Tất nhiên, không thành công thì thành thụ, lo đé.o gì đâu, nhưng nếu Galaxy S20 và Note 20 trong năm 2020 là một nốt trầm thì biết đâu Galaxy S21 là một nốt Rê Thứ.
“Tề gia trị quốc bình thiên hạ”, tề gia chưa xong thì lấy gì bình thiên hạ. Câu này chả liên quan gì đâu, nhưng cứ thích đưa vô cho nhiều chữ. Dưới đây là những lý do khiến cho Galaxy S21 khó thể thành công ở Việt Nam.
1. Do covid
Năm 2020 là một năm kỳ lạ, covid là chuyện rất xấu, nhưng trong đó cũng có chuyện hay, ví dụ như có vấn đề gì đó thì cứ đổ cho covid.
- Bán không được, do covid.
- Sản phẩm dở, do covid.
- Người ta chửi, do covid.
- PR thất bại, do covid.
- Đi về nhà, à không phải do covid, do đen.
Covid-19 gây ra hậu quả sâu và rộng toang hoác, trong đó quan trọng nhất là tâm lý tiêu dùng. Ngay giữa mùa giáp hạt, năm hết tết đến, cướp giật lộng hành và tương lai thì ngang với tiền đồ chị Dậu, đa số sẽ lựa chọn phòng thủ. Tobe or not tobe, mua hay không mua đó không phải là vấn đề, vấn đề là khi nào kiếm được tiền mới mua. Nhà còn gì nữa đâu con ơi.
2. iPhone 12 đã càn quét sạch không kình ngạc, tan tác chim muôn.
Chỉ chưa đầy 1 tháng trước, iPhone 12 cả xách tay lẫn chính hãng đã tạo nên một cơn cuồng phong ở thị trường Việt Nam, thậm chí hàng chính hãng còn được đẩy mạnh và chiếm ưu thế hơn (cái này sẽ viết kỹ trong bài sau). Điều đó có nghĩa là ai có tiền thì mua smartphone mới rồi, suy nghĩ cân nhắc lựa chọn gì nữa đâu. Còn ai không có tiền như học sinh cấp 2, sinh viên năm nhất chẳng hạn, sẽ lên Youtube chém gió, bình luận và không bao giờ mua.
3. Giảm giá nhanh
Samsung với áp lực doanh số đã đang mắc vào cái bẫy do chính mình giăng ra, giờ rút cũng không được, đi thì cũng dở ở không xong. Giảm giá ồ ạt sau thời gian ngắn chính là một trong những yếu tố giết chết Blackberry và HTC năm xưa, dù các sản phẩm của 2 hãng này rất chất.
Người dùng mua đợt đầu, sẽ được tặng quà, hay quá, nhưng không lấy quà cũng được trừ tiền (do đại lý làm), hay quá, vui quá, trung thành quá. Tháng sau thấy ra chương trình khuyến mãi giảm mẹ nó 10 triệu luôn, ơ, gì vậy các phờ ren. Hẳn nhiên, người ta làm con lừa 1 lần, đâu ai thích làm lần 2, nên từ nay về sau, đợi giảm giá rồi mua, tội gì, tiền vẫn trong tay ta, mà thường ngày cũng chỉ nghe gọi nhắn tin với post hình facebook là hết giờ, nên nhất định làm người, làm người khó lắm.
4. Social hay quá
Truyền thông hướng đối tượng là một lý thuyết rất hay, nhưng đôi khi hay quá lại thành hay ho và thở phì phò. Áp lực KPI đôi khi làm sai lệch hoàn toàn đường hướng, truyền thông cứ phải đủ KPI để báo cáo, còn sale thì cứ lo sale đi. Sản phẩm cao cấp khó bán hơn sản phẩm bình dân rất nhiều, để giải bài toán khiến người có tiền mua cần tốn công sức gấp đôi so với bảo người ít tiền mua đồ rẻ.
Social rất rộng lớn, lạc bước 2 xe đành bỏ phí, “đi giữa sa mạc mênh mông, mơ nước mát một con sông”, đôi khi “thiên đường có lối không đi địa ngục không cửa lại xông vào”, cuối cùng là “em không sai, chúng ta sai”.
5. Giá cao nhưng đáng không?
Galaxy S21 sẽ có giá bán tầm 24 triệu đến 34 triệu cho 4 phiên bản cấu hình khác nhau, trong đó có thể có bản độc quyền Thegioididong và bản độc quyền FPT Shop (bà bán nước đầu ngõ mới tâm sự thế). Tuy vậy, có xứng đáng để bỏ ra số tiền lớn như thế để mua hay không là một “vấn đề hôm nay suy sụp ngày sau”. Camera zoom 100x chưa bao giờ hữu dụng, nhất là chất lượng hình ảnh rất tệ, chip exynos, thời lượng pin, củ sạc tai nghe có kèm theo máy, hay cây bút S Pen rời rườm rà bất tiện ở dòng Ultra, đều là những thứ lấn cấn cả.
Thế giới đã phẳng, thương hiệu không còn khoảng cách lớn nữa, trừ Apple ra, flagship nào cũng dư cho nhu cầu. Nên bài này post bằng One Plus 8 Pro vẫn lên được facebook không mất chữ nào cả, thật vi diệu!
Hình ảnh của We_The_Techies
Bài tiếp theo: Thị trường Smartphone 2020 – 2021 (Kỳ 1) iPhone ở Việt Nam – Chỉ riêng mình ta.
Bài tiếp theo nữa Thị trường Smartphone 2020 – 2021 (Kỳ 2) Samsung – Vị trí nào cho anh.
#Samsung #GalaxyS21

“Tề gia trị quốc bình thiên hạ”, tề gia chưa xong thì lấy gì bình thiên hạ. Câu này chả liên quan gì đâu, nhưng cứ thích đưa vô cho nhiều chữ. Dưới đây là những lý do khiến cho Galaxy S21 khó thể thành công ở Việt Nam.
1. Do covid
Năm 2020 là một năm kỳ lạ, covid là chuyện rất xấu, nhưng trong đó cũng có chuyện hay, ví dụ như có vấn đề gì đó thì cứ đổ cho covid.
- Bán không được, do covid.
- Sản phẩm dở, do covid.
- Người ta chửi, do covid.
- PR thất bại, do covid.
- Đi về nhà, à không phải do covid, do đen.
Covid-19 gây ra hậu quả sâu và rộng toang hoác, trong đó quan trọng nhất là tâm lý tiêu dùng. Ngay giữa mùa giáp hạt, năm hết tết đến, cướp giật lộng hành và tương lai thì ngang với tiền đồ chị Dậu, đa số sẽ lựa chọn phòng thủ. Tobe or not tobe, mua hay không mua đó không phải là vấn đề, vấn đề là khi nào kiếm được tiền mới mua. Nhà còn gì nữa đâu con ơi.
2. iPhone 12 đã càn quét sạch không kình ngạc, tan tác chim muôn.
Chỉ chưa đầy 1 tháng trước, iPhone 12 cả xách tay lẫn chính hãng đã tạo nên một cơn cuồng phong ở thị trường Việt Nam, thậm chí hàng chính hãng còn được đẩy mạnh và chiếm ưu thế hơn (cái này sẽ viết kỹ trong bài sau). Điều đó có nghĩa là ai có tiền thì mua smartphone mới rồi, suy nghĩ cân nhắc lựa chọn gì nữa đâu. Còn ai không có tiền như học sinh cấp 2, sinh viên năm nhất chẳng hạn, sẽ lên Youtube chém gió, bình luận và không bao giờ mua.
3. Giảm giá nhanh
Samsung với áp lực doanh số đã đang mắc vào cái bẫy do chính mình giăng ra, giờ rút cũng không được, đi thì cũng dở ở không xong. Giảm giá ồ ạt sau thời gian ngắn chính là một trong những yếu tố giết chết Blackberry và HTC năm xưa, dù các sản phẩm của 2 hãng này rất chất.

Người dùng mua đợt đầu, sẽ được tặng quà, hay quá, nhưng không lấy quà cũng được trừ tiền (do đại lý làm), hay quá, vui quá, trung thành quá. Tháng sau thấy ra chương trình khuyến mãi giảm mẹ nó 10 triệu luôn, ơ, gì vậy các phờ ren. Hẳn nhiên, người ta làm con lừa 1 lần, đâu ai thích làm lần 2, nên từ nay về sau, đợi giảm giá rồi mua, tội gì, tiền vẫn trong tay ta, mà thường ngày cũng chỉ nghe gọi nhắn tin với post hình facebook là hết giờ, nên nhất định làm người, làm người khó lắm.
4. Social hay quá
Truyền thông hướng đối tượng là một lý thuyết rất hay, nhưng đôi khi hay quá lại thành hay ho và thở phì phò. Áp lực KPI đôi khi làm sai lệch hoàn toàn đường hướng, truyền thông cứ phải đủ KPI để báo cáo, còn sale thì cứ lo sale đi. Sản phẩm cao cấp khó bán hơn sản phẩm bình dân rất nhiều, để giải bài toán khiến người có tiền mua cần tốn công sức gấp đôi so với bảo người ít tiền mua đồ rẻ.
Social rất rộng lớn, lạc bước 2 xe đành bỏ phí, “đi giữa sa mạc mênh mông, mơ nước mát một con sông”, đôi khi “thiên đường có lối không đi địa ngục không cửa lại xông vào”, cuối cùng là “em không sai, chúng ta sai”.

5. Giá cao nhưng đáng không?
Galaxy S21 sẽ có giá bán tầm 24 triệu đến 34 triệu cho 4 phiên bản cấu hình khác nhau, trong đó có thể có bản độc quyền Thegioididong và bản độc quyền FPT Shop (bà bán nước đầu ngõ mới tâm sự thế). Tuy vậy, có xứng đáng để bỏ ra số tiền lớn như thế để mua hay không là một “vấn đề hôm nay suy sụp ngày sau”. Camera zoom 100x chưa bao giờ hữu dụng, nhất là chất lượng hình ảnh rất tệ, chip exynos, thời lượng pin, củ sạc tai nghe có kèm theo máy, hay cây bút S Pen rời rườm rà bất tiện ở dòng Ultra, đều là những thứ lấn cấn cả.
Thế giới đã phẳng, thương hiệu không còn khoảng cách lớn nữa, trừ Apple ra, flagship nào cũng dư cho nhu cầu. Nên bài này post bằng One Plus 8 Pro vẫn lên được facebook không mất chữ nào cả, thật vi diệu!
Hình ảnh của We_The_Techies
Bài tiếp theo: Thị trường Smartphone 2020 – 2021 (Kỳ 1) iPhone ở Việt Nam – Chỉ riêng mình ta.
Bài tiếp theo nữa Thị trường Smartphone 2020 – 2021 (Kỳ 2) Samsung – Vị trí nào cho anh.
#Samsung #GalaxyS21
Theo facebook Bui An