terabyte
Banned
Google I/O dù được xem là hội thảo dành cho các nhà phát triển nhưng trên thực tế, đây luôn là nơi mà những sản phẩm quan trọng được công bố. Cứ mỗi năm, chúng ta lại chờ đợi những quả bom tấn mà gã khổng lồ tìm kiếm sắp thả vào giới công nghệ. 2014 cũng không ngoại lệ và sau đây là 11 điều bạn nên trông đợi tại Google I/O 2014.
Năm nay, những mong đợi dành cho Android, hệ điều hành đang thống trị thế giới, là rất lớn. Có thể nhận thấy khá rõ ràng rằng Google đang muốn tiến xa hơn so với các điện thoại hiện nay, với kế hoạch đem hệ điều hành này lên cổ tay, TV, thậm chí cả xe ô tô của bạn. Tuy nhiên, Android chỉ là một trong rất nhiều dự án mà Google đang phát triển. Chrome, bộ máy tìm kiếm, ứng dụng web, bong bóng phát internet cũng như dự án bí ẩn giúp con người sống mãi mãi là một phần nhỏ trong danh sách dự án khổng lồ mà gã khổng lồ tìm kiếm theo đuổi.
Không cách nào mà Google có thể đem tất cả nhét vào một buổi hội thảo chỉ kéo dài chỉ 2 giờ đồng hồ vào ngày 25/6 sắp tới, tuy nhiên những người mê công nghệ chắc chắn vẫn sẽ có một bữa tiệc thịnh soạn với các công nghệ mới, và hi vọng rằng cũng sẽ có các sản phẩm mới. Sau đây là 11 điều mà chúng ta nên trông đợi tại hội thảo I/O năm nay:
Thời của Android Wear đã đến
Google đã nói khá nhiều về Android Wear, nền tảng mới dành cho các thiết bị đeo được. Mặc dù các fitness band (vòng đeo theo dõi sức khoẻ) vẫn có thể hoạt động với hệ thống mới, bạn cũng nên mong đợi rằng I/O lần này sẽ là bữa tiệc ra mắt của các dòng đồng hồ thông minh. Theo đánh giá của The Verge, Moto 360 chính là sản phẩm thú vị nhất nhưng có lẽ LG G Watch mới là nhân vật chính của sự kiện lần này, và nhiều khả năng sẽ thu hút sự chú ý nhiều nhất từ người tham dự. Android Wear cho phép những thông báo theo phong cách Google Now, cũng như cảnh báo, chỉ đường thời gian thực và điều khiển bằng giọng nói hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó chính là sự xuất hiện của Google Fit, câu trả lời của gã khổng lồ tìm kiếm đối với HealthKit từ Apple, với những thiết bị đeo được hỗ trợ có thể sẽ được giới thiệu trong tương lai. Và cuối cùng nhưng cũng không kém phần ấn tượng, những tin đồn gần đây chỉ ra rằng Samsung có thể sẽ ra mắt một chiếc đồng hồ thông minh sử dụng Android Wear ngay trong tuần này.
Phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Android
Mặc dù chúng ta không ai chắc rằng Google sẽ ra mắt một phiên bản mới của hệ điều hành Android vào lúc nào, tuy nhiên có lẽ cũng sắp đến. Đã gần ba năm kể từ Android 4.0 Ice Cream Sandwich ra mắt với giao diện được thiết kế lại hoàn toàn và Android 4.4 KitKat cũng đã xuất hiện từ tháng 10 năm ngoái. Nếu một phiên bản mới của Android xuất hiện tại I/O, nó có thể bắt đầu bằng một chữ L (Lollipop, kẹo mút, là một khả năng không nhỏ). Thế nhưng, các dấu hiệu cho thấy Google có vẻ như muốn để dành bom tấn vào cuối năm và một bản nâng cấp nhỏ cho hệ điều hành cực kỳ phổ biến của hãng là tất cả những gì mà chúng ta sẽ thấy tại I/O 2014. Và cũng đừng bất ngờ nếu bạn nghe Google nhắc đến khá nhiều về doanh nghiệp, bởi lẽ đây chính là mảng mà họ đang phải rượt đuổi theo các đối thủ.
Cho dù là phiên bản nâng cấp lớn của Android có xuất hiện hay không, các tiết lộ từ trang Android Police cho phép chúng ta mong chờ một sự cải tiến rất lớn về mặt hình ảnh. Chi tiết vẫn chưa rõ, tuy nhiên dấu hiệu là khá mạnh mẽ và nhiều khả năng một giao diện người dùng mới sẽ đem các ứng dụng web của Google đến gần hơn với các ứng dụng của Android. Nâng cấp này được đồn là dựa trên một thiết kế framework mang tên “Quantum Paper”. Sự thay đổi giao diện thậm chí có thể được sao chép bởi một tính năng được giới công nghệ biết đến với cái tên “Hera”, câu trả lời của Android với tính năng Extension trong iOS 8. Sự khác biệt ở đây là nó sử dụng công nghệ web cho phép sự tương tác tốt hơn giữa các ứng dụng (và nội bộ của chúng) với nhau.
Android TV sẽ được làm mới
Chiến lược tấn công mảng TV của Google cho đến thời điểm này có thể xem là khá thất vọng. Google TV thất bại thảm hại và gã khổng lồ tìm kiếm chỉ có thể gỡ gạc lại một chút danh dự từ thành công của ChromeCast. Thế nhưng, đây cũng chính là chìa khóa giúp hãng đi tới thành công. Dựa vào ChromeCast, Google đã công bố Android TV. Một phiên bản khác của Android TV cũng đã được trình diễn tại CES 2014. Đó chính là chiếc set-top box Pulse Pro của Hisense, được công bố là tích hợp hệ điều hành Android 4. Đây là dấu hiện cho thấy Google đang có kế hoạch hỗ trợ các set-top box truyền thống thay vì chỉ tích hợp vào trong TV, con đường đã khiến họ thất bại khá thảm hại trong thời gian đầu. Việc xuất hiện cả Chromecast lẫn Android TV trên thị trường có làm người tiêu dùng bị rối hay không vẫn là câu hỏi mở. Tuy nhiên, hy vọng rằng Google đã nhận ra triết lý càng đơn giản càng tốt đối với các thiết bị trong phòng khách của chúng ta.
Android tích hợp vào ô tô
Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thấy Android xuất hiện trên điện thoại, cổ tay, mặt và TV, nhưng đó chỉ mới là sự khởi đầu. Mục tiêu tiếp theo của Google chính là xe hơi của bạn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mở ra Open Automotive Alliance vào tháng 1 vừa qua, với sự tham gia của các ông lớn như GM, Honda, Audi cùng rất nhiều thương hiệu khác. Hiện nay, dấu hiệu cho thấy hãng đang phát triển một hệ thống cho phép điều khiển điện thoại từ dashboard của xe ô tô, tương tự như cách CarPlay của Apple hoạt động như một bộ điều khiển từ xa. Cuộc chiến trên ô tô đã bắt đầu và hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị.
Thiết bị tự động hóa trong nhà trở thành trọng tâm
Android@Home là một nhóm của Google tập trung vào các thiết bị tự động trong nhà. Vắng mặt trong thời gian gần đây, có khả năng Android@Home sẽ trở lại tại I/O lần này với những tuyên bố mới. Bộ phận Nest mới toanh của Google vừa qua đã thâu tóm lại Dropcam, một hãng phát triển hệ thống camera theo dõi trong gia đình với giá đến 555 triệu USD là dấu hiệu cho thấy Google vẫn đang tiến hoạch xây dựng ngôi nhà thông minh của mình. Mặc dù vậy, vẫn còn quá sớm để chúng ta thấy được ứng dụng thực tiễn của chúng và Nest vẫn đang hoạt động như là một bộ phận độc lập trong Google. Thế nhưng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi.
Google Glass cần được thương mại hóa
Google Glass không phải là cái tên xa lạ trong giới công nghệ, ngặt nỗi hiện nay nó không dành cho những người tiêu dùng bình thường. Cái giá 1.500 USD kết hợp thiết kế “quê mùa” khiến không ít người phải chùng bước khi muốn sở hữu thiết bị này. Nhóm Glass đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong năm ngoái và họ đang làm việc để ra mắt những thiết kế mới cũng như ứng dụng dành cho Google Glass. Vấn đề còn lại là Google thật sự nên đưa sản phẩm này ra khỏi giai đoạn thử nghiệm và ra mắt chính thức nó. Điều này không nhất thiết phải xảy ra tại I/O nhưng ít nhất gã khổng lồ tìm kiếm nên cho giới công nghệ một cái hẹn, vì ai cũng biết là chờ đợi mà không biết điểm dừng là rất khó khăn.
Android Silver
Dự án Nexus đã tạo ra khá nhiều chiếc điện thoại tuyệt vời, nhưng không có bất kỳ sản phẩm nào đạt được thành công về mặt thương mại. Nếu như tin đồn về dự án Android Silver là sự thật, mọi chuyện có lẽ sẽ được thay đổi. Ý tưởng của Silver là cho phép Google hỗ trợ một chiếc điện thoại đầu bảng nào đó sử dụng phiên bản Android mới nhất với độ tùy biến tối thiểu. Điều này đồng nghĩa với việc cửa hàng của các nhà bán lẻ cũng như nhà mạng sẽ bán những dòng điện thoại cao cấp mà không phải chịu áp lực từ các hãng sản xuất cũng như nhà mạng. Tin đồn cho thấy rằng dự án này có thể sẽ chưa khởi động cho đến tận năm sau, vì vậy công bố tại I/O 2014 có lẽ là hơi quá vội vàng.
Nexus tablet sẽ không xuất hiện
Một phiên bản hệ điều hành Android, nếu nó được giới thiệu, thường sẽ đi kèm theo một thiết bị phần cứng – lần này có lẽ là một chiếc tablet Nexus. Nexus 10 bắt đầu trở nên già cỗi và giới công nghệ hứa hẹn sẽ chứng kiến một làn gió mới: máy tính bảng Nexus với màn hình 8.9 inch. Được thay phiên nhắc tới với tên mã là "Flounder" và "Volantis," cũng như được cho là sản xuất bởi HTC, thiết bị này hứa hẹn sẽ sở hữu lớp vỏ bằng nhôm cùng phong cách thiết kế sẽ mang nhiều nét giống Nexus 5. Bên cạnh đó, nó có thể sẽ được trang bị chipset cực mạnh Nvidia Tegra K1, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự chú ý từ game thủ. Thật không may là các tin đồn cho thấy phải đến Quý 4 thì Google mới ra mắt nên khả năng thiết bị này xuất hiện tại I/O là khá thấp.
Chrome OS thân thiện hơn với cảm ứng
Chromebook đang tiến rất gần đến việc trở thành chiếc máy tính chính đối với một số người, nhưng hệ điều hành của nó vẫn còn cần phải cải tiến rất nhiều để có thể cạnh tranh cùng Windows hay Mac OS X. Mỗi năm, trang The Verge đều hỏi Sundar Picahi của Google rằng liệu hãng có đem Android và Chrome OS đến gần nhau hơn hay không và theo đánh giá của họ, năm nay khả năng nó xảy ra là cao hơn bao giờ hết.
Cơ sở của điều này chính là giao diện “Quantum Paper”. Tin đồn cho thấy một dự án mang tên “Project Athena” cuối cùng cũng giúp Chrome OS trở nên thân thiện hơn với điều khiển cảm ứng. Cùng với việc trên thị trường hiện nay có vô số Chromebook tích hợp màn hình cảm ứng, đây là điều không thể không đến sớm hơn được. Thêm vào đó chính là sự xuất hiện của bộ framework thế hệ mới “Polymer” cải thiện các ứng dụng web. Google đã đưa ra một số gợi ý về Polymer tại I/O năm ngoái và năm nay, chúng ta có thể trông đợi để hiểu thêm về ý nghĩa của nó.
Google+ cần được chú trọng hơn
Mặc dù có khá nhiều fan, Google+ vừa có một năm khó khăn. Đây là mạng xã hội mà người yêu cũng nhiều mà người ghét cũng không ít, một phần chủ yếu là do chiến lược tương đối phản cảm của Google muốn biến nó thành xương sống trong hệ sinh thái của mình. Bên cạnh đó, sự ra đi của trưởng nhóm phát triển Google+ là Vic Gindotra cũng như đồng sáng lập Sergey Brin thừa nhận ông không nên tham gia dự án đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình tượng của mạng xã hội này. Điểm sáng duy nhất trong bức tranh ảm đạm của Google+ chính là hình ảnh. Google cho phép tự động tải lên cũng như hàng loạt tính năng khá tiện lợi đối với hình ảnh của bạn, biến Google+ trở thành một kho lưu trữ hình rất tuyệt vời. Nó luôn là một điều khó khăn để hiểu được thực sự Google+ là gì và chúng ta sẽ rất hạnh phúc nếu như Google cuối cùng cũng làm rõ vấn đề này tại I/O năm nay, dù khả năng xảy ra là rất thấp. Ít nhất thì nếu Google Photos được cải tiến cũng như Google không ép buộc người dùng phải xài Google+ thì có lẽ như vậy cũng đủ.
Những dự án kỳ cục của Google
Ngoài những dự án nổi tiếng đã quá quen thuộc, Google còn rất nhiều những dự án khá điên khùng mà số lượng chúng ta có lẽ cũng không đếm xuể. Project Ara là một chiếc điện thoại xếp hình. Project Tango là chiếc tablet có thể tái tạo 3D lại một căn phòng. Google Fiber đem đường truyền tốc độ cao đến khắp nơi trên nước Mỹ. Google Glass đưa nguyên cả một chiếc máy tính lên mặt bạn. Project Loon phát triển những chiếc bóng bay cung cấp internet trên khắp thế giới. Caloco muốn đánh lừa cái chết. Google mua lại hãng chế tạo Robot cho quân đội, nghiên cứu trí thông minh nhân tạo và phát triển chiếc ô tô tự lái siêu dễ thương. Và đó chỉ là một số ít dự án của Google mà chúng ta biết hiện nay.
Các câu hỏi sẽ được giải đáp phần nào tại sự kiện I/O năm nay, diễn ra vào 25/6 sắp tới. Mời bạn đón theo dõi.

Năm nay, những mong đợi dành cho Android, hệ điều hành đang thống trị thế giới, là rất lớn. Có thể nhận thấy khá rõ ràng rằng Google đang muốn tiến xa hơn so với các điện thoại hiện nay, với kế hoạch đem hệ điều hành này lên cổ tay, TV, thậm chí cả xe ô tô của bạn. Tuy nhiên, Android chỉ là một trong rất nhiều dự án mà Google đang phát triển. Chrome, bộ máy tìm kiếm, ứng dụng web, bong bóng phát internet cũng như dự án bí ẩn giúp con người sống mãi mãi là một phần nhỏ trong danh sách dự án khổng lồ mà gã khổng lồ tìm kiếm theo đuổi.
Không cách nào mà Google có thể đem tất cả nhét vào một buổi hội thảo chỉ kéo dài chỉ 2 giờ đồng hồ vào ngày 25/6 sắp tới, tuy nhiên những người mê công nghệ chắc chắn vẫn sẽ có một bữa tiệc thịnh soạn với các công nghệ mới, và hi vọng rằng cũng sẽ có các sản phẩm mới. Sau đây là 11 điều mà chúng ta nên trông đợi tại hội thảo I/O năm nay:
Thời của Android Wear đã đến

Google đã nói khá nhiều về Android Wear, nền tảng mới dành cho các thiết bị đeo được. Mặc dù các fitness band (vòng đeo theo dõi sức khoẻ) vẫn có thể hoạt động với hệ thống mới, bạn cũng nên mong đợi rằng I/O lần này sẽ là bữa tiệc ra mắt của các dòng đồng hồ thông minh. Theo đánh giá của The Verge, Moto 360 chính là sản phẩm thú vị nhất nhưng có lẽ LG G Watch mới là nhân vật chính của sự kiện lần này, và nhiều khả năng sẽ thu hút sự chú ý nhiều nhất từ người tham dự. Android Wear cho phép những thông báo theo phong cách Google Now, cũng như cảnh báo, chỉ đường thời gian thực và điều khiển bằng giọng nói hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó chính là sự xuất hiện của Google Fit, câu trả lời của gã khổng lồ tìm kiếm đối với HealthKit từ Apple, với những thiết bị đeo được hỗ trợ có thể sẽ được giới thiệu trong tương lai. Và cuối cùng nhưng cũng không kém phần ấn tượng, những tin đồn gần đây chỉ ra rằng Samsung có thể sẽ ra mắt một chiếc đồng hồ thông minh sử dụng Android Wear ngay trong tuần này.
Phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Android

Mặc dù chúng ta không ai chắc rằng Google sẽ ra mắt một phiên bản mới của hệ điều hành Android vào lúc nào, tuy nhiên có lẽ cũng sắp đến. Đã gần ba năm kể từ Android 4.0 Ice Cream Sandwich ra mắt với giao diện được thiết kế lại hoàn toàn và Android 4.4 KitKat cũng đã xuất hiện từ tháng 10 năm ngoái. Nếu một phiên bản mới của Android xuất hiện tại I/O, nó có thể bắt đầu bằng một chữ L (Lollipop, kẹo mút, là một khả năng không nhỏ). Thế nhưng, các dấu hiệu cho thấy Google có vẻ như muốn để dành bom tấn vào cuối năm và một bản nâng cấp nhỏ cho hệ điều hành cực kỳ phổ biến của hãng là tất cả những gì mà chúng ta sẽ thấy tại I/O 2014. Và cũng đừng bất ngờ nếu bạn nghe Google nhắc đến khá nhiều về doanh nghiệp, bởi lẽ đây chính là mảng mà họ đang phải rượt đuổi theo các đối thủ.
Cho dù là phiên bản nâng cấp lớn của Android có xuất hiện hay không, các tiết lộ từ trang Android Police cho phép chúng ta mong chờ một sự cải tiến rất lớn về mặt hình ảnh. Chi tiết vẫn chưa rõ, tuy nhiên dấu hiệu là khá mạnh mẽ và nhiều khả năng một giao diện người dùng mới sẽ đem các ứng dụng web của Google đến gần hơn với các ứng dụng của Android. Nâng cấp này được đồn là dựa trên một thiết kế framework mang tên “Quantum Paper”. Sự thay đổi giao diện thậm chí có thể được sao chép bởi một tính năng được giới công nghệ biết đến với cái tên “Hera”, câu trả lời của Android với tính năng Extension trong iOS 8. Sự khác biệt ở đây là nó sử dụng công nghệ web cho phép sự tương tác tốt hơn giữa các ứng dụng (và nội bộ của chúng) với nhau.
Android TV sẽ được làm mới

Chiến lược tấn công mảng TV của Google cho đến thời điểm này có thể xem là khá thất vọng. Google TV thất bại thảm hại và gã khổng lồ tìm kiếm chỉ có thể gỡ gạc lại một chút danh dự từ thành công của ChromeCast. Thế nhưng, đây cũng chính là chìa khóa giúp hãng đi tới thành công. Dựa vào ChromeCast, Google đã công bố Android TV. Một phiên bản khác của Android TV cũng đã được trình diễn tại CES 2014. Đó chính là chiếc set-top box Pulse Pro của Hisense, được công bố là tích hợp hệ điều hành Android 4. Đây là dấu hiện cho thấy Google đang có kế hoạch hỗ trợ các set-top box truyền thống thay vì chỉ tích hợp vào trong TV, con đường đã khiến họ thất bại khá thảm hại trong thời gian đầu. Việc xuất hiện cả Chromecast lẫn Android TV trên thị trường có làm người tiêu dùng bị rối hay không vẫn là câu hỏi mở. Tuy nhiên, hy vọng rằng Google đã nhận ra triết lý càng đơn giản càng tốt đối với các thiết bị trong phòng khách của chúng ta.
Android tích hợp vào ô tô

Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thấy Android xuất hiện trên điện thoại, cổ tay, mặt và TV, nhưng đó chỉ mới là sự khởi đầu. Mục tiêu tiếp theo của Google chính là xe hơi của bạn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã mở ra Open Automotive Alliance vào tháng 1 vừa qua, với sự tham gia của các ông lớn như GM, Honda, Audi cùng rất nhiều thương hiệu khác. Hiện nay, dấu hiệu cho thấy hãng đang phát triển một hệ thống cho phép điều khiển điện thoại từ dashboard của xe ô tô, tương tự như cách CarPlay của Apple hoạt động như một bộ điều khiển từ xa. Cuộc chiến trên ô tô đã bắt đầu và hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị.
Thiết bị tự động hóa trong nhà trở thành trọng tâm

Android@Home là một nhóm của Google tập trung vào các thiết bị tự động trong nhà. Vắng mặt trong thời gian gần đây, có khả năng Android@Home sẽ trở lại tại I/O lần này với những tuyên bố mới. Bộ phận Nest mới toanh của Google vừa qua đã thâu tóm lại Dropcam, một hãng phát triển hệ thống camera theo dõi trong gia đình với giá đến 555 triệu USD là dấu hiệu cho thấy Google vẫn đang tiến hoạch xây dựng ngôi nhà thông minh của mình. Mặc dù vậy, vẫn còn quá sớm để chúng ta thấy được ứng dụng thực tiễn của chúng và Nest vẫn đang hoạt động như là một bộ phận độc lập trong Google. Thế nhưng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi.
Google Glass cần được thương mại hóa

Google Glass không phải là cái tên xa lạ trong giới công nghệ, ngặt nỗi hiện nay nó không dành cho những người tiêu dùng bình thường. Cái giá 1.500 USD kết hợp thiết kế “quê mùa” khiến không ít người phải chùng bước khi muốn sở hữu thiết bị này. Nhóm Glass đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong năm ngoái và họ đang làm việc để ra mắt những thiết kế mới cũng như ứng dụng dành cho Google Glass. Vấn đề còn lại là Google thật sự nên đưa sản phẩm này ra khỏi giai đoạn thử nghiệm và ra mắt chính thức nó. Điều này không nhất thiết phải xảy ra tại I/O nhưng ít nhất gã khổng lồ tìm kiếm nên cho giới công nghệ một cái hẹn, vì ai cũng biết là chờ đợi mà không biết điểm dừng là rất khó khăn.
Android Silver

Dự án Nexus đã tạo ra khá nhiều chiếc điện thoại tuyệt vời, nhưng không có bất kỳ sản phẩm nào đạt được thành công về mặt thương mại. Nếu như tin đồn về dự án Android Silver là sự thật, mọi chuyện có lẽ sẽ được thay đổi. Ý tưởng của Silver là cho phép Google hỗ trợ một chiếc điện thoại đầu bảng nào đó sử dụng phiên bản Android mới nhất với độ tùy biến tối thiểu. Điều này đồng nghĩa với việc cửa hàng của các nhà bán lẻ cũng như nhà mạng sẽ bán những dòng điện thoại cao cấp mà không phải chịu áp lực từ các hãng sản xuất cũng như nhà mạng. Tin đồn cho thấy rằng dự án này có thể sẽ chưa khởi động cho đến tận năm sau, vì vậy công bố tại I/O 2014 có lẽ là hơi quá vội vàng.
Nexus tablet sẽ không xuất hiện

Một phiên bản hệ điều hành Android, nếu nó được giới thiệu, thường sẽ đi kèm theo một thiết bị phần cứng – lần này có lẽ là một chiếc tablet Nexus. Nexus 10 bắt đầu trở nên già cỗi và giới công nghệ hứa hẹn sẽ chứng kiến một làn gió mới: máy tính bảng Nexus với màn hình 8.9 inch. Được thay phiên nhắc tới với tên mã là "Flounder" và "Volantis," cũng như được cho là sản xuất bởi HTC, thiết bị này hứa hẹn sẽ sở hữu lớp vỏ bằng nhôm cùng phong cách thiết kế sẽ mang nhiều nét giống Nexus 5. Bên cạnh đó, nó có thể sẽ được trang bị chipset cực mạnh Nvidia Tegra K1, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự chú ý từ game thủ. Thật không may là các tin đồn cho thấy phải đến Quý 4 thì Google mới ra mắt nên khả năng thiết bị này xuất hiện tại I/O là khá thấp.
Chrome OS thân thiện hơn với cảm ứng

Chromebook đang tiến rất gần đến việc trở thành chiếc máy tính chính đối với một số người, nhưng hệ điều hành của nó vẫn còn cần phải cải tiến rất nhiều để có thể cạnh tranh cùng Windows hay Mac OS X. Mỗi năm, trang The Verge đều hỏi Sundar Picahi của Google rằng liệu hãng có đem Android và Chrome OS đến gần nhau hơn hay không và theo đánh giá của họ, năm nay khả năng nó xảy ra là cao hơn bao giờ hết.
Cơ sở của điều này chính là giao diện “Quantum Paper”. Tin đồn cho thấy một dự án mang tên “Project Athena” cuối cùng cũng giúp Chrome OS trở nên thân thiện hơn với điều khiển cảm ứng. Cùng với việc trên thị trường hiện nay có vô số Chromebook tích hợp màn hình cảm ứng, đây là điều không thể không đến sớm hơn được. Thêm vào đó chính là sự xuất hiện của bộ framework thế hệ mới “Polymer” cải thiện các ứng dụng web. Google đã đưa ra một số gợi ý về Polymer tại I/O năm ngoái và năm nay, chúng ta có thể trông đợi để hiểu thêm về ý nghĩa của nó.
Google+ cần được chú trọng hơn

Mặc dù có khá nhiều fan, Google+ vừa có một năm khó khăn. Đây là mạng xã hội mà người yêu cũng nhiều mà người ghét cũng không ít, một phần chủ yếu là do chiến lược tương đối phản cảm của Google muốn biến nó thành xương sống trong hệ sinh thái của mình. Bên cạnh đó, sự ra đi của trưởng nhóm phát triển Google+ là Vic Gindotra cũng như đồng sáng lập Sergey Brin thừa nhận ông không nên tham gia dự án đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình tượng của mạng xã hội này. Điểm sáng duy nhất trong bức tranh ảm đạm của Google+ chính là hình ảnh. Google cho phép tự động tải lên cũng như hàng loạt tính năng khá tiện lợi đối với hình ảnh của bạn, biến Google+ trở thành một kho lưu trữ hình rất tuyệt vời. Nó luôn là một điều khó khăn để hiểu được thực sự Google+ là gì và chúng ta sẽ rất hạnh phúc nếu như Google cuối cùng cũng làm rõ vấn đề này tại I/O năm nay, dù khả năng xảy ra là rất thấp. Ít nhất thì nếu Google Photos được cải tiến cũng như Google không ép buộc người dùng phải xài Google+ thì có lẽ như vậy cũng đủ.
Những dự án kỳ cục của Google
Ngoài những dự án nổi tiếng đã quá quen thuộc, Google còn rất nhiều những dự án khá điên khùng mà số lượng chúng ta có lẽ cũng không đếm xuể. Project Ara là một chiếc điện thoại xếp hình. Project Tango là chiếc tablet có thể tái tạo 3D lại một căn phòng. Google Fiber đem đường truyền tốc độ cao đến khắp nơi trên nước Mỹ. Google Glass đưa nguyên cả một chiếc máy tính lên mặt bạn. Project Loon phát triển những chiếc bóng bay cung cấp internet trên khắp thế giới. Caloco muốn đánh lừa cái chết. Google mua lại hãng chế tạo Robot cho quân đội, nghiên cứu trí thông minh nhân tạo và phát triển chiếc ô tô tự lái siêu dễ thương. Và đó chỉ là một số ít dự án của Google mà chúng ta biết hiện nay.
Các câu hỏi sẽ được giải đáp phần nào tại sự kiện I/O năm nay, diễn ra vào 25/6 sắp tới. Mời bạn đón theo dõi.
Theo The Verge