PhuongLe73
New Member
15 năm xua đuổi những gánh hàng rong Sài Gòn
Những gánh hàng rong lê la khắp các con phố làm mất trật tự, mỹ quan đô thị. Nhưng cũng từ đó, bao mảnh đời sinh viên giỏi giang thành tài. Giải pháp nào sẽ dành cho họ để mỗi đêm xuống bớt đi tiếng thở dài: “Ước gì ngày mai, gánh hàng của mình có một chỗ đứng …”
Gánh hàng rong đổ ụp xuống lòng đường khi người phụ nữ lam lũ bất lực buông tay sau một màn cố gắng giành giật với mấy anh trật tự, trái cây lăn long lóc như chính phận đời chủ nhân gánh hàng.
Người phụ nữ ngồi thụp xuống bật khóc khi chiếc xe gom hàng quán rong đã nổ máy chạy đi.
Chiếc xe đẩy bán xôi khúc băng ngang qua đường bất kể thời điểm xe cộ chật như nêm, dáng vẻ hốt hoảng thể hiện qua đôi mắt em gái cứ dáo dác nhìn ngược lại phía bên kia xem có ai đuổi theo không.
Rồi bất ngờ bếp lửa than ủ ấm nồi xôi khúc bất chợt trượt khỏi xe đổ hẳn ra đường. Dòng xe cộ rẽ thành hình quả bầu tránh những hòn than đang cháy. Chạy vụt qua kèm theo tiếng lầm bầm chửi rủa là một bà mẹ trẻ mặc áo dài xanh, khuôn mặt che chắn cẩn thận chở theo một đứa bé tầm ba tuổi tròn xoe mắt nhìn.
Một tiếng hú dài vang lên dọc theo đoạn đường Nguyễn Trãi, rồi hàng loạt “tấm chắn” di động cao qua đầu người treo đầy mũ bảo hiểm được đẩy băng ngang qua đường. Cảnh tượng trông giống như buổi biểu diễn nghệ thuật sắp đặt trên đường phố.
Chiếc xe tải chuyên “dọn dẹp” đường phố gầm gừ di chuyển chầm chậm, dòng băng rôn treo dọc theo thân xe “phấn đấu xây dựng thành phố văn minh” dường như không hợp lắm với khung cảnh nhộn nhịp, xào xáo mà nỗi lo của những dân buôn bán lề đường đã đè bẹp mất điều mà họ cảm nhận được từ tấm băng rôn kia.
Tôi đã sống ở TP HCM 15 năm, cũng là tròn 15 năm gặp cảnh gánh hàng rong và những màn rượt đuổi như vậy.
Mười lăm năm có thể là khoảng thời gian không dài trong đời người nhưng là một khoảng cách khá lớn để ta có thể làm một điều gì đó to tát, lớn lao…
Mười lăm năm có thể biến một huyện thành một thị trấn, biến một bãi đất trống thành một khu dân cư hiện đại, thời gian đủ có thể xây dựng một cây cầu lớn nhất thế giới.
Vậy mười lăm năm có thể thay đổi được ý thức của một tầng lớp xã hội? Có thể thay đổi được một cách nhìn, một định hướng trong chiến lược phát triển của một thành phố? Một dấu chấm hỏi quá lớn mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách toàn vẹn được.
Hãy quay lại tình cảnh của những gánh hàng rong. Dân Sài Gòn số đông là nhập cư từ các tỉnh, thành phố trong khắp cả nước. Đại bộ phận trong thành phần nhập cư này sống bằng những gánh hàng rong, họ rong ruổi khắp nẻo đường thành phố để kiếm ít đồng bạc lẻ (nhưng thu nhập cao hơn nhiều khi còn ở nông thôn).
Những đồng tiền thu nhập được, không ít trong số họ đang nhặt nhạnh, gom góp cho những ước mơ giảng đường mà con họ đang theo đuổi (những sinh viên này thường lại học giỏi và rất chịu khó vươn lên).
Một khi những gánh hàng rong không còn tồn tại, họ phải làm gì đây? Đây có lẽ là một câu hỏi mà không phải nêu ra cho vui mà là nỗi ám ảnh cả cuộc đời buôn thúng bán bưng của những người “lậu sổ” (cách gọi tên dân di cư thời khai sinh lập ấp ở Sài Gòn).
Tôi thường nói với mẹ tôi, đừng nên trả giá quá “khắt khe” đối với những gánh hàng rong. Kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, những gánh hàng rong càng nặng trĩu những lo toan.
Đã có nhiều phóng sự viết về những gánh hàng rong, mong sao thành phố có những giải pháp căn cơ để khi màn đêm buông xuống, những tấm thân lê tìm một chỗ ngủ giá 10.000 đồng/đêm, bớt đi tiếng thở dài “ Ước gì ngày mai, gánh hàng của mình có một chỗ đứng…”
Hiền Nguyễn (CSM)
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/09/15-nam-xua-duoi-nhung-ganh-hang-rong-sai-gon/
Những gánh hàng rong lê la khắp các con phố làm mất trật tự, mỹ quan đô thị. Nhưng cũng từ đó, bao mảnh đời sinh viên giỏi giang thành tài. Giải pháp nào sẽ dành cho họ để mỗi đêm xuống bớt đi tiếng thở dài: “Ước gì ngày mai, gánh hàng của mình có một chỗ đứng …”

Gánh hàng rong đổ ụp xuống lòng đường khi người phụ nữ lam lũ bất lực buông tay sau một màn cố gắng giành giật với mấy anh trật tự, trái cây lăn long lóc như chính phận đời chủ nhân gánh hàng.
Người phụ nữ ngồi thụp xuống bật khóc khi chiếc xe gom hàng quán rong đã nổ máy chạy đi.
Chiếc xe đẩy bán xôi khúc băng ngang qua đường bất kể thời điểm xe cộ chật như nêm, dáng vẻ hốt hoảng thể hiện qua đôi mắt em gái cứ dáo dác nhìn ngược lại phía bên kia xem có ai đuổi theo không.
Rồi bất ngờ bếp lửa than ủ ấm nồi xôi khúc bất chợt trượt khỏi xe đổ hẳn ra đường. Dòng xe cộ rẽ thành hình quả bầu tránh những hòn than đang cháy. Chạy vụt qua kèm theo tiếng lầm bầm chửi rủa là một bà mẹ trẻ mặc áo dài xanh, khuôn mặt che chắn cẩn thận chở theo một đứa bé tầm ba tuổi tròn xoe mắt nhìn.
Một tiếng hú dài vang lên dọc theo đoạn đường Nguyễn Trãi, rồi hàng loạt “tấm chắn” di động cao qua đầu người treo đầy mũ bảo hiểm được đẩy băng ngang qua đường. Cảnh tượng trông giống như buổi biểu diễn nghệ thuật sắp đặt trên đường phố.
Chiếc xe tải chuyên “dọn dẹp” đường phố gầm gừ di chuyển chầm chậm, dòng băng rôn treo dọc theo thân xe “phấn đấu xây dựng thành phố văn minh” dường như không hợp lắm với khung cảnh nhộn nhịp, xào xáo mà nỗi lo của những dân buôn bán lề đường đã đè bẹp mất điều mà họ cảm nhận được từ tấm băng rôn kia.
Tôi đã sống ở TP HCM 15 năm, cũng là tròn 15 năm gặp cảnh gánh hàng rong và những màn rượt đuổi như vậy.

Mười lăm năm có thể là khoảng thời gian không dài trong đời người nhưng là một khoảng cách khá lớn để ta có thể làm một điều gì đó to tát, lớn lao…
Mười lăm năm có thể biến một huyện thành một thị trấn, biến một bãi đất trống thành một khu dân cư hiện đại, thời gian đủ có thể xây dựng một cây cầu lớn nhất thế giới.
Vậy mười lăm năm có thể thay đổi được ý thức của một tầng lớp xã hội? Có thể thay đổi được một cách nhìn, một định hướng trong chiến lược phát triển của một thành phố? Một dấu chấm hỏi quá lớn mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách toàn vẹn được.
Hãy quay lại tình cảnh của những gánh hàng rong. Dân Sài Gòn số đông là nhập cư từ các tỉnh, thành phố trong khắp cả nước. Đại bộ phận trong thành phần nhập cư này sống bằng những gánh hàng rong, họ rong ruổi khắp nẻo đường thành phố để kiếm ít đồng bạc lẻ (nhưng thu nhập cao hơn nhiều khi còn ở nông thôn).
Những đồng tiền thu nhập được, không ít trong số họ đang nhặt nhạnh, gom góp cho những ước mơ giảng đường mà con họ đang theo đuổi (những sinh viên này thường lại học giỏi và rất chịu khó vươn lên).
Một khi những gánh hàng rong không còn tồn tại, họ phải làm gì đây? Đây có lẽ là một câu hỏi mà không phải nêu ra cho vui mà là nỗi ám ảnh cả cuộc đời buôn thúng bán bưng của những người “lậu sổ” (cách gọi tên dân di cư thời khai sinh lập ấp ở Sài Gòn).
Tôi thường nói với mẹ tôi, đừng nên trả giá quá “khắt khe” đối với những gánh hàng rong. Kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, những gánh hàng rong càng nặng trĩu những lo toan.
Đã có nhiều phóng sự viết về những gánh hàng rong, mong sao thành phố có những giải pháp căn cơ để khi màn đêm buông xuống, những tấm thân lê tìm một chỗ ngủ giá 10.000 đồng/đêm, bớt đi tiếng thở dài “ Ước gì ngày mai, gánh hàng của mình có một chỗ đứng…”

Hiền Nguyễn (CSM)
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/09/15-nam-xua-duoi-nhung-ganh-hang-rong-sai-gon/