12 trích dẫn đầy cảm hứng từ những bài học lập nghiệp từ Steve Job

songoku9x

Well-Known Member
aE6N9Re.jpg

Là một doanh nhân người Mỹ thành đạt, một nhà sáng chế và cũng là một nhà lãnh đạo giỏi và tài ba, Steve Jobs đã xây dựng cho riêng mình một công ty nổi tiếng trên toàn thế giới mang tên Apple cùng logo đại diện cho thương hiệu là trái táo trắng cắn dở. Sự ra đi của ông là một sự mất mát rất lớn, và điều mà không ai phủ nhận là những doanh nghiệp mà Steve Jobs trải qua đều góp phần tạo ra những thay đổi trên thế giới.

Sau khi Steve Jobs qua đời khi ông phải chống chọi với căn bệnh ung thư, trên website của Apple có một dòng tin ngắn: "Apple vừa mất đi một thiên tài sáng tạo và có tầm nhìn lớn, còn thế giới cũng mất đi một nhân vật kiệt xuất. Những người có may mắn biết và làm việc với Jobs đã mất đi một người bạn thân, một động lực đối với họ. Jobs ra đi, để lại một công ty mà chỉ ông mới có thể xây dựng. Tinh thần và triết lý của ông sẽ mãi gắn bó với Apple".

OH7BYFS.jpg


Là một người đàn ông tự lập, Steve Jobs luôn được các đối tác đánh giá rất cao về phong cách làm việc. Ông luôn chú trọng đến những vấn đề nhỏ nhặt nhất và quan tâm đến từng chi tiết trong công việc cũng như trong việc thiết kế các sản phẩm của mình, điều mà ông luôn tự hào khi cho rằng ông được thừa hưởng các tính cách đó từ cha mình. Tuy vậy, Steve Jobs không phải làm việc một cách "đơn độc" khi ông quyết định từ chức và thay Tim Cook lên quản lí và công ty Apple càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, có thể thấy rằng Steve Jobs không chỉ xây dựng cho mình một hình ảnh CEO thiên tài mà còn là một hệ thống, một tổ chức mạnh mẽ.

gcwm5OD.jpg


Tác giả đồng thời là diễn giả Guy Kawasaki - một người nổi danh trong cộng đồng các nhà phát triển Mac đã chia sẻ những bài học đầy cảm hứng qua 12 bài học mà ông đã học được từ các iCEO. Với 12 trích dẫn dưới đây sẽ là một kinh nghiệm sáng giá cho các doanh nghiệp và doanh nhân, những người đang lập nghiệp trong cuộc sống.

8KLrzAR.png


1. "Các chuyên gia" chẳng biết gì.
HDUZtxM.jpg

Theo ông Guy Kawasaki phân tích và cho rằng, nếu bạn lắng nghe những "chuyên gia" chẳng hạn như các chuyên gia quảng cáo, nhà báo hay các chuyên gia phân tích,... họ không thể giúp bạn làm việc kinh doanh và họ sẽ bảo rằng bạn nên cẩn thận hơn hay làm những việc mà họ cho là đúng. Họ cũng sẽ nói với bạn quan điểm của họ là gì mà thường xuất phát từ góc nhìn rất cao ngạo và những người đó thường không quan tâm đến khách hàng, đặc biệt là những ai tự nhận rằng họ là một chuyên gia.

YShivtS.jpg

Ngày nay, các trang mạng xã hội ngày càng phát triển như Facebook, Twitter, Google+,... giúp bạn có thể tiếp cận nhiều người hơn và nhanh hơn nên việc lắng nghe các ý kiến từ các chuyên gia là một điều hoàn toàn sai lầm. Bản thân Steve Jobs không lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, ngược lại các chuyên gia phải lắng nghe ý kiến của ông ấy. Chính vì thế, nếu bạn có gặp ai đó tự nhận rằng mình là một chuyên gia vể mạng xã hội thì tốt nhất bạn nên tránh xa người đó. Ông kết luận rằng, là một doanh nhân, hãy tự mình tìm hiểu và đừng dựa dẫm vào người khác.

2. Khách hàng không thể cho bạn biết họ cần gì.

xIvMcVp.jpg

Giả sử bạn đặt câu hỏi với khách mua hàng rằng người dùng muốn sản phẩm mà họ làm ra sẽ như thế nào? Người dùng sẽ trả lời rằng họ muốn có một sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn và bền hơn, không ai lại trả lời rằng họ muốn có một thiết bị chạy chậm, máy bị lỗi hay thiếu các chuẩn công nghệ, nói nôm na là người dùng không thể miêu tả sâu hơn những gì mà họ muốn nói.

Chính vì khách hàng chỉ có thể diễn giải những cái họ muốn theo kiểu đơn giản là "tốt hơn", rẻ hơn", "cải thiện hơn" nên nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, một người có thể thay đổi cả thế giới giống như Steve Jobs đã làm thì bạn không nên lắng nghe khách hàng. Ông Guy Kawasaki cũng cho biết thêm một chi tiết thú vị rằng, khi Apple tổ chức một cuộc khảo sát để ghi nhận ý kiến của người dùng để chuẩn bị tung ra sản phẩm mới thì cũng là lúc các cổ phiếu của công ty Apple đã bán hết.

3. Luôn đề ra những thách thức khó nhất

LYbi5D4.jpg

Nếu bạn là một người lãnh đạo, thay vì cố phân công việc ra thành những phần nhỏ và vừa tầm, bạn nên cho nhân viên hay những người đồng sáng lập những thử thách và thách thức cực kì khó. Bởi, đó là lý do vì sao và làm cách nào bạn có thể tận dụng hết năng lực của mọi người. Nếu bạn hỏi nhân viên của Apple rằng tại sao họ lại có thể chấp nhận được những thử thách khó khăn đến như thế khi làm việc tại Apple. Và họ sẽ nói với bạn rằng, cho dù họ có nhận đực những thách thức khó khăn thế nào, lý do mà họ vẫn làm việc bởi vì Apple cho phép họ thể hiện hết năng lực trong công việc. Chính vì thế, việc đặt ra những thách thức lớn cho nhân viên là một việc mà một nhà lãnh đạo giỏi cần phải làm.

4. Giá cả

sbffqLU.jpg

Khách hàng luôn chú trọng nhiều nhất về vấn đề giá cả khi lựa chọn cho mình một sản phẩm mà không hề quan tân đến thiết kế của sản phẩm như thế nào, điều này có vẻ đối lập so với hầu hết nhận định của các chuyên gia. Hầu hết các chuyên gia nói rằng cẩn phải chú trọng đến giá cả khi sản xuất ra một sản phẩm vì người rất nhạy cảm về giá, nhu cầu về giá của người dùng rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề này đã được công ty Apple gần như bác bỏ hoàn toàn.

Có rất ít khách hàng chú trọng và quan tâm đến thiết kế của sản phẩm, và những khách hàng đó mới thật sự là những khách hàng quan tâm về vấn đề thiết kế. Bản thân là một doanh nhân thì bạn cũng phải chú trọng đến thiết kế của sản phẩm, đừng tung ra những sản phẩm vớ vẩn. Bởi vì việc bạn thu hút khách hàng với những sản phẩm hay sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những sản phẩm vớ vẩn mà bạn làm ra.

I4kHPIE.jpg

Chính vì thế, việc sản phẩm được chú trọng đến khâu thiết kế không chỉ tạo một vẻ nhìn tốt và bắt mắt, phong cách hay hợp thời trang cho sản phẩm mà nó sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn nên giá cả sẽ không quan trọng so với việc bạn thiết kế sản phẩm như thế nào. Steve Jobs đã chứng minh điều đó 5 lần qua những sản phẩm của mình, đó là Macintosh - iPhone - iPod - iPad

5. Hãy dùng hình và font chữ to

Z02mdc2.jpg

Khi sử dụng các slide trình chiếu để trình bày các nội dung cho người nghe thấy, đa phần người sử dụng đều dùng kích thước cho font chữ của mình dao động từ 8 đến 12. Nếu nội dung so sánh một vấn đề hay một sản phẩm nào đó, sẽ có rất nhiều chữ được liệt kê trên slide và bạn sẽ tạo cảm giác rối và không thể nhìn thấy được khi sử dụng các kích cỡ font trên. Trái ngược với điều này, slide của Steve Jobs chỉ có 1 chữ và kích thước tối thiểu của font chữ ông sử dụng khoảng 60. Nếu bạn để ý kĩ thì Steve Jobs luôn sử dụng hình ảnh to, font chữ lớn để thuyết trình để tạo được góc nhìn tốt cho người xem cũng như nhấn mạnh những điều mà mình muốn chia sẻ.

6. Cải thiện và đột phá gấp 10 lần

Để minh họa vấn đề này, ông Guy Kawasaki đã có một ví dụ rất thú vị cho sự đột phá. Trong lịch sử từng có ngành thu gom băng, vào năm 1900, ngành kinh doanh băng xuất hiện, người đi thu hoạch sẽ đi đến những hồ hoặc ao bị đóng băng vào mùa đông và cắt những tảng băng, hơn 4 triệu kg băng được thu gom ở Mỹ. 33 năm sau, nhà máy sản xuất nước đá được hình thành, việc ra đời các nhà máy để người dùng vẫn có thể đóng băng nước ở bất kì thời điểm nào mà không cần đợi đến mùa đông hay phải đến những vùng lạnh giá, và nhân viên nhà máy sẽ giao đá đến tận nhà. Hãy tưởng tượng sự thay đổi từ việc thu gom băng vào mùa đông thành nhà máy sản xuất nước đá ở bất kì thành phố nào và ở bất kì thời điểm nào trong năm. 20 năm nữa trôi qua, tủ lạnh ra đời. Bạn có thể sản xuất nước đá tại nhà mà không cần đến nhà máy sản xuất nước đá hay có người giao đá đến tận nhà.

P5UOKZx.jpg

Qua đó, ông Guy Kawasaki muốn nói rằng, rất ít người đi từ người thu gom băng đến nhà máy sản xuất nước đá và đến tủ lạnh. Hầu hết mọi người sẽ là người thu gom băng, kinh doanh bằng việc thu gom băng và chết khi làm người thu gom băng. Sau đó, có người lập ra nhà máy sản xuất nước đá, người lập ra nhà máy sẽ đóng băng nước và gửi nó đi . Những người đó chết đi khi vẫn là nhà máy sản xuất nước đá. Họ không thể trở thành công ty tủ lạnh. Và bài học rút ra được ở đây là bạn không nhất thiết phải bám vào ngành mình làm, nếu ở trong ngành đó bạn làm việc với hiệu suất thấp thì vẫn chưa đủ. Nếu bạn là công ty in bằng đầu in hoa cúc tốt nhất, và bạn sẽ thông báo rằng năm sau sẽ có nhiều sự thay đổi mới bằng việc giới thiệu 3 kiểu gõ mới cùng với 3 font chữ mới, đó được là "Phát triển". Còn "Đột phá" thật sự là từ việc in bằng đầu in hoa cúc thành in lazer. Nếu bạn là công ty điện tín, vấn đề không phải là làm dịch vụ điện tín tốt hơn, mà là trở thành công ty điện thoại.

7. Vấn đề quan trong nhất là nó có hiêu quả không?

Lấy iPhone làm ví dụ để minh họa, khi sản phẩm iPhone ra mắt lần đầu tiên, ứng dụng từ các hãng thứ 3 đều bị cấm. Apple Store cho ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone, ban đầu là Safari Plug-in. Bởi vì điện thoại là một thiết bị vô cùng phức tạp, nhiều tin nhắn gửi, cuộc gọi liên tục diễn ra trên mạng lưới dữ liệu và bạn không muốn chiếc điện thoại bị hỏng cũng như không cần sự can thiệp từ những ứng dụng thứ 3 để làm giảm chất lượng cuộc gọi. Chính vì điều đó, Apple khóa ứng dụng của các hãng thứ 3 và nếu nhà phát triển muốn ứng dụng thứ 3 can thiệp thì họ phải thông qua trình duyệt Safari Plug-in.

jMuPulV.jpg

6 tháng sau, Apple lại tuyên bố "mở cửa" cho iPhone vì nhiều người yêu cầu ứng dụng thứ 3 và công ty phải đáp ứng vì lợi ích của khách hàng cũng như lợi ích của nhà phát triển. Giờ đây, bạn có thể phát triển ứng dụng mà không cần phải thông qua Safari Plug-in, điều này cho thấy Apple đã thay đổi chiến lược. Điều mà Apple và Steve Jobs muốn nói đến là không quan trọng việc "đóng" hay "mở", chuẩn công nghiệp nào được sử dụng, điều thực sự quan trọng là nó có thực sự mang lại hiệu quả hay không.

8. Giá trị khác với giá cả

mzmbL9c.jpg

Apple luôn nhận được những than phiền rằng các thiết bị của họ bán ra quá mắc, họ có thể mua các sản phẩm tương tự từ những hãng khác với giá rẻ hơn. Và Steve Jobs muốn chứng minh là có những người quan tâm đến giá trị, cụ thể là người dùng có thể nói thiết bị của Apple mắc hơn nhưng nó có thật sự mắc khi xét về mặt tăng năng suất, dễ sử dụng, chi phí hỗ trợ thấp. Quan điểm của Apple là giá trị khác giá cả, nếu giá trị của sản phẩm quá lớn thì giá cả là điều không quan trọng.

9. Thuê người giỏi hơn mình, không thuê người bằng mình

f7OYYpy.jpg

Người hạng A sẽ đi thuê người hạng B, người hạng B sẽ đi thuê người hạng C, và người hạng C sẽ lại đi thuê người hạng D, tiến trình này cứ thế tiếp diễn và Steve Jobs gọi tiến trình này là khủng hoảng năng lực. Khi bạn mới chỉ là một công ty nhỏ, bạn sẽ nghĩ rằng mình sẽ thuê một người hạng A, sau khi bạn hạ tiêu chuẩn và thuê người hạng B. Lúc này, người hạng B sẽ nghĩ rằng mình sẽ thuê người hạng C để không thể khiến mình thua kém, họ sẽ không thể giỏi hơn mình và vượt lên trên mình. Và người hạng B tuyển người hạng C, khi người hạng C được tuyển dụng, người hạng C tiếp tục làm như những người cấp trên và cứ thế cuộc khủng hoảng năng lực kéo dài. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng công ty của bạn toàn là những nhân lực yếu kém, đây sẽ điều tồi tệ nhất đối với bạn.

10. CEO thật sự có thể dùng thử sản phẩm

W1jgVF4.jpg

Để làm một CEO giỏi, bạn phải dùng thử sản phẩm của chính mình làm ra, đừng phụ thuộc vào các nhân viên kỹ thuật. Nếu không làm được, bạn nên nghỉ việc đi là vừa.

11. Một doanh nghiệp thật sự phải tung ra sản phẩm

9ogrJIU.jpg

Là một doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu mình cần tung ra sản phẩm gì, đừng sợ mình sẽ tung ra những sản phẩm vớ vẩn, là những sản phẩm vớ vẩn nhưng sẽ mang tính cách mạng để tạo sự đột phát chứ không phải là sản phẩm để vứt đi.

12. Một số thứ cần có lòng tin mới thấy được

8xDShk1.jpg

Bạn phải tin vào sản phẩm, tung nó ra, sau đó mọi người và bạn sẽ thấy. Vì nếu bạn không tin, chờ được chấp nhận hay chờ đợi khách hàng đánh giá thì chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Có thể thấy rằng Steve Jobs là một người thấu hiểu, có tầm nhìn, có khả năng đoán trước được những gì khách hàng cần trước khi họ nói ra và ông vẫn sẽ luôn là tấm gương cho những nhà lãnh đạo, những nhà kinh doanh học hỏi để rút được những kinh nghiệm quý báu cho mình.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

tienhanus

Active Member
Ðề: 12 trích dẫn đầy cảm hứng từ những bài học lập nghiệp từ Steve Job

Thành công phụ thuộc nhiều yếu tố. 1000 Steve tài năng thì chỉ 1 thành công. Dù sao cái hay rất đáng học hỏi, hi vọng người Việt có 1 tài năng như thế :))
 

quybachkhoa

Member
Ðề: 12 trích dẫn đầy cảm hứng từ những bài học lập nghiệp từ Steve Job

Bài viết rất hay và giá trị, thật là đúng nghĩa trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam, hãy làm ra những sản phẩm tốt nhất có thể và làm hết sức mình có thể, con người và đất nước mình sẽ chắc chắn đi lên...
 

hungswat64

Member
Ðề: 12 trích dẫn đầy cảm hứng từ những bài học lập nghiệp từ Steve Job

"Quan điểm của Apple là giá trị khác giá cả, nếu giá trị của sản phẩm quá lớn thì giá cả là điều không quan trọng." Thích nhất quan điểm này!
 

nevol

Active Member
"Một doanh nghiệp thật sự phải tung ra sản phẩm" thích nhất câu này, làm mãi mà ko ra sản phẩm thì làm làm cái gì chứ :))
 
Bên trên