượng, nhưng nhờ hiệu ứng phim, nó được các nhà đầu tư biến giấc mơ thành sự thật. Thành công của phim 'Chef' đã tạo động lực cho các nhà đầu tư (ngoài đời) xây dựng hẳn một nhà hàng El Jefe, song song với việc duy trì xe bán bánh mì lưu động cùng thương hiệu.
[video=youtube;WMjKaqk_3EI]https://www.youtube.com/watch?v=WMjKaqk_3EI[/video]
Giải thưởng xây dựng thương hiệu: '22 Jump Street'
Phim thành công nhờ xây dựng chuỗi phim Jump Street độc đáo cùng nhờ nhá hàng vô số phần tiếp theo trong đoạn cuối phim.
Quảng cáo tệ nhất trong phim: 'Transformers: Age of Extinction' và "Pangu Plaza"
Sau khi 'Transformers 4' được công chiếu, giữa đoàn làm phim và chủ sở hữu "Pangu Plaza" đã xảy ra bất đồng, họ cho rằng tòa cao ốc này không được quảng cáo đúng như trong hợp đồng (trị giá 1,6 triệu USD) , do đó không mang lại hiệu ứng như mong đợi.
[video=youtube;_5EP9AC088Y]https://www.youtube.com/watch?v=_5EP9AC088Y[/video]
Giải thưởng cho quảng cáo sản phẩm nhái: 'Dumb and Dumber To' và 'KEN Conference'
KEN Conference là một sản phẩm tưởng tượng, nhái theo thương hiệu TED, và đã được sử dụng trong phim hài 'Dumb and Dumber To'.
Theo TheVerge, BrandChannel
Chỉnh sửa lần cuối: