5 phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay

songoku9x

Well-Known Member
0YbRjqc.jpg

Với những dịch vụ truyền tải game phổ biến hiện nay, người dùng có thể ngồi trong phòng và thưởng thức các trò chơi được cài đặt trên một chiếc máy tính khác rất dễ dàng. Hiện nay có khá nhiều dịch vụ cho phép người dùng thực hiện điều này, từ việc lựa chọn trò chơi trên máy tính hay các dịch vụ chơi game đám mây thông qua một trung tâm dữ liệu từ Internet.

1. Steam In-Home Streaming

Đây là giải pháp mà bây giờ người dùng có thể sử dụng ngay hôm nay, đặc biệt là khi chơi các game yêu cầu xử lí đồ họa mạnh trên các máy cấu hình thuộc dạng tầm trung. Giải pháp này không chỉ truyền tải các trò chơi có trong thư viện của Steam mà còn nhiều game khác, mặc dù các game này không chính thức được hỗ trợ nhưng các game đó vẫn có thể hoạt động tốt.

RiS7rIs.png

Tính năng Steam In-Home Streaming được thiết kế cho các máy Steam Machine chạy hệ điều hành Steam. Dịch vụ cho phép người dùng truyền tải các trò chơi trên máy tính Windows sang Steam Machine hoặc box kết nối với tivi mà không cần đòi hỏi phải trang bị card đồ họa mạnh. Người dùng có thể kích hoạt Steam In-Home streaming trên bất kì máy tính Windows đang sở hữu và truyền các trò chơi sang bất kì máy tính nào chạy Windows hay Mac X hoặc Linux.

2. NVIDIA GameStream

NVIDIA trang bị tính năng GameStream riêng được cung cấp thông qua ứng dụng GeForce Experience cho các dòng thuộc card đồ họa NVIDIA GeForce mới. Nếu máy tính của người dùng được trang bị phần cứng phù hợp, người dùng chỉ cần mở ứng dụng GeForce Experience, sau đó nhấp chọn GameStream và sử dụng các tùy chọn bên trong để thiết lập.

hPXmllt.png

Tuy nhiên, có một vấn đề lớn đó là NVIDIA GameStream chỉ có thể truyền tải sang các thiết bị NVIDIA Shield Portable và NVIDIA Shield Tablet. Người dùng không thể truyền tải sang máy tính khác ngay cả khi máy được trang bị phần cứng Nvidia phù hợp, hoặc bất kì loại thiết bị di động nào khác. Dịch vụ cũng có thể sử dụng các ứng dụng như LimeLight cho các thiết bị Android khác, tuy nhiên điều này sẽ không được hỗ trợ chính thức.

Cũng giống như Steam In-Home Streaming, NVIDIA GameStream được thiết kế để truyền tải các trò chơi từ một máy tính chơi game (yêu cầu phải có card đồ họa NVIDIA mới) sang một thiết bị khác trong nhà. Dịch vụ cũng có thể truyền tải các trò chơi qua Internet, nhưng chất lượng không đảm bảo sẽ hoạt động tốt vì còn phụ thuộc vào các kết nối Internet ở cả hai phía.

3. NVIDIA GRID

NVIDIA GRID sẽ tiếp cận máy chủ từ xa, sau đó tập trung truyền tải các trò chơi từ máy tính của người dùng. Hiện nay, dịch vụ NVIDIA GRID đang ở trong giai đoạn beta (thử nghiệm) vớ máy chủ duy nhất chỉ có ở California. Do đó, người dùng chỉ có thể sử dụng dịch vụ này nếu đang ở miền Tây nước Mỹ với thời gian ping đến các máy chủ của NVIDIA tại San Jose, California là 40ms hoặc thấp hơn.

XrZAfk3.jpg

Dịch vụ này chỉ có thể truyền đến các thiết bị di động Mobile Shield của NVIDIA, và dịch vụ cũng không làm việc với các trò chơi mà người dùng đã sở hữu. Những trò chơi được lập trình để tối ưu hóa cho NVIDIA GRID chạy trên các máy chủ của NVIDIA có thể được chuyển tiếp đến các thiết bị di động của người dùng. Ở thời điểm hiện tại, dịch vụ này chưa phải là một giải pháp hoàn hảo.

4. OnLive

OnLive là một dịch vụ giúp mang đến một ý tưởng game đám mây cho người dùng. Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian dài, dịch vụ này có khá ít người sử dụng mặc dù được báo chí hay các giới công nghệ đăng tin khá nhiều. Gần đây, họ đã thay đổi cách tiếp cận đến người sử dụng. Thay vì cung cấp một thư viện OnLive riêng, người dùng phải mua các trò chơi với giá khoảng 8 USD mỗi tháng cho OnLive CloudLift (một dịch vụ cho phép người dùng truyền tải trò chơi đã mua trên Steam sang thiết bị khác từ máy chủ OnLive). Người dùng có thể sử dụng thư viện Steam đã có thay vì tạo ra một thư viện hoàn toàn mới tại OnLive.

2Kh0yLO.jpg

Tuy nhiên, không phải tất cả các trò chơi đều được dịch vụ này hỗ trợ. Việc tích hợp Steam chắc chắn sẽ giúp người dùng tiếp cận tốt hơn, nhưng hầu hết người dùng cùng với các thư viện Steam có thể đã có máy tính chơi game và người dùng có thể sử dụng tính năng Steam In-Home Streaming để truyền tải đến các phòng khác trong nhà.

5. PlayStation Now

Hãng Sony tập trung vào việc truyền tải các trò chơi trong giao diện điều khiển. Hãng đã phải chi trả hàng trăm triệu USD để mua Gaikai - một công ty trò chơi trực tuyến sử dụng công nghệ trình diễn trò chơi dựa trên trình duyệt. Giờ đây, Sony đang sử dụng công nghệ trò chơi trực tuyến cho một dịch vụ gọi là PlayStation Now, có thể truyền một số trò chơi PlayStation 3 sang PlayStation 3, PlayStation 4, PlayStation Vita hay các thiết bị truyền hình khác.

mZqoTLX.jpg

Đây là một cách tiếp cận đến người dùng rất thú vị, thậm chí dịch vụ còn cung cấp giải pháp để chơi PlayStation 3 trên PlayStation 4 phiên bản mới. Người dùng cũng có thể sử dụng dịch vụ để chơi các game PlayStation 3 trên các thiết bị không có hỗ trợ tính năng chơi game, chẳng hạn như sử dụng PlayStation Now để truyền trò chơi trực tiếp đến một số tivi Sony Bravia.

Nguồn: Howtogeek
 
Chỉnh sửa lần cuối:

suonggiomuadong

Active Member
Ðề: 5 phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay

vụ này mình ko rành nhỉ
cảm ơn vì bài viết có ý hay
 

loveyou_mygirl

Active Member
Ðề: 5 phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay

Thực sự là em không hiểu gì các bác ợ $-)
 

minh63355

Well-Known Member
Ðề: 5 phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay

Mình chỉ chơi mini game PC nên những cái này cao siêu quá.
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: 5 phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay

phương pháp truyền tải game phổ biến nhất hiện nay là cứ nén lại thành 1 ISO đầy đủ thuốc, up lên host tốc độ cao... rồi mở topic quăng link là xong
 
Bên trên