3D - nỗi đau ngọt ngào?

zorro8810

New Member
Ðề: 3D - nỗi đau ngọt ngào?

3D thì tuyệt thật đấy nhưng nội dung nghèo nàn quá với lại phải cần đến kính rối rắm
mình thì lại bị cận thị nên với việc thưởng thưc 3D mà cần kính thì đúng là cực hình :((
 

superudar

Member
Ðề: 3D - nỗi đau ngọt ngào?

SIÊU PHẨM AVATAR VÀ LỜI KHUYÊN KHI XEM PHIM 3D

Từ sau thành công “Avatar”, cơn sốt phim 3D đang lan nhanh trên toàn cầu. Công nghệ 3D (còn gọi phim hình ảnh nổi ba chiều) hiện là xu thế mới trong nền công nghệ giải trí thế giới.

Đó là khía cạnh giải trí. Nhưng về mặt công nghệ, đặc biệt là trong y học, có thể bạn chưa biết siêu phẩm 3D này cũng giúp người xem chẩn đoán được một số vấn đề về thị lực.

Nhiều người chưa từng xem phim 3D, nhưng ít nhiều cũng nghe mọi người nhắc rằng xem phim 3D thì nên xem ở hệ thống IMAX hoặc 3-D. Và sau khi vào rạp, họ không hề thấy được những điều lý thú khi xem phim 3D? Vì họ không biết rằng bản thân không thể xem được phim 3D.

Nhắc lại một chút về nguyên lý hoạt động của công nghệ phim 3D. Theo giải thích của Trường Đại học Optometrists in Vision Development:

“Phim 3D với công nghệ hiện đại, kỹ xảo hấp dẫn được tạo ra dựa trên nguyên lý chiếu đồng thời 2 hình ảnh có góc quay chênh lệch không đáng kể lên từng nhãn cầu. Việc xem phim 3D không thực hiện được bằng mắt thường mà phải thông qua 1 chiếc kính có trang bị bộ lọc phân cực. Nhờ bộ lọc này mỗi mắt chỉ nhìn thấy ảnh riêng cho mình.

Với hình ảnh nhận được, cơ quan não bộ sẽ tổng hợp hai ảnh này để có ảnh không gian ba chiều, tái tạo lại các đường nét mang chiều sâu và bề rộng tựa như cảnh quan trong thế giới thực. Với chiếc kính 3D người xem được nhìn thấy những hình ảnh rất sống động.”

Vấn đề là không phải mắt của mỗi người đều cảm nhận được hình ảnh chính xác, và do đó dẫn đến việc não bộ không thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh 3D. 56% số người tuổi từ 18-38 có vấn đề khó khăn khi tổng hợp hình ảnh 3D. 5% dân số khác không thể xem được hình ảnh 3D. Vì thế, đối với những người này, khi xem phim 3D giống như đang xem một mớ hỗn độn hình ảnh và màu sắc trước mắt.

Tuy nhiên, vẫn có những bài tập, phương pháp trị liệu đặc biệt dành cho họ (mặc dù không tác dụng gì mấy với một số người), giúp họ có thể xem được hình ảnh 3D. Một trường hợp nổi tiếng được nhà nghiên cứu thần kinh Susan R. Barry viết trong quyển “Fixing my gaze” về kinh nghiệm của chính bản thân trong hành trình đi từ 2D đến 3D.

Một số người khác tuy xem tốt ảnh 3D tĩnh hoặc chuyển động chậm, nhưng với những cảnh hành động nhanh thì lại có cảm giác nhức đầu, nôn mửa. Đây là hiện tượng thị giác quá mẫn cảm với chuyển động, và có những phương pháp điều trị khác cho những trường hợp này.

Vậy với những người xem được 3D thì đeo kính 3D nhiều có hại mắt?

Dưới đây là một số điểm cầu lưu ý cũng như "mẹo nhỏ" khi xem phim 3D:

-Không ngồi quá gần khi xem phim 3D, khoảng cách thích hợp vào khoảng từ 2,5-3 lần chiều cao màn chiếu.

-Không xem phim khi có nguồn sáng khác tác động vào không gian hay trực tiếp vào mắt.

-Với người chưa từng xem phim 3D hoặc chưa có kinh nghiệm xem phim 3D, nên nhắm cả hai mắt lại trong khoảng 5-15 giây sau khi bắt đầu xem 5 phút. Sau đó giải lao cho mắt sẽ thưa dần: 10p,15p, 20p... và duy trì ở mức 30 phút một lần.

-Người quá mẫn cảm về thị giác sẽ dễ bị gây tác dụng phụ hơn người có thị lực"chậm chạp". Bởi vậy mẹo nhỏ với những người này cũng như với phần lớn người xem 3D là nên tập trung cho mắt hội tụ ở một điểm (thường là điểm ảo nằm sau màn chiếu khoảng 1/2 khoảng cách đến màn chiếu). Ví dụ người xem ngồi cách màn chiếu 4m thì nên để mắt tập trung hội tụ ở điểm ảo cách mắt 6m (nằm sâu trong màn chiếu 2m). Nên hạn chế không cho mắt "đảo ngược đảo xuôi" quá nhiều khi xem phim.

-Không nên quá nghiện 3D (một tuần không nên xem quá 3 lần) hoặc coi không đúng cách cũng như sử dụng kính không chất lượng, coi liên tục nhiều giờ liền… để tránh những hệ quả không tốt cho mắt người xem.

-Trẻ em dưới 6 tuổi và người mắc bệnh tăng nhãn áp không nên xem phim 3D.

-Người có tiền sử tiền đình, chóng mặt, say tàu xe, động kinh… cũng không nên xem phim 3D.
 
Bên trên