torune
Film critic
[just]Nằm trong trào lưu nhà nhà làm gián điệp, người người làm gián điệp, 'American Ultra' do Lionsgate phát hành cuối tháng 8, ngay khi những đồng nghiệp khác hạ nhiệt nhưng vẫn thừa hưởng dư âm của mùa bom tấn hè. Không ngoa, khi nói, gu thẩm mỹ, cá tính diễn xuất, cộng thêm chút hài hước của hai diễn viên chính đã cứu sống cả bộ phim.
Điệp viên Bourne phiên bản 'chuyên cần'
Kristen Stewart phim giả tình thật với Jesse Eisenberg?
Diễn biến sáng tạo nhưng kết thúc theo lối mòn
Những kẻ tâm thần
Tuyệt... nhưng không đỉnh

Điệp viên Bourne phiên bản 'chuyên cần'
Phim đi thẳng vấn đề từ khâu quảng bá: một điệp viên CIA bị mất trí nhớ sống với danh tính Mike vô tình bị cuốn vào sự kiện kỳ lạ khiến anh tự chất vấn về bản thân mình. May ở chỗ, 'American Ultra' không a dua theo bom tấn nên không tung hết twist ra teaser hay trailer.
Dù được xếp vô hạng mục 'hành động/hài', torune nghĩ nên để phim ở hạng mục hành động mà thôi. Bởi hành động làm rất đã, cực kỳ chi tiết (explicit). Có những bối cảnh khá hẹp, nhưng kịch bản cộng với cách quay của đạo diễn châm ngòi được kịch tích, và tới lúc bùng nổ thì máu me tung tóe, buff thêm slow motion không e dè, nên xem rất sướng mắt.
Tiện thể nhắc tới phim motif điệp viên/hành động, gần đây có 'Spectre'. Phim Bond 24 thì cái gì cũng to, cũng lớn thiệt; nhưng xem... oải cực kỳ, chưa kể là công thức - trốn chạy, quất mỹ nhân, thoát chết trong gang tấc, blah blah blah... - đều học từ các phần cũ. Nên thành ra, 'Spectre' giống như bước đệm làm mình hứng thú hơn khi coi 'American Ultra' vậy.
Gác yếu tố 'hành động' sang một bên, xếp thứ hai là yếu tố 'tình cảm', sau đó mới tới 'hài'. Hài trong phim ít mà duyên, ẩn nấp khá khiêm tốn và tuyệt nhiên không nằm ở tạo hình của nam/nữ chính. Trong khi những lúc họ âu yếm, làm trò cười, cả hai vô tình đẩy 'American Ultra' sang bến bờ 'tình cảm'.
Dù được xếp vô hạng mục 'hành động/hài', torune nghĩ nên để phim ở hạng mục hành động mà thôi. Bởi hành động làm rất đã, cực kỳ chi tiết (explicit). Có những bối cảnh khá hẹp, nhưng kịch bản cộng với cách quay của đạo diễn châm ngòi được kịch tích, và tới lúc bùng nổ thì máu me tung tóe, buff thêm slow motion không e dè, nên xem rất sướng mắt.
Tiện thể nhắc tới phim motif điệp viên/hành động, gần đây có 'Spectre'. Phim Bond 24 thì cái gì cũng to, cũng lớn thiệt; nhưng xem... oải cực kỳ, chưa kể là công thức - trốn chạy, quất mỹ nhân, thoát chết trong gang tấc, blah blah blah... - đều học từ các phần cũ. Nên thành ra, 'Spectre' giống như bước đệm làm mình hứng thú hơn khi coi 'American Ultra' vậy.
Gác yếu tố 'hành động' sang một bên, xếp thứ hai là yếu tố 'tình cảm', sau đó mới tới 'hài'. Hài trong phim ít mà duyên, ẩn nấp khá khiêm tốn và tuyệt nhiên không nằm ở tạo hình của nam/nữ chính. Trong khi những lúc họ âu yếm, làm trò cười, cả hai vô tình đẩy 'American Ultra' sang bến bờ 'tình cảm'.
Kristen Stewart phim giả tình thật với Jesse Eisenberg?
Những ai từng có ác cảm với gương mặt không cảm xúc với Kristen có thể tạm thứ tha cho người đẹp này qua hơn 90 phút phim. Nếu như Jesse gánh phần hành động, thì Kristen gánh phần tình cảm của 'American Ultra'. Dường như có một công thức gì đó (tình cảm chăng?) làm cho Kristen diễn rất nuột, mặn mà hơn thời cô bên cạnh Robet Pattinsion.
Phoebe (Kristen) và Mike (Jesse) sẽ làm khán giả nhớ lại một tuổi trẻ hoang dại cùng thiên đường hippie của họ. Diễn xuất của cả hai cực kỳ duyên, nhất là những màn âu yếm trong ngôi nhà lay lắt ánh sáng, giữa một thị trấn nhỏ mù sương, se lạnh.
Một điểm cộng cho đạo diễn Nima Nourizadeh ('Project X') khi anh khéo léo sử dụng ánh sáng của đèn neon, đèn bulb, pháo hoa... bên cạnh những làn sương mờ, bia bọt, cần sa... để truyền tải thần thái của các bữa tiệc (không biết ngày mai) vào những cảnh quay hành động.
Phoebe (Kristen) và Mike (Jesse) sẽ làm khán giả nhớ lại một tuổi trẻ hoang dại cùng thiên đường hippie của họ. Diễn xuất của cả hai cực kỳ duyên, nhất là những màn âu yếm trong ngôi nhà lay lắt ánh sáng, giữa một thị trấn nhỏ mù sương, se lạnh.
Một điểm cộng cho đạo diễn Nima Nourizadeh ('Project X') khi anh khéo léo sử dụng ánh sáng của đèn neon, đèn bulb, pháo hoa... bên cạnh những làn sương mờ, bia bọt, cần sa... để truyền tải thần thái của các bữa tiệc (không biết ngày mai) vào những cảnh quay hành động.

Diễn biến sáng tạo nhưng kết thúc theo lối mòn
Phim mở đầu khá dồn dập và làm theo kiểu tự truyện ngược, tức nhân vật Mike bị xích lại trong phòng thẩm tra và bắt đầu kể lại vì sao mọi chuyện thành ra vậy. Nhưng, truyện phim kết thúc cùng lúc Mike kết thúc câu chuyện của mình và bối cảnh phòng giam chẳng còn ký lô giá trị gì nữa cả. Nếu không muốn nói, anh ấy ngồi ở đâu đó rồi tự truyện cũng được.
Bù lại, khúc giữa câu chuyện, hay đúng hơn là vài tiếng kinh hoàng (theo dòng thời gian trong phim), người xem được trải nghiệm đủ mọi cung bậc cảm xúc, dĩ nhiên là vẫn theo định hướng 'tình cảm' và 'hành động' như đã nói trên đây.
Trong khi đó, kết cục của câu chuyện bị nhà viết kịch gói ghém khá vội vã. Và, phân đoạn cuối cùng (trước khi credit chạy) lại là bản nhái của vô vàn phim gián điệp trên khắp các màn ảnh lớn nhỏ. Xin phép góp ý chỗ này: Jesse làm ơn, hãy trở thành một điệp viên bụi bặm, chứ đừng chải chuốt như James Bond, trông cực kỳ chuối!
Bù lại, khúc giữa câu chuyện, hay đúng hơn là vài tiếng kinh hoàng (theo dòng thời gian trong phim), người xem được trải nghiệm đủ mọi cung bậc cảm xúc, dĩ nhiên là vẫn theo định hướng 'tình cảm' và 'hành động' như đã nói trên đây.
Trong khi đó, kết cục của câu chuyện bị nhà viết kịch gói ghém khá vội vã. Và, phân đoạn cuối cùng (trước khi credit chạy) lại là bản nhái của vô vàn phim gián điệp trên khắp các màn ảnh lớn nhỏ. Xin phép góp ý chỗ này: Jesse làm ơn, hãy trở thành một điệp viên bụi bặm, chứ đừng chải chuốt như James Bond, trông cực kỳ chuối!
Những kẻ tâm thần
Có vài nhân vật với tính cách hết sức độc đáo xuất hiện trên phim: một giám đốc CIA mù quáng vận hết nguồn lực và thủ đoạn chỉ để tiêu diệt một điệp viên ngủ đông chưa được kích hoạt; một điệp viên trong dự án (bị thất bại) lại được đưa ra thực địa; giám đốc cấp trên của CIA hành xử như giang hồ (kêu gọi 2 giám đốc cấp dưới quỳ dưới mưa, cầm súng quyết định số mạng từng đứa); còn nam chính nữ chính từ có vấn đề ngay từ lời giới thiệu...
Tuyệt... nhưng không đỉnh
Giữa những sản phẩm khai thác đề tài điệp viên đã phát hành trong năm nay, 'America Ultra' nằm ở mức trung bình khá, phần lớn nhờ công của hai diễn viên chính. Tuy nhiên, một vài lỗ hổng và công thức lặp lại itrong kịch bản ngăn cản phim trở thành người tiên phong. Bù lại, 'American Ultra' chắc chắn khơi dậy tinh thần geek (tín đồ), nerd (mọt)... trong lòng các fangirl lẫn fanboy đang dõi theo Jesse và Kristen - 2 gương mặt thân quen trên mặt trận indie.

torune@hdvietnam
[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: