4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

osiric

Well-Known Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Sau vụ này thấy rõ ai mới chính là lũ hại dân hại nước hại ĐẢNG, làm cho dân xa rời ko tin tưởng vào Đảng và điều gì xảy ra sau đó.......????

"đất đai là sở hữu toàn dân, do NN thống nhất quản lý" = vợ mình là sở hữu của cả tỉnh, do lãnh đạo tỉnh thống nhất sử dụng
==> hết trừu tượng chưa HEEL
 

MyRom

Active Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế 'quá tay'

Mặc dù rất nhiều câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí bị né tránh trả lời, nhưng cuối cùng, Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.

Hải Phòng nhận lỗi

Sau nhiều lần từ chối cung cấp thông tin với báo chí, sau một tuần xảy ra cưỡng chế, Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo về vụ cưỡng chế đầm tại hộ Đoàn Văn Vươn vào chiều ngày 12/01/2012.

Cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND TP.Hải Phòng nhưng không có sự có mặt của các lãnh đạo chủ chốt. Chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND, Sở TN-MT, đại diện tòa án, Công an TP.

20120113092503_Hi_nh0160.jpg


Các câu hỏi của PV nhiều cơ quan báo chí tập trung ở các nội dung chính: đất giao cho gia đình ông Vươn có phải đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) không? Đất nông nghiệp khi được giao cho hộ sản xuất có thời gian là 20 năm, tại sao Tiên Lãng lại đặt ra mức hạn 14 năm? Trình tự, thủ tục thu hồi đất của chính quyền có đúng pháp luật hay không?...

Lãnh đạo Sở TN-MT TP.Hải Phòng, ông Bùi Quang Sản trả lời: thời điểm UBND H.Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4.10.1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên H.Tiên Lãng giao đất là đúng.

Với câu trả lời này, GĐ Sở TN-MT Hải Phòng đã không biết, QĐ cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ tiến hành thu hồi phần diện tích đầm theo QĐ thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và QĐ giao đất được ký vào năm 1997.

Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền trả lời: ông Vươn đã “lấn” ra biển 19,3 ha, sau đó đề nghị huyện hợp thức hóa, còn thời hạn giao đất cho gia đình ông Vươn chỉ có 10 năm là do… ông Vươn đề nghị giao như vậy.

Vấn đề được dư luận quan tâm, đó là lực lượng cưỡng chế đã san ủi ngôi nhà hai tầng của Đoàn Văn Quý vào cuối ngày 5/1 mặc dù ngôi nhà này không nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế.

Tổng diện tích đầm của anh em Vươn – Quý là 40,3ha, trong đó chỉ có 19,3ha nằm trong diện thu hồi, tuy nhiên, toàn bộ phần diện tích này đã được lực lượng chức năng phong tỏa, vợ con Vươn, Quý khi được tại ngoại vẫn không được vào.

Câu hỏi đặt ra, lực lượng chức năng của H.Tiên Lãng đã cưỡng chế nhầm nhà hay đó là hành vi phá hủy tài sản công dân có tổ chức?

Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lý giải: Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà.

Với lập luận trên, nhiều người đặt câu hỏi: Nếu đó là “tang vật, hiện trường” liên quan đến vụ chống người thi hành công vụ của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, tại sao nó lại bị hủy?!

Ông Hiền cũng thanh minh thêm: Tại quyết định ngày 9.4.1997 của UBND H.Tiên Lãng giao 19,3 ha đầm cho gia đình ông Vươn để NTTS đã nêu rõ: khi hết thời hạn giao đất, người được giao sử dụng đất phải trả lại cho Nhà nước mà không được bồi thường công cải tạo.

20120113092503_Hai%20phong1.jpg


Tuy nhiên, nhiều PV chứng minh quyết định trên không có bất cứ điều khoản nào quy định như ông Hiền nói thì ông Hiền chống chế, việc không bồi thường khi thu hồi đất hết thời hạn đã giao được thực hiện tại… luật Đất đai năm 2003.

Một loạt các câu hỏi được các PV đề nghị UBND H.Tiên Lãng, UBND TP.Hải Phòng làm rõ, liên quan đến việc giao đất NTTS không tổ chức theo đúng thời hạn quy định trong luật Đất đai, việc thu hồi gây nhiều khiếu nại... nhưng đều không được trả lời tại cuộc họp báo.

Trình tự giao đất của Hải Phòng đối với Đoàn Văn Vươn

Theo thông tin từ UBND thành phố Hải Phòng: từ năm 1992 đến 2000, thực hiện chính sách giao diện tích đất bồi ven sông, ven biển vào mục đích nuôi trồng thủy sản, huyện Tiên Lãng đã đưa được 1.431 ha/3.157 ha đất sử dụng vào mục đích này (theo quy định của Luật đất đai, đây là quỹ đất chưa sử dụng).

Trong đó, UBND huyện Tiên Lãng giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình; UBND các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583ha; diện tích còn lại 333ha, UBND thành phố giao cho tổ chức thuê theo thẩm quyền.

Trong các Quyết định giao đất cho các cá nhân, tổ chức đều ghi rõ thời hạn sử dụng đất, khi hết thời hạn, chủ sử dụng đất phải giao trả lại đất để Nhà nước quản lý.

20120113092503_Hi_nh0162.jpg


Ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Đoàn Văn Vươn, quê ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang (phần giáp đê Quốc gia) để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày ban hành Quyết định giao đất.

Quá trình sử dụng ông Đoàn Văn Vươn đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Ngày 2/3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn chiếm ngoài diện tích được giao.

Ngày 9/4/1997, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Như vậy, với 2 Quyết định trên, ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.

Đến thời điểm hết hạn giao đất, UBND huyện đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất (theo Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của huyện Tiên Lãng).

Không đồng tình với việc giải quyết khiếu nại Quyết định thu hồi đất của huyện, ông Vươn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Ngày 27/1/2010, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm vụ án này và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461.

Cho rằng việc giải quyết của cơ quan chức năng chưa thỏa đáng, ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa hành chính Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận” giữa nguyên đơn và bị đơn: nếu nguyên đơn rút đơn thì UBND huyên Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.

Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19/4/2010, ông Vươn có đơn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ngày 22/4/2010 Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này.

Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục giao đất cho ông để nuôi trồng thủy sản.

Link: VietNamNet - Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế 'quá tay' | Hai Phong thua nhan cuong che 'qua tay'

Con bà chúng nó, cố tình phá nát nhà người ta mà chỉ buông 1 câu Nhầm là xong Lũ này đê hèn quá.
 

khuatquangthin

New Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Nhầm thôi các bạn, chúng tôi sẽ sửa chữa sau. Chúng tôi trân trọng các ý kiến trái chiều, phải chiều, đa chiều, tùm lum chiều.
Bác nào có nhiều đất thì chuẩn bị nhé. Chúng tôi sẽ nhầm đến tận nhà các bác.
Bác nào có 100m thì OK con gà đen. Hehehe
 
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Lỗi tại ai? Dồn ép người ta vào bước đường cùng mới xảy ra cớ sự như vầy
 

HEEL

New Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Đề nghị truy tố Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng 3 tội:

1- "Lạm dụng chức quyền, gây hậu quả nghiệm trọng, làm tổn hại uy tín của Đảng và Nhà Nước": cưỡng chế đất trái pháp luật, làm 6 bộ đội bị thương, đẩy chiến sĩ CA vào vòng nguy hiểm.

2- "Vu oan người tốt, phá hủy tài sản của Công dân": Không có chứng cớ về việc ai đặt mìn, an bắn đạn hoa cải. Nhìn trên Ti vi chỉ thấy công an bắn vào nhà không thấy trong nhà bắn ra. Phá hủy hiện trường là ngôi nhà không thuộc đất bị cưỡng chế. Không nhân chứng, vật chứng thì làm sao quy tội cho người ta là "chống người thi hành công vụ được". Cố tình biến người dân lương thiện sau 1 ngày thành tội phạm.

3- "Giam giữ người trái pháp luật": Vợ con ông Vươn có tội gì là bắt giam họ hơn 1 ngày mới thả.

4- Tạm thời thế đã.......... còn tiếp
 
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Đề nghị truy tố Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng 3 tội:

1- "Lạm dụng chức quyền, gây hậu quả nghiệm trọng, làm tổn hại uy tín của Đảng và Nhà Nước": cưỡng chế đất trái pháp luật, làm 6 bộ đội bị thương, đẩy chiến sĩ CA vào vòng nguy hiểm.

2- "Vu oan người tốt, phá hủy tài sản của Công dân": Không có chứng cớ về việc ai đặt mìn, an bắn đạn hoa cải. Nhìn trên Ti vi chỉ thấy công an bắn vào nhà không thấy trong nhà bắn ra. Phá hủy hiện trường là ngôi nhà không thuộc đất bị cưỡng chế. Không nhân chứng, vật chứng thì làm sao quy tội cho người ta là "chống người thi hành công vụ được". Cố tình biến người dân lương thiện sau 1 ngày thành tội phạm.

3- "Giam giữ người trái pháp luật": Vợ con ông Vươn có tội gì là bắt giam họ hơn 1 ngày mới thả.

4- Tạm thời thế đã.......... còn tiếp
I agreed nhưng rồi cũng chìm xuồng
 

MyRom

Active Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế đất là sai luật'
"Việc phá hủy ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn với lý do là nơi cố thủ, tấn công lực lượng cưỡng chế là không có căn cứ; không quy định nào cho phép “phi tang” chứng cứ phạm tội", luật sư Phạm Thanh Bình trao đổi với VnExpress.


- Dưới góc độ pháp luật, ông đánh giá thế nào về việc cưỡng chế khu đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng?

- Để đánh giá việc thi hành cưỡng chế có vi phạm pháp luật hay không trước hết cần xem xét, đánh giá việc ra quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Theo thông tin được công bố, việc ban hành quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai năm 2003, khi hết thời hạn sử dụng đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất đã chấp hành đúng pháp luật về đất đai, đồng thời việc sử dụng đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

Trong trường hợp hộ ông Vươn chưa hết thời gian sử dụng đất, đã chấp hành đúng pháp luật về đất đai, Nhà nước không thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... thì việc thu hồi đất trước thời hạn đối với ông là không đúng. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, cơ sở để tiến hành cưỡng chế, đã không đúng pháp luật, việc thực hiện cưỡng chế cũng không đúng pháp luật.


- Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm nói trên và chịu trách nhiệm như thế nào?

- Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng không đúng pháp luật, về nguyên tắc, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là người phải chịu trách nhiệm về việc ban hành quyết định này.

Điều 6 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ, nhiệm vụ, các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của họ. Nếu vi phạm nghị định này, tùy từng tính chất, mức độ hành vi họ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm kỷ luật, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Về trách nhiệm dân sự, nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự, ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự này phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

Nếu làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy từng trường hợp cụ thể, họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội phạm sau đây: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS); tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS)...

- Luật sư đánh giá thế nào về việc chính quyền phá hủy nhà của ông Vươn không thuộc diện tích cưỡng chế với lý do là nơi cố thủ, tấn công lực lượng cưỡng chế?

- Việc phá hủy ngôi nhà không thuộc diện cưỡng chế với lý do là nơi cố thủ, tấn công lực lượng cưỡng chế mà vị đại diện UBND huyện Tiên Lãng đưa ra là không có căn cứ, không có quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một công việc - có thể gọi là để “phi tang” chứng cứ phạm tội của người phạm tội - như vậy. Nếu cứ làm theo cách giải thích này không lẽ những ngôi nhà đã xảy ra các vụ án giết người, cướp của (ví dụ như tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang - nơi Lê Văn Luyện gây án) cũng phải phá bỏ?

- Trong trường hợp cưỡng chế "nhầm", chính quyền phải ứng xử, bồi thường ra sao?

- Việc cưỡng chế dù nhầm hay có chủ định nếu được các cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật, người chịu trách nhiệm chính về việc thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế đều sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007. Nếu chứng minh được việc cưỡng chế đúng là “nhầm”, trong trường hợp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Trở lại vụ việc, trong quá trình giải quyết vụ đầm tôm, thẩm phán tòa án Hải Phòng là Ngô Văn Anh có lý vào giấy thỏa thuận rút đơn kiện. Quy định của pháp luật về việc này thế nào?

- Điều 12 Luật tố tụng hành chính quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, án hành chính không có cơ chế hòa giải như án dân sự mà chỉ có quy định về việc đối thoại. Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có nghĩa vụ tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án, nhằm giúp giảm thiểu căng thẳng tâm lý cho tất cả các bên, tạo không khí hòa thuận để thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp. Nội dung thỏa thuận giữa người khởi kiện và người bị kiện không có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải thực hiện đúng cam kết mà chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện của họ.

Điều này khác với việc hòa giải trong án dân sự: Nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành ghi nhận thỏa thuận của họ. Nội dung thỏa thuận giữa các bên đương sự có giá trị pháp lý khi quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật.
Khu đất nhà ông Vươn. Ảnh: Hà Anh

Khi hai bên đối thoại và đi đến việc thỏa thuận được với nhau và nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc “Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án” không đồng nghĩa với việc hòa giải, vận động đương sự rút đơn kháng cáo, rút đơn khởi kiện. Chúng tôi cho rằng nếu đúng có việc cán bộ Tòa án đến hòa giải, vận động đương sự rút đơn thì đây là hành vi trái pháp luật.

- Nếu Tòa có sai sót như vậy thì có biện pháp gì để giải quyết, khắc phục?

- Trong trường hợp xác định được cán bộ Tòa án có hành vi trái pháp luật dẫn đến việc Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đó có thể bị Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

- Trong vụ án này, thẩm phán có sai phạm về mặt nghiệp vụ sẽ bị xử lý như thế nào?

- Nếu thẩm phán bị xác định là có sai phạm về mặt nghiệp vụ, tùy từng trường hợp cụ thể, Thẩm phán đó có thể bị xử lý kỷ luật theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức hoặc quy định của ngành Tòa án. Trong trường hợp sai phạm đó bị xác định là nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 BLHS)...

Link: 'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế đất là sai luật' - VnExpress
 

MyRom

Active Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi nhiều đầm!?

Không chỉ riêng trường hợp đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Vũ Văn Luân…, hàng trăm ha đầm khác của hàng chục hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng cũng nằm trong diện bị thu hồi.

Hàng trăm ha đầm nằm trong diện thu hồi

Những ngày cuối năm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), thay vì lo lắng chuẩn bị đón tết Nguyên đán đang đến gần, hàng chục chủ đầm khác nhiều ngày tháng qua mất ăn mất ngủ, vì tất cả đều nhận được thông báo thu hồi đầm nuôi trồng thuỷ sản đã được UBND huyện Tiên Lãng giao canh tác từ nhiều năm trước.

Phong trào nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Tiên Lãng thực sự phát triển ở thời điểm đầu những năm 2000, khi những hộ tiên phong như Đoàn Văn Vươn, Vũ Văn Luân, Lương Văn Trong… sau một thời gian dài mò mẫm đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế, và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.

Nhận thấy đây là con đường thoát nghèo ở một vùng quê nông nghiệp, nhiều người nông dân khác cũng tiến hành làm thủ tục thuê đầm để nuôi trồng thuỷ sản, và được UBND huyện cho thuê đất với mức tiền 140.000 đồng/ha/1 năm.

Đỉnh điểm của sự phát triển trong phòng trào làm kinh tế này, các chủ đầm đã thành lập Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng.

Ông Đoàn Văn Vươn được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên chi hội; ông Lương Văn Trong – phó chủ tịch, ông Vũ Văn Luân – thư ký.

Trong tổ chức nghề này, ông Vươn, ông Trong, ông Luân là ba hội viên được đánh giá là xuất sắc nhất, về quy mô diện tích và mô hình sản xuất.

Thế nhưng, phong trào này cũng chỉ “phất” lên được vài ba năm. Đến khoảng giữa năm 2004, đồng loạt các chủ đầm đều nhận được thông báo về việc thu hồi giao đất hết thời hạn của UBND huyện Tiên Lãng.

Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mà các chủ đầm đã đầu tư hàng tỷ đồng vào đầm bãi, và chưa thu hồi đủ vốn.

Kèm theo QĐ thu hồi đất của huyện là thông báo yêu cầu các chủ đầm dừng đầu tư vào đầm bãi.

Ông Vũ Văn Luân, chủ thuê hàng chục ha đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng cho biết: “Từ khi nhận được thông báo trên, tất cả anh em trong hội đều không dám tiếp tục đầu tư, vì huyện cho biết sẽ thu hồi mà không đền bù. Từ đó đến nay (năm 2004), các chủ đầm chỉ đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên, được con gì hay con đó, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt… và trồng cây ăn quả. Hàng trăm ha đầm đã được đầu tư hạ tầng mà không dám nuôi trồng thuỷ sản, xót xa lắm!”.

Danh sách các chủ đầm bị thu hồi rất dài, bao gồm gần 20 hộ, trong đó tập trung ở các xã Vinh Quang, Đông Hưng, Tây Hưng, bao gồm: chủ đầm Lương Văn Trong (30ha, xã Đông Hưng); Hoàng Văn Tin (23ha, xã Tây Hưng); Vũ Văn Chiêng – 7ha; Vũ Văn Tụy (50ha, xã Đông Hưng); Lương Văn Ná (19ha); Lương Văn Tảnh (6ha); Lương Văn Cường (3,5ha); Hoàng Văn Đỏ (7ha); Nguyễn Trọng Chính (7ha); Trần Đình Thảo – 6ha; Hoàng Văn Hùng (7ha, xã Tây Hưng); Nguyễn Bá Đọ (8ha); Vũ Tiến Dũng (8ha); Lương Văn Hẩy (8ha); ông Sáu Cảnh (23ha); Nguyễn Văn Tiêu (xã Vinh Quang, 9ha)…
Ông Lương Văn Trong – chủ của 30ha đầm đang nằm trong diện thu hồi.
Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ rầu rĩ: “Tiền đầu tư cống rãnh, bờ đầm bờ thửa, làm cống thoát nước, làm chòi canh… mỗi hội viên tối thiểu cũng hàng trăm triệu đồng đổ xuống.

Những hộ quy mô lớn vài chục ha như của tôi và anh Luân, anh Vươn… phải tính đến tiền tỷ. Vốn chưa thu hồi được mà đã bị huyện đòi không bồi thường, thì rõ ràng, những người được giao tiếp nhận lại đất đầm của chúng tôi, họ được hưởng không. Điều này là quá vô lý!”.

Cũng theo ông Trong, trước đây, thời điểm những năm 2000 khi làm ăn ổn định, một năm hộ của ông cũng thu được vài trăm triệu từ việc nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 30ha đầm ông thuê.

“Nhà nước giao đất, giao rừng trồng cây lâu năm, cây ăn quả hay nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn theo tôi được biết tối thiểu là 20 năm, còn không cũng là 50 năm. Có như thế hộ nông dân mới dám đầu tư lâu dài và có thời gian thu hồi vốn. Thời hạn mà huyện giao cho chúng tôi là quá ngắn. Không ai có thể thả cá rồi một vài tháng sau đã được thu hoạch cả”.

Khi được hỏi, tại sao Liên Chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của huyện Tiên Lãng - tổ chức bảo vệ quyền lợi của các hội viên, không thể hiện vai trò của một tổ chức hiệp hội, ông Trong than: “Từ năm 2004 khi huyện có thông báo thu hồi, anh em đều chán nản cả”.

Điều mà một phó chủ tịch hội như ông Trong làm được, đó là họp bàn anh em, đồng thuận phương án tất cả đều xin huyện cho thuê tiếp theo đúng trình tự, thủ tục, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, bởi vì tất cả mọi người đều có nhu cầu thực sự!

Cũng như nhiều hội viên khác, nhiều ngày nay, ông Trong đều sốt vó lo lắng và chờ đợi đến lượt khu đầm của mình bị thu hồi, bởi vì thông tin ông có được thì gần 400ha diện tích đầm bãi của hơn 20 hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng đều đã có thông báo thu hồi không đền bù.

Số diện tích đầm bãi sau khi thu hồi, vẫn được tiếp tục giữ nguyên mục đích chứ không chuyển đổi sang mục đích khác.

Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế?

Thời điểm chúng tôi có mặt tại Tiên Lãng vào ngày 10/01/2012, một nguồn tin cho hay: sáng 11/01/2012, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế một khu đầm khác của hộ anh Vũ Văn Luân. Tuy nhiên, cuộc cưỡng chế này sẽ được giữ kín.

Buổi sáng ngày 11/1/2012, chủ đầm Vũ Văn Luân cho biết: có một nhóm người đã ra khu vực đầm bãi của anh – khu vực trong diện cưỡng chế, tất cả đều mặc thường phục. Khi biết anh Luân từ đầm đi về nhà (nhà anh Luân ở trong làng), nhóm người này đã bỏ về.

Có thông tin từ các chủ đầm, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi đầm của anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Thế Luân trước. Sau đó, lần lượt sẽ đến các hộ khác đã có thông báo thu hồi theo QĐ thu hồi đầm hết hạn sử dụng từ năm 2004 sẽ được xử lý.

Cũng giống như trường hợp Đoàn Văn Vươn, anh Vũ Văn Luân nhận được QĐ thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng tại khu vực xóm Vam, xã Vinh Quang. Không đồng tình với QĐ thu hồi này, Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện ra TAND huyện Tiên Lãng.

Ngày 19/11/2009, TAND huyện Tiên Lãng xét xử công khai vụ kiện hành chính.

Ngày 28/9/2009, TAND huyện Tiên Lãng tiến hành hòa giải. Đại diện UBND huyện là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN-MT đã thừa nhận: đất UBND huyện Tiên Lãng giao cho anh Luân là đất nông nghiệp.

Cho rằng thời hạn thuê đất nông nghiệp phải là 20 năm trở lên, ông Luân yêu cầu huyện hủy QĐ thu hồi và tiếp tục cho người dân được thuê đầm.

Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân cùng kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.

Tòa án TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp nên nguyên đơn rút đơn.

Tuy nhiên, sau nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp họ vẫn không được huyện chấp nhận. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Anh Luân bức xúc: “Biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”.

Hiện tại, ngoài diện tích đầm của Đoàn Văn Vươn đã bị cưỡng chế, đầm của Vũ Văn Luân cũng đã nhận được QĐ cưỡng chế nhưng chưa có thông báo về thời gian cưỡng chế.

Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế để thu hồi đất sẽ xảy ra, nếu như các chủ đầm vẫn kiên quyết không chấp nhận các QĐ thu hồi mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành. Con số này là hơn 20 hộ” – thông tin từ một chủ đầm tại Tiên Lãng cho biết.

Khi phóng viên liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để tìm hiểu về việc, huyện có tiếp tục dùng biện pháp cưỡng chế đối với những hộ không thực hiện bàn giao theo QĐ thu hồi đất của UBND huyện hay không, nhưng ông Hiền đã không trả lời.

Nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng: “Việc thu hồi không đền bù là không đúng, nó ác quá!”

Văn bản số 1 ngày 27/5/2009 của Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng trích lời ông Trần Đình Sắc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách kinh tế: “… việc thu hồi đất không bồi thường cho các cậu (các chủ đầm – p.v) là không đúng, nó ác quá. Đất của các cậu không thuộc diện giao về xã quản lý!”.


“Xin nộp thuế cũng không được!”

Chủ đầm Vũ Văn Luân khẳng định: trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước.

Về thời hạn giao đất không cố định của huyện (dao động từ 4 đến 14 năm), các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm theo quy định của Luật Đất đai nhưng không được xem xét.

Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại.


Link: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/57092/hai-phong-se-cuong-che-thu-hoi-nhieu-dam--.html
 

cong_chua_tuyet

New Member
Ðề: 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế

bác gì ở trên nói đúng :"không có lửa sao có khói"
 
Bên trên