AMD liệu sẽ cấp bản quyền đồ họa Radeon cho Intel ?

pegasus3390

Well-Known Member
2016-12-06-image-29.jpg


Tin đồn mới đây nhất liên quan đến AMD là việc công ty này sẽ cấp phép công nghệ đồ họa Radeon của mình cho Intel. Đầu tiên đây không phải là tin đồn mới bởi từ hồi tháng 3 và tháng 5 chúng ta cũng đã nghe những tin đồn tương tự, tuy nhiên cả AMD lẫn Intel đều không bình luận về tin đồn này. Chúng ta sẽ đi sâu hơn để hiểu tại sao sự hợp tác này lại quan trọng.

Tin đồn mới nhất phát xuất từ chủ biên của một trang web chuyên về game cho máy tính HardOCP với việc nói rằng “hợp tác bản quyền giữa Intel và AMD đã được ký và hoàn tất nhằm đưa các công nghệ GPU của AMD lên iGPU của Intel.”

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, Intel cần có một bản quyền chéo giữa một trong hai nhà sản xuất đồ họa cho PC lớn nhất hiện nay là AMD hoặc Nvidia. Trở lại hồi năm 2011, Intel đã ký một hợp tác bản quyền chéo với Nvidia để loại bỏ vấn đề kiện tụng với hãng này. Theo như thỏa hiệp thì Intel sẽ trả cho Nvidia 1.5 tỷ USD trong một chu kỳ để có thể truy cập vào bảng danh sách bản quyền đồ họa của Nvidia, và hiệp ước này có giá trị cho đến tháng 3/2017. Với sự phức tạp của đồ họa máy tính, không thể nào để có thể xây dựng một vi xử lý đồ họa mà không đụng chạm đến bản quyền từ cả AMD và Nvidia và hai công ty này đang thống trị công nghệ đồ họa trên máy tính. Mỗi công ty có rất nhiều bản quyền để không xâm phạm địa phận của nhau và không phải dắt nhau ra tòa vì kiện tụng. Intel thì ngược lại, có rất ít bản quyền về đồ họa và thiên về công ty sản xuất CPU hơn. Và bởi vì vấn đề về pháp lý năm 2011 mà Intel phải ký hợp tác với Nvidia về mặt bản quyền. Nếu Intel chuyển sang ký hợp tác về bản quyền với AMD thì các bản quyền được cấp phép từ Nvidia sẽ được thay thế bằng của AMD. Theo đó Intel chỉ muốn ký bản quyền hợp tác chỉ để sử dụng cho các vi xử lý đồ họa tích hợp của mình.

2016-12-06-image-30.jpg


Viễn cảnh thứ hai có thể sẽ là Intel muốn tăng cường số lượng bản quyền của mình và muốn đưa các công nghệ đồ họa Radeon của AMD tích hợp thêm vào các vi xử lý Intel (khá hợp lý bởi GPU của AMD luôn mạnh về khả năng tính toán hơn là dựng hình ảnh 3D). Viễn cảnh này thì phức tạp hơn, và nó sẽ khiến cho Intel trở thành kẻ mạnh nhất trong mảng vi xử lý cho PC. Có rất nhiều lý do để điều này là sự thực khi mà AMD đã thành lập Radeon Technologies Group (RTG) như một công ty con với việc cho phép sử dụng bản quyền. Nhờ đó RTG đã rất thành công trong việc phát triển các con chip cho máy chơi game của cả Sony lẫn Microsoft và vẫn giữ được sự bảo mật cho các công ty cạnh tranh. RTG vẫn có cách để giúp cho Intel tương tác với các bản quyền Radeon hoặc cùng thiết kế các giải pháp đồ họa cho chip Intel, tuy nhiên RTG lại không có kinh nghiệm làm việc với các quy trình cũng như công nghệ từ Intel. Việc hợp tác này có thể cung cấp cho RTG cái nhìn sâu hơn và quy trình sản xuất cũng như thời gian phát triển sản phẩm từ Intel và nhờ đó làm lợi cho cả AMD. Viễn cảnh này đòi hỏi phải có rất nhiều sự bảo mật từ cả hai phía và nhờ đó AMD có thể mang đến các vi xử lý đồ họa tốt hơn trong khi có thể hưởng lợi từ những tiến bộ trong vi xử lý của đối thủ. Và dù AMD đã có cho mình Zen CPU sắp ra mắt nhưng có thêm thông tin vẫn không bao giờ thừa cả.

Tại sao Intel lại muốn hợp tác với AMD, đối thủ truyền kiếp của mình? Vi xử lý đồ họa tích hợp của Intel đã phát triển rất nhiều trong thập kỷ qua từ việc “đủ tốt cho các ứng dụng văn phòng, sang đến việc có thể xử lý được một số giao diện đồ họa tương đối phức tạp của người dùng. Nhưng gì Intel có hiện nay vẫn chỉ đang là những bước đầu và dù đã có rất nhiều năm phát triển nhưng nó vẫn không thể cạnh tranh được với cả AMD lẫn Nvidia trong kiến trúc đồ họa cao cấp. Lịch sử phát triển card đồ họa của Intel bị chậm khá nhiều so với cả AMD và Nvidia. Từ việc hệ điều hành Microsoft Vista được ra đời năm 2016, Intel đã phải gặp riêng Steve Ballmer trong việc tích hợp card đồ họa vào trong chipset Intel 915 như một phần trong chương trình “sản phẩm phù hợp với Vista” mặc dù những con chip này hoàn toàn không đủ. Và Intel cũng chưa hề nghiêm túc về mảng đồ họa cho đến khi Apple có ý định chuyển sang dùng chip intel vào năm 2005. Và nhanh chóng sau đó Intel mới bắt đầu quan tâm đến việc tích hợp các con chip đồ họa rời lên trên vi xử lý. Và đến ngày nay, những con chip Kaby Lake cũng đã dành điện tích cho vi xử lý đồ họa nhiều hơn cả so với CPU.

7th-Gen-Intel-Core-die-with-label_575px.jpg

 
Bên trên