torune
Film critic
Dù không hô hào mạnh mẽ như các hệ điều hành (OS) khác với cùng chức năng, Linux là một dòng chảy ngầm, âm thầm ổn định và tồn tại: không quảng cáo, không lôi kéo người dùng, không nhờ chính phủ trợ giúp,.. Linux miễn phí 100%, cùng mã nguồn hoàn toàn rộng mở chào đón tất cả mọi người vào để khám phá. Kể từ ngày được phát minh, Linux nhắm tới đối tượng đông đảo người dùng và không kén chọn. Vì vậy, sức mạnh của OS nằm ở sự đơn giản thuần khiết. Mặc dù các OS khác sở hữu giao diện đồ họa long lanh và bắt mắt, thậm chí nhiều bản mod Linux đã học tập điều này, vẫn tồn tại một số lượng nhất định người dùng trung thành với phương thức tìm hiểu đơn giản thông qua quá trình nhập liệu từ keyboard để giao tiếp với máy tính qua tập lệnh Shell. Đây là yếu tố khó cưỡng lôi cuốn người dùng chuyên nghiệp, trong đó có hacker.
Những chiếc mũ đen ẩn danh dần dà tìm tới Linux. Nó cho phép họ làm bất cứ điều gì. Nếu họ muốn thử nghiệm những gói (packet) thông tin/ứng dụng, Linux là mảnh đất hoàn hảo để tung hoành mà không bị vướng bận bởi API (dính chặt vào giao diện người dùng - UI) từ các nhà cung cấp. Hàng triệu câu lệnh đã được viết cho ứng dụng và bổ sung vào thư viện (library) của OS mã nguồn mở này. Ngạc nhiên ở chỗ, tất cả đều ở mức độ phân từ của thông tin. Và ở bất cứ góc nhìn nào, trạng thái vật chất ở mức độ phân tử đều có tiềm năng điều khiển to lớn. Sức mạnh và tính linh hoạt của Linux biến nó thành sân chơi cho giới hacker. Họ học từ nó, sử dụng nó và không ngại ngần thấu hiểu nó. Có một lỗ hỗng ư? Họ sẽ tìm ra nó. Với Linux, không có an toàn hay không an toàn, nó phụ thuộc vào việc người dùng quyết định mở/đóng cửa ngôi nhà dữ liệu đơn sơ và kiên cố của chính mình hay không. Sau đây, mời đọc giả đến với 9 lý do cụ thể vì sao hacker, và thậm chí là bạn, lại kết thân với Linux:

Những chiếc mũ đen ẩn danh dần dà tìm tới Linux. Nó cho phép họ làm bất cứ điều gì. Nếu họ muốn thử nghiệm những gói (packet) thông tin/ứng dụng, Linux là mảnh đất hoàn hảo để tung hoành mà không bị vướng bận bởi API (dính chặt vào giao diện người dùng - UI) từ các nhà cung cấp. Hàng triệu câu lệnh đã được viết cho ứng dụng và bổ sung vào thư viện (library) của OS mã nguồn mở này. Ngạc nhiên ở chỗ, tất cả đều ở mức độ phân từ của thông tin. Và ở bất cứ góc nhìn nào, trạng thái vật chất ở mức độ phân tử đều có tiềm năng điều khiển to lớn. Sức mạnh và tính linh hoạt của Linux biến nó thành sân chơi cho giới hacker. Họ học từ nó, sử dụng nó và không ngại ngần thấu hiểu nó. Có một lỗ hỗng ư? Họ sẽ tìm ra nó. Với Linux, không có an toàn hay không an toàn, nó phụ thuộc vào việc người dùng quyết định mở/đóng cửa ngôi nhà dữ liệu đơn sơ và kiên cố của chính mình hay không. Sau đây, mời đọc giả đến với 9 lý do cụ thể vì sao hacker, và thậm chí là bạn, lại kết thân với Linux:
1. Miễn phí - Không cần tốn nhiều thời gian hay tiền bạc để sở hữu OS này, nó xuất hiện kèm sẵn với giấy thông hành GNU (Giấy phép công cộng).
2. Ổn định - Linux không đòi hỏi người dùng phải khởi động lại (reboot) định kỳ để bảo trì hay cập nhật. Nó cũng không đứng hình (freeze) hay trở nên chậm chạp với thời gian.
3. Thân thiện với kết nối mạng - Linux được phát triển bởi một/nhiều nhóm lập trình viên ăn ngủ trên Internet. Do đó, không thiếu các bên liên quan hỗ trợ cho hệ điều hành này. Thiết lập máy khách lẫn máy chủ trên Linux có thể tiến hành trong tích tắc, chưa kể tới quá trình sao lưu (back-up) dữ liệu cực kỳ nhanh gọn và ổn định mà không hệ điều hành nào khác sánh kịp.
4. Linh hoạt - Mặc dù trông có vẻ đơn giản, Linux có thể phục vụ các ứng dụng chạy trên máy chủ (server) đòi hỏi hiệu suất cao. Ở mức độ thấp hơn, OS chạy ngon lành với ứng dụng trên máy để bàn (desktop) và các hệ thống nhúng.
5. Tương thích cao - Linux chạy được các gói thông tin dán nhãn nguồn gốc UNIX và xử lý hầu hết tất cả định dạng thông thường.
6. Tận dụng ổ cứng tối đa - Linux vẫn hoạt động bình thường khi ổ đĩa của bạn đã đầy nhích dữ liệu.
7. Đa nhiệm - Từ ngữ đã nói lên tất cả. Cộng với cấu trúc OS không thể đơn giản hơn, tốc độ đa nhiệm được nhân lên gấp bội.
8. Đánh nhanh rút gọn - Một cách nói ví von cho sự nhanh chóng và thân thiện của Linux trong quá trình cài đặt/tháo dỡ các gói phần mềm.
9. Mã nguồn mở - Với những ai mong muốn phát triển phần mềm hoặc tinh chỉnh software ở mức độ hệ điều hành, Linux là một bài học miễn phí. Mã nguồn của OS hoàn toàn mở, và phần lớn ứng dụng của nó cũng vậy.
2. Ổn định - Linux không đòi hỏi người dùng phải khởi động lại (reboot) định kỳ để bảo trì hay cập nhật. Nó cũng không đứng hình (freeze) hay trở nên chậm chạp với thời gian.
3. Thân thiện với kết nối mạng - Linux được phát triển bởi một/nhiều nhóm lập trình viên ăn ngủ trên Internet. Do đó, không thiếu các bên liên quan hỗ trợ cho hệ điều hành này. Thiết lập máy khách lẫn máy chủ trên Linux có thể tiến hành trong tích tắc, chưa kể tới quá trình sao lưu (back-up) dữ liệu cực kỳ nhanh gọn và ổn định mà không hệ điều hành nào khác sánh kịp.
4. Linh hoạt - Mặc dù trông có vẻ đơn giản, Linux có thể phục vụ các ứng dụng chạy trên máy chủ (server) đòi hỏi hiệu suất cao. Ở mức độ thấp hơn, OS chạy ngon lành với ứng dụng trên máy để bàn (desktop) và các hệ thống nhúng.
5. Tương thích cao - Linux chạy được các gói thông tin dán nhãn nguồn gốc UNIX và xử lý hầu hết tất cả định dạng thông thường.
6. Tận dụng ổ cứng tối đa - Linux vẫn hoạt động bình thường khi ổ đĩa của bạn đã đầy nhích dữ liệu.
7. Đa nhiệm - Từ ngữ đã nói lên tất cả. Cộng với cấu trúc OS không thể đơn giản hơn, tốc độ đa nhiệm được nhân lên gấp bội.
8. Đánh nhanh rút gọn - Một cách nói ví von cho sự nhanh chóng và thân thiện của Linux trong quá trình cài đặt/tháo dỡ các gói phần mềm.
9. Mã nguồn mở - Với những ai mong muốn phát triển phần mềm hoặc tinh chỉnh software ở mức độ hệ điều hành, Linux là một bài học miễn phí. Mã nguồn của OS hoàn toàn mở, và phần lớn ứng dụng của nó cũng vậy.
.:Theo technotification