5 thứ hữu ích mà bạn có thể làm với 1TB RAM

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một chiếc máy trạm hàng đầu có thể có 32GB RAM, trong khi một chiếc PC tiên tiến lại thường chạm mốc 64GB. Dung lượng RAM trung bình cho một chiếc máy tính ngày nay thường ở mức 8GB, trong khi một số chiếc laptop cũ có thể chỉ có 4GB hoặc 2GB RAM.

2125566.jpg


Hơn một thập kỉ trước, bạn có thể sống thoải mái với khoảng 128GB dung lượng lưu trữ. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những ổ cứng có dung lượng từ 16TB trở lên. Vậy tốc độ phát triển của RAM có tương tự hay không? Điều này vẫn chưa chắc chắn, nhưng hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể làm gì với một chiếc máy tính có 1TB RAM.

1TB RAM sẽ trông như thế nào?

2125554.jpg


Khả năng này thường xuất hiện trên những chiếc máy chủ có 16 cụm bộ nhớ, mỗi cụm lại chứa 3 mô-đun bộ nhớ: 1 thanh 32GB và 2 thanh 16GB. Với 64GB RAM cho mỗi cụm, chúng ta có tổng 1024GB RAM (tương đương 1TB) khi cắm đủ 16 cụm.

Tuy nhiên, những chiếc máy chủ có 1TB RAM ngày nay đã trở nên phổ biến hơn khi chi phí sản phẩm giảm xuống. Và khi sử dụng những thanh RAM lớn hơn, bạn sẽ không cần quá nhiều không gian để đạt được 1TB.

Đây là một ví dụ về hệ thống hiện đại có 1TB RAM từ năm 2017:

2125557.jpg


Mức giá cho 1TB trên một hệ thống như vậy là bao nhiêu? Thật khó để trả lời, bởi hầu hết những thanh RAM 16GB và 32GB này đều được sản xuất theo thông số của máy chủ và không thể sử dụng cho các cỗ máy desktop thông thường.

Ở một góc độ khác, bộ nhớ RAM tối đa mà Apple cung cấp cho Mac Pro là 1,5TB (12 x 128GB). Tùy chọn này sẽ khiến bạn tốn thêm 25.000 USD, nhiều hơn rất nhiều so với chi phí bạn tự mua RAM về lắp.

Nhưng ngay cả khi bạn có đủ khả năng, những hệ thống desktop thường hạn chế các khe cắm RAM trên bo mạch chủ. Hầu hết bo mạch chủ ngày nay đều có 2 hoặc 4 khe cắm RAM, trong khi những bo mạch chủ cao cấp đắt tiền hơn lại được mở rộng đến 8 khe RAM. 16 khe RAM hoặc hơn thường xuất hiện trên các bo mạch chủ dành cho máy chủ.

Giả sử, bo mạch chủ có 8 khe cắm RAM với dung lượng 32GB tối đa cho mỗi khe cắm, bộ nhớ thực tế cho một chiếc máy bàn sẽ là 256GB. Thế nên, vẫn còn rất xa để chạm mốc 1TB RAM cho những cỗ máy desktop tại gia.

Vậy với 1TB RAM, chúng ta có thể làm được những gì?

Trên thực tế, thêm nhiều RAM vào hệ thống không mang lại quá nhiều giá trị bổ sung. Nếu bạn chỉ sử dụng 6GB RAM, việc nâng cấp lên 64GB sẽ không tạo ra quá nhiều khác biệt.

Hầu hết các ứng dụng máy tính đều không sử dụng nhiều RAM, thế nên, miễn bạn có đủ RAM cho những hoạt động hàng ngày, mọi thứ sẽ hoạt động ổn định. Nhưng nếu có nhiều RAM hơn mức cần thiết thì đây là một số tác vụ máy tính điên rồ để bạn có thể thực hiện.

1. Mở hàng ngàn tab

Với 1TB RAM, bạn đã có thể mở hàng trăm nghìn tab trình duyệt. Trên thực tế, các trình duyệt phải xử lý tất cả các loại media trên nền HTML cơ bản, chẳng hạn như video, âm thanh và tài liệu. Tất cả chúng đều có hàng chục định dạng. Các chính duyệt cũng được tích hợp công cụ thông dịch để xử lý ngôn ngữ web, chẳng hạn như JavaScript. Trong hầu hết các trình duyệt, bao gồm cả Chrome, mỗi tab đều là một hộp cát riêng biệt, đòi hỏi rất nhiều bộ nhớ.

Theo các thử nghiệm, việc mở 4 trang web phổ biến đã chiếm hơn 600MB RAM. Như vậy, nếu mở 20 tab, mức RAM được sử dụng rơi vào khoảng 3GB.

Và với 1TB RAM, chúng ta có thể mở hàng ngàn tab mà chẳng cần lo lắng đến việc thiếu bộ nhớ.

2. Bộ đệm cho hàng trăm video

2125560.jpg


Khi bạn phát trực tuyến video trên web, trình duyệt phải tải về vài giây đầu đầu tiên trước khi có thể bắt đầu phát. Sau đó, trong quá trình phát, nó tiếp tục tải về những phần trong video như "bộ đệm" đề phòng trường hợp kết nối internet bị đứt trong một khoảng thời gian.

Nói chung, bộ đếm giúp ngăn tình trạng giật khi đang phát.

Do tất cả dữ liệu video đó cần đến khả năng truy cập dễ dàng, thế nên, các video đệm này sẽ được lưu trữ trong RAM. Nếu bạn dùng hết RAM, nó sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ ảo – một phần trong ổ lưu trữ của bạn được thiết lập làm vùng tràn khi dung lượng RAM vật lý hết. Và do ổ lưu trữ không nhanh bằng RAM, bạn sẽ thấy một sự chững lại.

Với 1TB RAM, bạn có thể lưu đệm trước hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm video (trên YouTube, Vimeo, DailyMotion,…) để phát vào lúc rỗi. Thông thường, đây là một ý tưởng tồi, bởi quá trình tải dữ liệu từ RAM ảo sang RAM vật lý là khá chậm. Nhưng nếu có 1TB RAM, điều này chắc chắn sẽ chẳng là vấn đề.

3. Giữ cho mọi game được tải

Các game PC hiện tại tải tất cả mọi loại dữ liệu vào RAM khi khởi động: kết cấu, mô hình, nhạc, âm thanh cùng những nội dung khác. Tuy nhiên, quá trình khởi động có thể diễn ra khá chậm do tất cả dữ liệu cần phải từ ổ cứng lưu trữ của bạn.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải đợi 1 phút hoặc hơn để khởi chạy game.

Với 1TB RAM, bạn có thể khởi chạy mọi game trên hệ thống của mình và không cần tắt chúng. Dữ liệu sẽ được tải trong RAM, cho phép bạn chuyển đổi game bất cứ khi nào bạn muốn. Ngay cả khi đã nghỉ ngơi và không chơi bất cứ điều gì, bạn vẫn có thể để chúng hoạt động. Chúng sẽ có sẵn ngay lập tức khi có tâm trạng mở lại.

Điều này cũng áp dụng cho các ứng dụng sử dụng nhiều bộ nhớ khác: trạm âm thanh số, bộ chỉnh sửa video, phần mềm chỉnh sửa ảnh độ phân giải cao,… Duy trì mọi thứ luôn mở.

Dĩ nhiên, với hàng tá game đang chạy, hệ thống của bạn có thể gặp phải một số tình trạng "nghẽn cỗ chai" khác. Video RAM (VRAM) trên card đồ họa của bạn cuối cùng cũng sẽ cạn kiệt, và CPU của bạn sẽ phải rất chật vật để bắt kịp.

2125563.jpg


4. Chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc

Trên thực tế, bạn có thể chạy nhiều hệ điều hành trong các hệ thống máy ảo, nhờ vào sự diệu kỳ của giả lập và ảo hóa.

Chẳng hạn, chạy macOS trong một cửa sổ trên PC Windows là một điều hoàn toàn khả thi. Bạn cũng có thể chạy nhiều bản sao của Windows trong Windows, hoặc Windows trong Linux.

Có nhiều lý do để sử dụng máy ảo, chẳng hạn như thử nghiệm hệ điều hành mới bên trong hộp cát an toàn.

Vấn đề cốt lõi là mỗi máy ảo lại sử dụng 1 phần tài nguyên trong hệ thống của bạn. Trên hầu hết các hệ thống, RAM là một trong những yếu tố hạn chế tồi tệ nhất khi chạy máy ảo. Với 1TB RAM, điều này không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Một mức RAM nhiều như vậy cho phép bạn tạo ra hàng tá hệ thống ảo mà không ảnh hướng đến hiệu năng tổng thế của hệ thống.

5. Biến nó thành một ổ đĩa RAM

Ổ đĩa RAM là một ổ đĩa ảo trên hệ thống, sử dụng một phần RAM để lưu trữ. Thiết lập một ổ đĩa RAM cũng khá dễ dàng, bạn chí cần cài đặt phần mềm SoftPerfect RAMDisk trên Windows (hoặc các phần mềm tương đương cho Mac hay Linux).

Các mô-đun RAM nhanh hơn nhiều so với ổ đĩa lưu trữ, kể cả SSD. Một ổ SSD SATA hiện tại có thể truyền dữ liệu ở mức 550MB/s, hoặc rơi vào khoảng 5000MB/s đối với một ổ NVMe PCIe, trong khi đó, những mô-đun RAM lại có thể đạt mức 17GB/s hoặc hơn – nhanh hơn nhiều so với SSD.

Mức RAM mà bạn dành riêng cho ổ đĩa sẽ không khả dụng trong quá trình sử dụng RAM bình thường, nhưng nếu có 1TB RAM, điều đó sẽ không phải là vấn đề. Tất nhiên, các ổ đĩa RAM này cũng có những nhược điểm của riêng mình.

Bạn có thực sự dùng đến 1TB RAM hay không?

Khá đáng tiếc là 1TB RAM chưa có sẵn cho nhu cầu tại gia, nhưng tin tốt là chúng ta thực sự không cần đến nhiều RAM đến vậy. Đối với các hoạt động hàng ngày, một hệ thống 8GB RAM là quả đủ. Nếu là một người dùng nâng cấp, hãy hướng đến 16GB. Và trong trường hợp chuẩn bị cho tương lai, hãy mua 32GB, đặc biệt nếu trong trường hợp bạn chơi các tựa game mới hoặc chạy hàng chục ứng dụng cùng một lúc.

Hiện tại, bạn chỉ nên tối đa hóa mức RAM mà bạn có và cân nhắc nâng cấp theo nhu cầu của mình.

Theo Vn review​
 

vutnsolano

Active Member
Chỉ hệ thống server mới cần nhiều như vậy chứ PC của em có 6 GB dùng vẫn nuột :D
 

thomai.art

Active Member
Máy cá nhân dùng học tập và giải trí đơn thuần thì chỉ từ 6 đến 8 GB là dùng phè phỡn :D
 

tusontay

Huyền Thoại
Đang dùng 16Gb (8x2) ko chơi game, nhưng đôi khi xử lý Photoshop thì vẫn hơi đơ. :)
 
Bên trên